- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

‘Hộ chiếu vaccine’ của Việt Nam

© Depositphotos.com / SYNELHộ chiếu
Hộ chiếu - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.12.2021
Đăng ký
Việt Nam đã chính thức công bố mẫu ‘hộ chiếu vaccine’, áp dụng thống nhất trên cả nước. Bộ Y tế cũng thông tin cụ thể biểu mẫu, quy trình cấp ‘hộ chiếu vaccine’.
Bộ Y tế cho biết, các thông tin trên ‘hộ chiếu vaccine’ của Việt Nam sẽ được ký số, mã hóa dưới dạng mã QR định dạng 2D. Mã QR này sẽ hết hạn sau 12 tháng kể từ ngày khởi tạo.

Việt Nam công bố mẫu ‘hộ chiếu vaccine’

Mẫu ‘hộ chiếu vaccine’ vừa được Bộ Y tế công bố hôm nay 21/12, áp dụng thống nhất trên toàn quốc.
Theo Quyết định số 5772/QĐ/BYT (gọi ngắn gọn là Quyết định 5772) do Thứ trưởng Trần Văn Thuấn ký, Bộ Y tế đã ban hành biểu mẫu cũng như quy trình cấp ‘hộ chiếu vaccine’, chính thức áp dụng từ ngày 20/12/2021.
‘Hộ chiếu vaccine’ của Việt Nam được cấp cho người đã tiêm đủ hai mũi vaccine Covid-19 với 8 loại vaccine đã được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép.
Quảng Ninh: Sân bay Vân Đồn đón chuyến bay đầu tiên thí điểm đón khách có “Hộ chiếu vaccine” - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.11.2021
Đại dịch COVID-19
Việt Nam công nhận hộ chiếu vaccine của 72 quốc gia chỉ là 'tạm thời'?
Chứng nhận ‘hộ chiếu vaccine’ sẽ được cấp sử dụng tại Việt Nam dưới định dạng mã QR, hết hạn sau 12 tháng kể từ ngày mã QR được khởi tạo.
Được biết, ‘hộ chiếu vaccine’ của Việt Nam sẽ hiển thị 11 trường thông tin. Trong đó phải bao gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, bệnh dịch mà chứng nhận nhắm tới, số mũi tiêm đã nhận, ngày tiêm, liều số, vaccine, sản phẩm vaccine, nhà cung cấp hoặc sản xuất vaccine, mã số của chứng nhận.
Các thông tin bao gồm họ tên và ngày sinh sẽ kết hợp với giấy tờ định danh khác như chứng minh nhân dân, căn cước công dân hay hộ chiếu để giúp định danh người sở hữu.
“Các thông tin sẽ được ký số, mã hoá và được đóng gói dưới dạng mã QR định dạng 2D. Mã QR sẽ hết hạn sau 12 tháng kể từ ngày khởi tạo”, Bộ Y tế cho biết.
Bộ Y tế lưu ý, các thông tin về dịch bệnh mà chứng nhận nhắm tới, vaccine loại vaccine và nhà cung cấp hoặc sản xuất sẽ được hiển thị tương ứng với tài liệu “Covid-19 vaccine tracker and landscape” của WHO được cập nhật trên Cổng thông tin điện tử của WHO và “Value Sets for EU Digital COVID Certificates” do Liên minh châu Âu (EU) ban hành.
Đồng thời, các ứng dụng phòng chống dịch quốc gia và các ứng dụng tiện ích khác (nếu được sự đồng ý của cá nhân người sử dụng) tiếp nhận và lưu giữ xác nhận tiêm chủng vaccine dạng mã QR theo hướng dẫn trao đổi dữ liệu y tế do Bộ Y tế ban hành.

Quy trình cấp ‘hộ chiếu vaccine’ tại Việt Nam

Cũng theo quyết định 5772 của Bộ Y tế, biểu mẫu và quy trình cấp ‘hộ chiếu vaccine’ sẽ được ban hành áp dụng thống nhất tại tất cả các cơ sở tiêm chủng trên cả nước.
Quy trình cấp gồm ba bước cơ bản:
Bước 1: Các cơ sở tiêm chủng rà soát, xác minh, xác thực thông tin người dân tiêm chủng vaccine Covid-19 theo hướng dẫn tại Công văn 8938/BYT-DP ngày 21/10/2021 và Công văn 9438/BYT-CNTT ngày 5/11/2021.
Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Đoàn Khắc Việt tại họp báo thường kỳ ngày 29/04.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.09.2021
Đại dịch COVID-19
Việt Nam đang có ý định mở cửa du lịch bằng “Hộ chiếu vaccine”?
Bước 2: Các cơ sở tiêm chủng thực hiện ký số dữ liệu tiêm chủng vaccine Covid-19 trên Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19. Nền tảng này kết nối, chia sẻ dữ liệu tiêm chủng với Hệ thống quản lý cấp chứng nhận tiêm chủng vaccine Covid-19 đáp ứng theo các quy định về kết nối dữ liệu y tế do Bộ Y tế ban hành.
Bộ Y tế nhấn mạnh, các dữ liệu tiêm chủng vaccine Covid-19 trên Nền tảng cần đáp ứng quy định: Đã tiêm đủ mũi vaccine Covid-19 với 8 loại vaccine đã được Bộ Y tế cấp phép (gồm: AstraZeneca, Sputnik V, Vero Cell, Pfizer, Moderna, Janssen, Hayat-Vax và Abdala - mỗi sản phẩm vaccine được gắn một mã code).
Bước 3: Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) thực hiện ký số giấy xác nhận tiêm chủng vaccine Covid-19 tập trung. Chứng nhận được cấp sử dụng định dạng mã QR theo tiêu chuẩn của EU quy định.
Đồng thời, các ứng dụng phòng chống dịch quốc gia và các ứng dụng tiện ích khác (nếu được sự đồng ý của cá nhân người sử dụng) tiếp nhận và lưu giữ xác nhận tiêm chủng vaccine dạng mã QR theo hướng dẫn trao đổi dữ liệu y tế do Bộ Y tế ban hành.
Theo cập nhật của Bộ Y tế, tính đến 15h30 ngày 21/12, Việt Nam đã tiêm hơn 140,4 triệu liều vaccine Covid-19. Tỷ lệ bao phủ ít nhất một liều đạt 96,9% và tỷ lệ tiêm đủ hai liều vaccine là 83,6% dân số từ 18 tuổi trở lên.
Hành khách đến Hà Nội tại Sân bay Quốc tế Nội Bài sáng 15/7 - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.08.2021
Đại dịch COVID-19
Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu tiêu chí chọn quốc gia được áp dụng "hộ chiếu vaccine"
Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 93,5% và 79,1%; miền Trung là 94,4% và 82,1%; Tây Nguyên là 90,7% và 66,6%; miền Nam là 99,9% và 88,9%.
Cũng theo Bộ Y tế, tỷ lệ bao phủ ít nhất một liều cho dân số từ 18 tuổi trở lên, có 31/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 95%; 12/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ từ 90-95%; 20/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ dưới 90%, trong đó 5 tỉnh có tỷ lệ bao phủ thấp nhất là Hà Giang (78,7%), Quảng Nam (82,1%), Cao Bằng (82,5%), Thái Bình (82,5%) và Thanh Hóa (83,1%).
Việt Nam cũng đã tiêm được 9.267.092 liều, trong đó có 6.702.562 liều mũi 1 và 2.564.530 liều mũi 2 cho trẻ từ 12-17 tuổi.
Trước đó, như Sputnik đã thông tin, hiện đã có một số nước công nhận ‘hộ chiếu vaccine’ của Việt Nam, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng.
Vĩnh Phúc: 500 công nhân Công ty Piaggio Việt Nam được tiêm vaccine phòng COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.08.2021
Việt Nam chính thức chấp nhận 'Hộ chiếu vaccine', chỉ cần cách ly 7 ngày
Theo đó, tính đến đầu tháng 12, một số đối tác, trong đó có Nhật Bản, Mỹ, Anh, Australia và Belarus đã công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng của Việt Nam với một số tiêu chuẩn cụ thể về chủng loại vaccine. Trong khi đó, Hà Nội cũng đã công nhận ‘hộ chiếu vaccine’ của 78 quốc gia và vùng lãnh thổ.
“Việt Nam đang trao đổi với hơn 80 đối tác về việc công nhận lẫn nhau hộ chiếu vaccine, trong đó Ấn Độ và Canada đã nhất trí về mặt nguyên tắc”, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng nêu rõ tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao hôm 9/12.
Trong khi đó, có một số đối tác khác, điển hình như các nước ASEAN, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Hàn Quốc, đều xem xét tích cực đề nghị công nhận hộ chiếu vaccine của Việt Nam, theo Bộ Ngoại giao.
“Các đối tác này đang chờ Việt Nam ban hành, giới thiệu mẫu hộ chiếu vaccine thống nhất cùng cơ chế xác thực điện tử”, người phát ngôn thông tin.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала