Hải Phòng và mục tiêu đóng góp 8,2% vào GDP cả nước đến năm 2030

© Ảnh : TTXVN - Dương GiangThủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát Khu bến cảng Lạch Huyện (Hải Phòng)
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát Khu bến cảng Lạch Huyện (Hải Phòng) - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.12.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND thành phố Hải Phòng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc phát triển hạ tầng cảng biển, logistics. Đồng thời, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đánh giá cao mục tiêu xây dựng và phát triển của thành phố đến năm 2030, Hải Phòng sẽ đóng góp 8,2% vào GDP cả nước đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
Ngày 19/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Chính phủ đã làm việc với cán bộ chủ chốt của TP. Hải Phòng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
Đoàn công tác của Chính phủ bao gồm Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Lê Huy Vịnh và đại diện một số bộ ngành.
Phía lãnh đạo thành phố có Bí thư Thành ủy Hải Phòng Trần Lưu Quang.

Đưa vị trí của cảng Lạch Huyện đứng 'top' đầu thế giới

Trước khi có buổi làm việc tại Hải Phòng , đoàn công tác của Chính phủ và Thủ tướng đã có mặt tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và tới thăm cảng Cái Mép Hạ. Người đứng đầu Chính phủ cho biết, cần khẩn trương biến khu vực cảng Cái Mép-Thị Vải trở thành trung tâm Logistics lớn của khu vực và thế giới.
Chính vì thế, một trong những vấn đề được các đại biểu rất quan tâm trong chuyến công tác và buổi làm việc của Thủ tướng là phát triển hạ tầng cảng biển, logistics tại Hải Phòng.
Logo LG ở Seoul - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.09.2021
Hải Phòng kiểm soát dịch Covid-19 tốt, LG đầu tư "mạnh tay"
Thủ tướng nêu rõ, thời gian qua, do tác động của dịch bệnh, hoạt động vận tải giao thông trên toàn cầu bị ảnh hưởng, chi phí logistics bị đẩy lên, ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước.
Tuy nhiên, với sự phát triển của nền kinh tế và trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, tham gia 17 FTA, nhu cầu vận tải hàng hóa ngày càng lớn. Trong đó, đường biển là hình thức vận tải hàng hóa rẻ nhất và cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động giao thương hàng hóa quốc tế của Việt Nam.
Thủ tướng nhấn mạnh về việc phát triển hạ tầng giao thông vận tải nói chung và đường biển nói riêng là yêu cầu cấp bách để giải phóng, huy động mọi nguồn lực cho phát triển:
"Bảo đảm duy trì chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hóa, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa, doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế nhanh, bền vững".
Hải Phòng cũng là địa phương có hệ thống cảng biển lớn nhất miền Bắc với cảng container quốc tế Lạch Huyện. Thủ tướng yêu cầu phát triển hệ thống cảng theo hướng hiện đại, thông minh và xanh, đấy mạnh chất lượng nguồn nhân lực để tiết kiệm chi phí, giảm nhân lực, chống tiêu cực, phục vụ khách hàng 24/24.
© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát Khu bến cảng Lạch Huyện (Hải Phòng)
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát Khu bến cảng Lạch Huyện (Hải Phòng) - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.12.2021
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát Khu bến cảng Lạch Huyện (Hải Phòng)
Đáng chú ý, Thủ tướng đề nghị trên cơ sở "đẩy mạnh hợp tác công tư, không trông chờ ngân sách nhà nước".
Cụ thể, các doanh nghiệp đẩy mạnh việc hoàn thành sớm các dự án xây dựng bến mới tại Lạch Huyện với hạ tầng giao thông đi cùng, còn vốn nhà nước sẽ đầu tư cho các dự án kết nối cảng với hệ thống giao thông chung. Về vấn đề này, Thủ tướng giao Bộ Giao thông "đẩy mạnh phân quyền, phân cấp cho các địa phương trong quản lý các cảng nội địa".
Từ đó hướng tới mục tiêu nâng cao vị thế cảng Lạch Huyện, không chỉ dừng lại trong nhóm 20 cảng lớn trên thế giới.

'Hải Phòng cần phát triển hơn nữa để xứng tầm với tiềm năng'

Tại cuộc làm việc, các ý kiến đều đánh giá cao vị trí, vai trò chiến lược và tiềm năng, lợi thế phát triển rất lớn của Hải Phòng, khẳng định giai đoạn 2015-2020, thành phố phát triển vượt bậc trên nhiều lĩnh vực.
Theo đó, thành phố đã đạt tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 13,94%/năm, gấp 1,3 lần mục tiêu đề ra, gấp 2,06 lần tốc độ tăng trưởng chung của cả nước. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội gấp 3 lần giai đoạn trước; tổng nguồn lực cho hạ tầng giao thông đạt gần 44.000 tỷ đồng, gấp 1,82 lần giai đoạn trước, cùng với các địa phương bên cạnh hoàn thành nhiều công trình giao thông quan trọng, mở rộng không gian phát triển của vùng.
Như Sputnik đã nhiều lần đưa tin, trong năm 2021, Hải Phòng là một trong những thành phố thực hiện rất quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch và khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội.
Đặc biệt ở chiến dịch tiêm chủng được thực hiện sớm, không e ngại vaccine, tới nay tỷ lệ người trên 18 tuổi tiêm đủ 2 mũi đạt hơn 86% và hơn 98% trẻ em từ 12-17 tuổi đã tiêm mũi 1.
Vaccine Vero Cell của Sinopharm được sử dụng tiêm chủng tại điểm tiêm số 1 Huyền Trần Công Chúa (Quận 1). - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.09.2021
Đại dịch COVID-19
Hải Phòng không 'ngại' vaccine Sinopharm, tiếp tục 'mượn thêm' từ TP.HCM
Tăng trưởng kinh tế (GRDP) cao, ước 12,38%, nằm trong nhóm dẫn đầu các địa phương trên cả nước. Tổng thu ngân sách ước đạt hơn 90.000 tỷ đồng, vượt dự toán. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 18,5%; kim ngạch xuất khẩu đạt 25,11 tỷ USD, tăng 23,19%. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ước đạt 3,13 tỷ USD, tăng 91,44% so với cùng kỳ, vượt kế hoạch đề ra, nằm trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, xây dựng Đảng tiếp tục được quan tâm, đạt nhiều kết quả tích cực.
Tại buổi làm việc ngày 19/12, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đánh giá cao lãnh đạo Hải Phòng đã xác định trúng các nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, nhất là trong phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn.
Phó Thủ tướng góp ý và nhấn mạnh, muốn làm nhanh thì phải làm chắc, làm đúng, thành phố phải tập trung rất cao, đột phá toàn diện, liên tục trong các năm tiếp theo trên các lĩnh vực mới.
"Có thể đạt được mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; theo đó năm 2030, Hải Phòng đóng góp 8,2% vào GDP cả nước", Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhắc lại.
Ngay sau đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, ông cơ bản đồng tình cao với các kiến nghị của Hải Phòng theo hướng tháo gỡ cơ chế chính sách, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao tính chịu trách nhiệm và chủ động, sáng tạo của Hải Phòng.
© Ảnh : TTXVN - Dương GiangThủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo chủ chốt thành phố Hải Phòng
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo chủ chốt thành phố Hải Phòng - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.12.2021
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo chủ chốt thành phố Hải Phòng
Ông yêu cầu lựa chọn một số việc khả thi, đủ thời gian, nguồn lực, năng lực, điều kiện để triển khai hiệu quả. Thủ tướng lưu ý, Hải Phòng cần phát triển các khu công nghiệp lớn theo mô hình 5 trong 1 (phát triển đồng bộ công nghiệp, dịch vụ, thành phố thông minh, đặc biệt coi trọng cơ sở hạ tầng y tế và giáo dục…).
Đồng thời, "nhắc nhở" Hải Phòng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và sự đầu tư của Trung ương. Việc phát triển văn hóa chưa ngang tầm với kinh tế - xã hội và các lĩnh vực khác.
Thủ tục hành chính, năng lực quản trị, điều hành còn có những hạn chế, hiệu quả quản trị hành chính công và công tác chuyển đổi số của thành phố cần được cải thiện, nhiều chỉ số như hiệu quả quản trị và hành chính công, ứng dụng công nghệ thông tin, mức độ chuyển đổi số còn ở vị trí khiêm tốn trên bảng xếp hạng cả nước.
Thủ tướng đề nghị Hải Phòng cần phát triển hơn nữa để tương xứng với tiềm năng của mình.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала