WB, HSBC: Đừng nghi ngờ khả năng của Việt Nam, nhất là nền kinh tế

© Ảnh : Bùi Giang -TTXVNCông ty TNHH Tainan Enterprises Việt Nam (Khu kinh tế Bình Hiệp, Kiến Tường, Long An) đã hoạt động 100% công suất để hoàn thành các đơn đặt hàng
Công ty TNHH Tainan Enterprises Việt Nam (Khu kinh tế Bình Hiệp, Kiến Tường, Long An) đã hoạt động 100% công suất để hoàn thành các đơn đặt hàng - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.12.2021
Đăng ký
Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB) vừa phát hành báo cáo cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô tháng 12/2021 của Việt Nam, qua đó nhận định, nền kinh tế đang được cải thiện, phục hồi mạnh mẽ.
Ngân hàng HSBC cho rằng, nền kinh tế có thể lấy lại đà tăng trưởng GDP 6,8% năm 2022 và không nên nghi ngờ vào khả năng của Việt Nam cũng như quyết tâm của người dân trong việc đạt các mục tiêu thử thách bản thân, kể cả về kinh tế.

WB: Kinh tế Việt Nam đang được cải thiện

Trong báo cáo mới nhất, WB khẳng định, tình hình kinh tế Việt Nam đang được cải thiện và Chính phủ cần hỗ trợ về chính sách tài khóa nhằm thúc đẩy nhu cầu từ khu vực tư nhân cũng như giúp hồi phục kinh tế.
Cụ thể, bản tin cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 12/2021 của Ngân hàng Thế giới cho biết, sau khi Chính phủ gỡ bỏ các hạn chế đi lại từ đầu tháng 10, số ca nhiễm Covid-19 mới tăng lên nhanh chóng, vượt qua cả con số được ghi nhận trong quý 3/2021.
Việt Nam ghi nhận nhiều ca nhiễm mới hơn, số ca tử vong mới cũng tăng lên. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong trên tổng số ca nhiễm giảm từ 2,5% trong tháng 9 xuống 2,0% trong tháng 12.
“Xu hướng giảm này, rất có thể xuất phát từ hiệu quả của chiến dịch triển khai tiêm vaccine nhanh chóng (của Việt Nam)”, theo WB.
IMF - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.10.2021
IMF nghĩ khác về kinh tế Việt Nam so với WB
Báo cáo cũng Ngân hàng Thế giới cho biết, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,5% trong tháng 11 (so với tháng trước), một phần nhờ các hoạt động kinh tế được khôi phục ở các tỉnh thành phía Nam, bao gồm cả ở TP.HCM (tăng 13,3% so tháng trước).
Với sự phục hồi mạnh mẽ trong tháng 11, chỉ số sản xuất công nghiệp đã vượt mức được ghi nhận cùng kỳ năm trước. Trong đó, các ngành hàng năng động nhất là sản xuất, chế biến thực phẩm, thuốc lá, dệt may, cao su, nhựa plastic, kim loại (đều ghi nhận mức tăng trưởng 2 con số so với cùng kỳ năm ngoái). Đặc biệt, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính, sản phẩm quang học của Việt Nam cũng tăng trưởng tốt với mức 8,5% so với cùng kỳ 2020.
Trong báo cáo cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô tháng 12 của Việt Nam, Ngân hàng Thế giới cũng cho biết, chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) trong lĩnh vực chế biến, chế tạo đạt mức 52,2 trong tháng 11, tương đương với tháng 10 và cao hơn ngưỡng trung tính 50,0.
“Điều này cho thấy tiếp tục có sự cải thiện về tình hình kinh tế”, WB khẳng định.

Việt Nam xuất siêu 1,46 tỷ USD

Theo dữ liệu của WB, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 6,2% trong tháng 11 (so với tháng trước), nhờ nhu cầu trong nước tiếp tục phục hồi. Mặc dù vậy, chỉ số này vẫn thấp hơn 12,2% so với mức ghi nhận vào tháng 11/2020.
Đồng thời, so với bán lẻ hàng hóa (tăng 5,2% so tháng trước), doanh thu dịch vụ tiêu dùng bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi các biện pháp giãn cách xã hội trong đợt giãn cách quý III, nhưng cũng phục hồi mạnh mẽ hơn sau khi các biện pháp này được gỡ bỏ (tăng 12,5% so tháng trước). Tuy nhiên, cả hai vẫn thấp hơn so với cùng kỳ 2020.
© Sputnik / Anastasia GrishinaMua bán đồ trang trí Giáng sinh và quà lưu niệm trên đường phố Hà Nội
Mua bán đồ trang trí Giáng sinh và quà lưu niệm trên đường phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.12.2021
Mua bán đồ trang trí Giáng sinh và quà lưu niệm trên đường phố Hà Nội
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cũng cho hay, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 45% trong tháng 11 (so tháng trước), tháng tăng thứ hai kể từ tháng 5.
Ngoài ra, số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cũng tăng, nhưng với tốc độ chậm hơn so với số lượng doanh nghiệp gia nhập. Đồng thời, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động cao hơn số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn.
“Cải thiện chung về tình hình đăng ký doanh nghiệp có thể nhờ giảm được những chậm trễ trong hoạt động đăng ký thành lập mới và giải thể doanh nghiệp do giãn cách gây ra”, WB nhận định.
Thặng dư thương mại đạt 1,3 tỷ USD trong tháng 11 nhờ xuất khẩu hàng hóa tăng tốc từ tăng trưởng 6,1% (so cùng kỳ năm trước) trong tháng 10 lên đến 26,5% (so cùng kỳ năm trước) trong tháng 11, cao hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu (24,1% so cùng kỳ năm trước).
Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt mức cao kỷ lục 31,9 tỷ USD, giúp thặng dư cán cân thương mại được duy trì tháng thứ hai liên tiếp.
Tính từ đầu năm đến nay, Việt Nam xuất siêu 1,46 tỷ USD. Ngân hàng Thế giới nhận định, xuất khẩu đạt kết quả vững chắc có thể do các hoạt động chế biến, chế tạo được khôi phục, nhất là ở các ngành hàng công nghệ cao.
Thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.10.2021
Kinh tế Việt Nam sẽ có ‘cú lội ngược dòng’ ngoạn mục?
Về đối tác thương mại, sau 2 tháng suy giảm, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ của Việt Nam đã phục hồi lại vào tháng 10 (tăng 3,1% so cùng kỳ năm trước) và dự kiến được củng cố trong tháng 11 (tăng 13,8% so cùng kỳ năm trước), đạt khoảng 8 tỷ USD.
Tốc độ tăng xuất khẩu sang Trung Quốc của Việt Nam cũng được nâng từ 4,8% (so cùng kỳ năm trước) trong tháng 10 lên 11,7% (so cùng kỳ năm trước) trong tháng 11, đạt 6 tỷ USD.
Kinh tế có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ cũng kéo vốn FDI đăng ký tăng 71,2% trong tháng 11 (so tháng trước) sau khi giảm trong tháng 10 nhờ đầu tư vào các lĩnh vực chế biến, chế tạo phục hồi (tăng 40,2%).
Tính chung 11 tháng đầu năm, Việt Nam đã thu hút được 26,5 tỷ USD vốn FDI đăng ký, tương đương với con số cùng kỳ năm 2020. Giải ngân vốn FDI tiếp tục phục hồi sau khi giảm mạnh trong quý III (tăng 4,3% trong tháng 11 so với tháng trước), nhưng vẫn chưa quay lại mức ghi nhận năm trước đó.
Về chỉ số giá tiêu dùng (CPI), sau 2 tháng giảm, WB cho biết, CPI đã tăng 0,3% trong tháng 11 (so với tháng trước).
“Xu hướng này một phần phản ánh chi phí nhóm giao thông cao hơn (3,1% so tháng trước) do giá nhiên liệu tăng cao, nhu cầu trong nước về các sản phẩm ngoài lương thực, thực phẩm đang phục hồi và chi phí logistic gia tăng”, WB lý giải.
Ở khía cạnh tích cực, giá lương thực, thực phẩm vẫn theo xu hướng giảm, giảm 0,2% so với tháng trước nhờ chuỗi cung ứng được duy trì ổn định.
Ngoài ra, so với cùng kỳ năm trước, CPI đã tăng 2,1%, nhỉnh hơn so với tháng 10. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh, mức này vẫn thấp hơn nhiều so với mục tiêu 4,0% của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hay Quốc hội giao.
Thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.11.2021
FDI: Có lý do để nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục rót tiền vào Việt Nam

Ngân sách, nợ Chính phủ, chính sách tài khóa

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 13,9% trong tháng 11 (so cùng kỳ năm trước), tương đương với mức tăng trong tháng 10 và tháng 9.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng này cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa, qua đó cung cấp thanh khoản dồi dào để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng.
Với tín dụng tăng trưởng ổn định, lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng được giữ ở mức bình quân 0,63%, tương đương với lãi suất trong tháng 10 và tháng 9.
Ngân hàng Thế giới cũng cho biết, Chính phủ Việt Nam tiếp tục chính sách tài khóa thắt chặt. Tính đến cuối tháng 11, thặng dư ngân sách tăng lên mức 120,3 nghìn tỷ đồng (5,2 tỷ USD) nhờ bội thu 45,4 nghìn tỷ đồng (2,0 tỷ USD) trong tháng 11.
© AFP 2023 / Hoang Dinh NamViệt Nam đồng.
Việt Nam đồng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.12.2021
Việt Nam đồng.
Tổng thu ngân sách tháng 11 ước tăng 12,3% (so tháng trước) và 33,4% (so cùng kỳ năm trước) một phần do một số khoản thuế và tiền thuê đất đã hết thời hạn được gia hạn. Trong 11 tháng đầu năm, tổng thu đã vượt dự toán năm 2021 (cao hơn 3,4%).
Tổng chi ngân sách tăng 9,4% trong tháng 11 (so cùng kỳ năm trước), lần tăng đầu tiên kể từ tháng 4/2021, nhờ đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công (tăng trên 150% so cùng kỳ năm trước).
Mặc dù vậy, tổng chi ngân sách trong 11 tháng đầu năm vẫn thấp hơn 7,4% so cùng kỳ năm trước và đạt 75,2% dự toán. Chi ngân sách giảm do cả chi thường xuyên và chi đầu tư đều giảm (lần lượt 5,8% và 12,3% so cùng kỳ năm trước).
Chính phủ vay 26,2 nghìn tỷ VND (tương đương khoảng 1,1 tỷ USD) trên thị trường nội địa trong tháng 11, nâng tổng vay nợ tính từ đầu năm lên 290,6 nghìn tỷ đồng (12,5 tỷ USD), tương đương 83,0% kế hoạch.
TP Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.07.2021
Làn sóng Covid-19 thứ tư đe dọa mức tăng trưởng GDP thần kỳ của Việt Nam
Nhờ thanh khoản dồi dào, chi phí vay nợ tiếp tục được giữ ở mức thấp, với lãi suất Trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 10 năm trên thị trường sơ cấp giảm nhẹ xuống còn 2,07% vào cuối tháng 11.
Tuy nhiên, theo WB, Việt Nam cần chú ý tới chính sách sống chung với Covid-19, đòi hỏi các cấp có thẩm quyền phải tiếp tục thận trọng và hành động nhanh chóng. Báo cáo chỉ rõ, mặc dù tỷ lệ tử vong trên tổng số ca nhiễm đang theo xu hướng giảm, nhưng số ca nhiễm mới đang gia tăng nhanh chóng.
“Chính vì vậy, bên cạnh việc tiếp tục đẩy nhanh chiến dịch tiêm vaccine, các biện pháp thận trọng về giãn cách xã hội, xét nghiệm và cách ly y tế vẫn có vai trò quan trọng để tránh dẫn đến một làn sóng lây nhiễm mới, ảnh hưởng đến sinh mạng và buộc phải áp dụng các biện pháp hạn chế mới”, WB lưu ý.
Về chính sách tài khóa, trong thời gian tới, theo Ngân hàng Thế giới, rõ ràng cần hỗ trợ thúc đẩy cầu từ khu vực tư nhân để giúp khôi phục kinh tế trong nước và đóng góp cho tăng trưởng.
Theo WB, hướng đi cần thiết để phục vụ mục tiêu này là hỗ trợ tài chính cho người lao động và hộ gia đình bị ảnh hưởng.
Với dư địa tài khóa hiện có và những khó khăn được ghi nhận trong thực hiện chi ngân sách năm 2021, Chính phủ có thể cân nhắc các biện pháp về thu ngân sách để hỗ trợ tổng cầu trong nước.
“Đó có thể là giảm thuế giá trị gia tăng trong năm 2022 để hỗ trợ tiêu dùng tư nhân. Cần tiếp tục theo dõi sát khu vực tài chính”, báo cáo của Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trả lời nhóm vấn đề lĩnh vực kế hoạch và đầu tư - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.11.2021
Có căn cứ để Việt Nam thực hiện mục tiêu tăng trưởng hơn 6% năm 2022?

Đừng nghi ngờ Việt Nam: Kinh tế có thể đạt tăng trưởng 6,8% năm 2022

Ngoài Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng HSBC cũng đã công bố báo cáo, dự báo về kinh tế và lạm phát cũng như một khuyến nghị chính sách cho Việt Nam năm 2022.
Theo Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam Tim Evans, 2021 là năm đặc biệt, Việt Nam đã khởi đầu tốt trong quý I, nhưng nền kinh tế sau đó lại bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh Covid-19 với biến chủng Delta. Các chỉ số GDP Quý 3 thấp kỷ lục, mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam công bố số liệu GDP.
“Tuy nhiên, tình huống tồi tệ nhất đã ở phía sau”, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam khẳng định.
Đối với dự báo năm 2022, bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC trước đó nhận định, kinh tế Việt Nam có thể lấy lại nhịp tăng trưởng GDP ở mức 6,8%.
Ông Tim Evans cho rằng, động lực tăng trưởng chủ yếu của Việt Nam sẽ nhờ đầu tư FDI mạnh mẽ trở lại, tập trung nhiều vào lĩnh vực sản xuất.
“Điều này sẽ thúc đẩy xuất khẩu cho Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh các hiệp định tự do thương mại mà Việt Nam ký trong vòng hai năm qua bắt đầu mang lại trái ngọt”, lãnh đạo HSBC bày tỏ.
Cũng theo HSBC, tầng lớp trung lưu tiếp tục mở rộng và cụ thể là tầng lớp giàu ngày một gia tăng sẽ thúc đẩy tiêu dùng. Nhờ vậy, lĩnh vực tiêu dùng thay đổi tích cực, bởi người Việt Nam bắt đầu chi tiêu mạnh tay hơn cho giải trí và du lịch.
Những dự án điện gió với kỳ vọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội - du lịch cho Gia Lai - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.10.2021
Giảm điện than, dừng nhà máy hạt nhân, Việt Nam chọn LNG và năng lượng tái tạo
Ông Tim Evans cho rằng, cơ sở hạ tầng mới đưa vào sử dụng cũng sẽ tiếp tục tiếp thêm nhiên liệu cho các hoạt động kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực tái tạo, năng lượng xanh sau khi chính phủ Việt Nam đã ra những tham vọng lớn sau Hội nghị COP26 vừa qua. Theo phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính, mục tiêu hướng đến của Việt Nam là đến năm 2045, năng lượng tái tạo sẽ chiếm tới 75% tổng năng lượng sản xuất trong nước. HSBC đánh giá đây tất nhiên là một mục tiêu rất tham vọng.
“Nhưng nếu theo dõi tình hình ở Việt Nam thường xuyên, chúng ta sẽ hiểu vì sao không nên hoài nghi khả năng của Việt Nam và người dân trong việc đạt những mục tiêu, thử thách họ đặt ra cho bản thân, đất nước”, lãnh đạo HSBC lưu ý.
Các chuyên gia của HSBC lưu ý Chính phủ Việt Nam theo dõi sát giá năng lượng tăng cao, hệ quả kéo theo là chi phí vận chuyển gia tăng nhanh chóng, dẫn đến lạm phát trong nước, cùng với đó là những tác động tiêu cực cho nền kinh tế tương lai.
Trong đó, bất ổn nhất vẫn là Covid-19. Ông Tim Evans cho rằng, bất kỳ đợt bùng dịch nào cũng cần được kiểm soát bằng giải pháp hạn chế hoặc giãn cách khoanh vùng thay vì áp dụng trên diện rộng như nhiều nước đã triển khai trong năm 2021 và để lại hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала