Tàu thăm dò Parker của Mỹ lần đầu tiên trong lịch sử chạm vào Mặt trời

The Sun (ảnh minh họa) - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.12.2021
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Tàu thăm dò Mặt trời Parker của NASA lần đầu tiên "chạm" vào Mặt trời, thiết bị bắt đầu di chuyển trong vành nhật hoa, cơ quan vũ trụ Hoa Kỳ cho biết.
"Lần đầu tiên trong lịch sử một con tàu vũ trụ đã chạm vào Mặt trời. Tàu thăm dò Mặt trời Parker của NASA hiện đang ở trong lớp khí quyển phía trên của Mặt trời là vành nhật hoa, sau khi đo các hạt và từ trường trong đó", - NASA cho biết.
Theo đánh giá của NASA liên quan đến việc đưa thiết bị vào vành nhật hoa, đây "là một giai đoạn quan trọng mới trong chuyến bay của tàu vũ trụ và là một bước tiến phi thường trong nghiên cứu về Mặt trời".
"Giống như việc hạ cánh (đưa con người) lên Mặt trăng cho phép các nhà khoa học hiểu cách Mặt trăng được hình thành, việc chạm vào tầng vật chất cấu tạo nên Mặt trời sẽ giúp các nhà khoa học có được thông tin quan trọng về tinh cầu gần nhất và ảnh hưởng của nó đối với Thái dương hệ chúng ta", - NASA khẳng định.
vũ trụ - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.06.2020
NASA công bố video «cuộc sống 10 năm của Mặt trời»

Tàu thăm dò Parker Solar Probe của Mỹ

Tàu thăm dò Mặt trời Parker, được đặt theo tên của nhà vật lý thiên văn Eugene Parker, được phóng lên từ Trái đất vào tháng 8/2018, đến tháng 11 cùng năm tàu đã thành công tiếp cận Mặt trời ở khoảng cách 24 triệu km và truyền tín hiệu đầu tiên về Trái đất. Parker đã trở thành con tàu đầu tiên do con người tạo ra đến gần Mặt trời nhất, phá kỷ lục 26 triệu dặm (41,8 triệu km) do tàu thăm dò Helios 2 của Đức-Mỹ nắm giữ.
Tàu Parker Solar Probe được trang bị một loạt các thiết bị bố trí dưới một tấm chắn nhiệt khổng lồ giúp bảo vệ tàu khỏi bị "bỏng nắng", gồm một camera, một công cụ đo từ trường và điện trường trong bầu khí quyển Mặt trời và hai công cụ để đo và quan sát các hạt gió Mặt trời... Theo tính toán của các nhà chế tạo, trong vòng bảy năm thực hiện sứ mệnh con tàu dự kiến sẽ thực hiện 24 vòng quỹ đạo bay quanh Mặt trời.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала