Bộ Ngoại giao Đức tuyên bố có sự đồng thuận về "Dòng chảy phương Bắc - 2"

© Sputnik / Ilia Pitalev / Chuyển đến kho ảnhCông nhân xây dựng đường ống dẫn khí đốt «Dòng chảy phương Bắc – 2»
Công nhân xây dựng đường ống dẫn khí đốt «Dòng chảy phương Bắc – 2»  - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.12.2021
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock trả lời phỏng vấn báo Die Zeit rằng bà đã đạt được sự đồng thuận với Thủ tướng Olaf Scholz về việc khởi động "Dòng chảy phương Bắc - 2".
“Chúng tôi có quan điểm chung. Mặc dù việc trước đây chúng tôi từng có lập trường khác nhau về vấn đề này không có gì bí mật, nhưng cả Thủ tướng và tôi hiện tuyên bố rõ ràng rằng quy trình chứng nhận phải dựa trên luật pháp châu Âu”, - bà Baerbock nhận xét.
Bà nhấn mạnh rằng việc khởi động dự án sẽ được xem xét trên khía cạnh an ninh năng lượng là điều có ý nghĩa quan trọng đối với Đức.
Ngày 20/12 ông Wolfgang Buchner, phó phát ngôn viên Văn phòng Bộ trưởng Đức nhấn mạnh rằng Thủ tướng Scholz coi "Dòng chảy phương Bắc - 2" là một dự án kinh tế.
Olaf Scholz - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.12.2021
Vấn đề "Dòng chảy phương Bắc-2" đã trở thành vấn đề "đau đầu" của Thủ tướng Đức
Trong khi đó Washington từ lâu đã phản đối dự án này và đã nhiều lần áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với "Dòng chảy phương Bắc - 2", việc mà theo nhận định của các chuyên gia đã làm phức tạp thêm mối quan hệ với Đức là quốc gia ủng hộ dự án.
Vào ngày 17/12, Thủ tướng Đức Olaf Scholz lưu ý tại cuộc họp báo chung với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sau hội nghị thượng đỉnh EU rằng vấn đề yêu cầu "Dòng chảy phương Bắc - 2" phải tuân thủ luật năng lượng châu Âu đang được xem xét.
Trước đó, ngày 16/12, Đức đã hoãn quyết định cấp phép chứng nhận đường ống dẫn khí "Dòng chảy phương Bắc - 2" ít nhất là đến giữa năm 2022.
Việc thi công đường ống dẫn khí "Dòng chảy phương Bắc - 2" hoàn tất vào ngày 10/9. Đường ống được xây dựng từ Nga đến Đức dọc theo đáy biển Baltic với mục đích cung cấp khí đốt trực tiếp cho châu Âu. Các nước EU chủ yếu ủng hộ và tham gia thực hiện dự án. Các nước vùng Baltic, Ba Lan, Mỹ và Ukraina là những nước phản đối.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала