An ninh mạng 2021: 8 triệu cảnh báo tấn công mạng, 30 vụ lộ bí mật Nhà nước

© Ảnh : Phạm Kiên - TTXVNTrung tướng Nguyễn Minh Chính, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an (A05) trình bày tham luận
Trung tướng Nguyễn Minh Chính, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an (A05) trình bày tham luận - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.12.2021
Đăng ký
Chỉ trong năm 2021, cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý 30 vụ lộ, mất bí mật nhà nước. Bên cạnh đó, có 8 triệu cảnh báo tấn công mạng với 2.763 cuộc tấn công nhằm vào các trang, cổng thông tin điện tử trong nước được ghi nhận.
Sáng 21/12, Bộ Công an đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị Phòng ngừa hành vi phạm tội trong chuyển đổi nền kinh tế số, đảm bảo an ninh thông tin mạng đối với dịch vụ nội dung số tại Việt Nam.

Lợi dụng mạng internet phát tán tin xấu độc

Phát biểu tại hội nghị, Cục trưởng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao A05 – Trung tướng Nguyễn Minh Chính cho biết, Việt Nam hiện có 70 triệu người sử dụng Internet (tương đương 70% dân số), với 154 triệu thiết bị kết nối Internet. Có đến 68 triệu tài khoản mạng xã hội Facebook.
Theo ông Chính, công nghệ thông tin là ngành có thứ hạng cao tại Việt Nam, với cơ sở hạ tầng số phát triển nhanh. Tình hình đó đặt ra nhiều khó khăn, thách thức đáng kể trong công tác đảm bảo an ninh quốc gia và giữ vững trật tự an toàn xã hội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.11.2021
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xử lý các khoảng trống pháp lý liên quan an ninh mạng
Trung tướng Nguyễn Minh Chính thông tin, lực lượng công an đã phát hiện nhiều lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng về an ninh mạng trong vòng 1 năm qua. Các đối tượng xấu đã lợi dụng sự phổ biến, tính ẩn danh, xuyên biên giới, bảo mật cao của Internet nhằm phát tán các thông tin xấu độc, giả mạo, sai sự thật với mưu đồ chống phá Đảng, Nhà nước.
Đặc biệt, loại tội phạm này xuất hiện nhiều hơn trong năm 2021 do Việt Nam tổ chức nhiều sự kiện quan trọng, cộng với việc dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên khắp cả nước.
"Các đơn vị nghiệp vụ đã xử lý hơn 1.100 mục tiêu trọng điểm với 2,3 triệu tin, bài viết vi phạm pháp luật. Trong năm 2021, Bộ Công an ghi nhận 8 triệu cảnh báo tấn công mạng với 2.763 cuộc tấn công nhằm trang, cổng thông tin điện tử trong nước (tăng 26 % so với năm 2020)”, Cục trưởng A05 thông tin tại hội nghị.

Tình trạng xâm phạm thông tin quốc gia, thông tin cá nhân đáng báo động

Hoạt động tấn công mạng, mã hóa dữ liệu để tống tiền có xu hướng gia tăng gây tổn thất lớn về kinh tế.
Các đối tượng tập trung chủ yếu vào hệ thống thông tin, cơ sở hạ tầng mạng của các cơ quan trọng yếu của Đảng, Nhà nước, tiềm lực dầu khí, ngân hàng.
Cùng với đó, tình trạng thu thập, xâm nhập trái phép thông tin dữ liệu của các tổ chức, cá nhân để rao bán trên các diễn đàn, mạng xã hội diễn ra phổ biến, đáng báo động.
Tin tặc - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2021
An ninh mạng Việt Nam vào cuộc điều tra vụ rao bán CMND, CCCD người Việt
Lãnh đạo Cục An ninh mạng cho biết, các đơn vị của Bộ Công an đã triệt phá nhiều chuyên án và xử phạt vi phạm hành chính hàng chục đối tượng, vô hiệu hóa hàng trăm hệ thống thu thập dữ liệu cá nhân trái phép và thu giữ 1.400 GB dữ liệu cá nhân bị chiếm đoạt.
Theo tướng Chính, qua kiểm tra, rà soát tại 26 cơ quan, đơn vị tại các địa phương, cơ quan chức năng nhận thấy có tình trạng nhiều hệ thống bị nhiễm virus, bị cài phần mềm gián điệp nguy hiểm với nguy cơ gây mất an ninh, an toàn hệ thống thông tin mạng.
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 vừa qua, đã có một số ứng dụng phòng chống dịch do xây dựng gấp nên chứa đựng nguy cơ làm lộ lọt thông tin cá nhân của người sử dụng.
Trung tướng Nguyễn Minh Chính cho hay, chỉ tính từ đầu năm 2021 đến nay, Cục An ninh mạng và các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an đã ghi nhận, phát hiện và xử lý 30 vụ lộ, mất bí mật Nhà nước, với tổng số 202 đầu tài liệu.

Tội phạm mạng trong lĩnh vực kinh tế gia tăng

Cục trưởng A05 cũng cảnh báo, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao nhằm mục tiêu lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên internet đang có xu hướng ngày càng tăng trong thời gian gần đây.
Các đối tượng lừa đảo loại này thường mạo danh là cán bộ các cơ quan thực thi pháp luật như tòa án, viện kiểm sát hay công an để chiếm đoạt tài sản người dân.
Ngày an toàn thông tin Việt Nam 2020 - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.12.2020
An ninh mạng: Rất ít quốc gia làm được như Việt Nam
Bên cạnh đó, một số đối tượng còn làm giả các trang web ngân hàng, giả lập trạm thu phát sóng thông tin di động (tức trạm BTS - Base Transceiver Station), gửi các tin nhắn thương hiệu hoặc cài thiết bị đánh cắp thông tin cá nhân tại máy ATM hòng chiếm đoạt tài sản.
Từ năm 2016 đến 2021, cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý 2.386 chuyên án về tội phạm sử dụng công nghệ cao. Trong đó, có 1.158 vụ việc và 1.055 bị can bị khởi tố. Xử phạt hành chính 51 vụ việc với hàng nghìn cá nhân liên quan.
Một vấn nạn nữa cần đặc biệt lưu ý là hoạt động kinh doanh đa cấp trái phép nhằm trục lợi, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Các đối tượng loại này sử dụng thủ đoạn huy động tài chính theo mô hình đa cấp; đầu tư ngoại hối, bất động sản; phát hành tiền ảo theo mô hình đa cấp; bán cổ phiếu, khóa học trên mạng. Sau khi thu được đủ vốn, chúng tiến hành đánh sập hệ thống rồi bỏ trốn.
Từ năm 2016 đến nay, Bộ Công an đã xử lý 12 vụ, khởi tố 9 vụ với 37 đối tượng thuộc loại tội phạm này.
Cũng theo Trung tướng Nguyễn Minh Chính, tình hình tội phạm trong mảng cung ứng dịch vụ thanh toán cũng rất đáng báo động. Thủ đoạn của đối tượng là sử dụng ví điện tử "rác", sim "rác" hòng thu lợi bất chính. Đã có hàng loạt đường dây tội phạm với số tiền phạm pháp lên đến hàng nghìn tỉ đồng bị Bộ Công an triệt phá, thu giữ.
Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an phát biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.10.2020
Việt Nam và ASEAN đảm bảo an ninh mạng
Tại hội nghị, Cục trưởng A05 cũng đề cập đến tình trạng tội phạm người nước ngoài sử dụng công nghệ cao tại Việt Nam.
Loại tội phạm này thường lấy cắp thông tin, làm thẻ ngân hàng để rút tiền nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân. Một số khác sử dụng thẻ tín dụng giả để thanh toán "khống" hàng hóa. Có đối tượng còn thuê địa điểm, quản trị, điều hành các dịch vụ đánh bạc, cá cược thể thao trái pháp luật.
Theo Trung tướng Nguyễn Minh Chính, đến nay lực lượng chức năng đã bắt giữ, xử lý 819 đối tượng thuộc nhóm tội phạm nêu trên, tiến hành khởi tố với 48 đối tượng. Trong số này, có 530 cá nhân là người mang quốc tịch Trung Quốc, 20 người Thái Lan và các đối tượng đến từ nơi khác.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала