- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Vaccine Nhật Bản thử nghiệm ở Việt Nam, TP.HCM lên tiếng về tin có ca mắc Omicron

© Ảnh : Thành Đạt - TTXVNHà Nội triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho toàn bộ người trên 18 tuổi
Hà Nội triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho toàn bộ người trên 18 tuổi - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.12.2021
Đăng ký
Công ty dược phẩm nổi tiếng của Nhật Bản Shionogi thông tin bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vaccine Covid-19 Shionogi tại Việt Nam.
Trong khi đó, nhờ tốc độ tiêm chủng kỷ lục, là một trong số các nước tiêm chủng nhanh nhất thế giới thời gian qua, tỷ lệ bao phủ vaccine của Việt Nam cao hàng đầu khu vực và đã vượt mục tiêu mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt ra đến hết năm 2021.
Trưa 27/12, PGS.TS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM đã lên tiếng về thông tin Bệnh viện FV TP.HCM phát hiện ca mắc Covid-19 nhiễm biến chủng Omicron ‘bằng xét nghiệm RT-PCR’.

Thử nghiệm vaccine Nhật Bản Shionogi tại Việt Nam

Ngày 27/12, hãng dược hàng đầu Nhật Bản Shionogi & Co. Ltd thông báo rằng quá trình thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đối với vaccine Covid-19 mới đã bắt đầu tại Việt Nam.
Trước đó, như Sputnik đã thông tin, Công ty dược phẩm Shionogi, có trụ sở tại Osaka, tiến hành thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 tại Nhật Bản, đồng thời cũng phối hợp tiến hành thử nghiệm với nhiều quốc gia khác trên toàn cầu.
Shionogi Nhật Bản - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.11.2021
Đại dịch COVID-19
Việt Nam đồng ý thử nghiệm giai đoạn 3 vaccine Covid-19 của Shionogi Nhật Bản
Đầu tháng 11 vừa qua, CEO Isao Teshirogi đã thông báo về quá trình thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vaccine Covid-19 của Shionogi chủ yếu diễn ra ở Việt Nam và một số nước châu Á khác cũng như kế hoạch chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Covid-19 cho Hà Nội.
Lãnh đạo Shionogi & Co. Ltd nhấn mạnh, phía Việt Nam đã đồng ý phối hợp để tổ chức đợt thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, tiến tới việc chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine thời gian tới.
Các cuộc thử nghiệm nhằm kiểm tra tính sinh miễn dịch, tính an toàn và hiệu quả của vaccine Shionogi Nhật Bản so với các chế phẩm cùng loại của Pfizer/BioNTech, Moderna, AstraZeneca hiện đang lưu hành và được tiêm chủng rộng rãi.
© Ảnh : SHIONOGI & CO., LTD.Công ty dược phẩm Shionogi
Công ty dược phẩm Shionogi - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.12.2021
Công ty dược phẩm Shionogi
“Việc thử nghiệm lâm sàng vaccine Shionogi giai đoạn 3 là bước cuối cùng để đánh giá được mức độ an toàn, tính sinh miễn dịch, hiệu quả phòng ngừa các biến chủng virus SARS-CoV-2 của vaccine trước khi được chính thức cấp phép, đưa vào sử dụng, tiêm chủng đại trà trên diện rộng”, CEO Isao Teshirogi cho biết.
Người tham gia thử nghiệm sẽ được phân làm 2 nhóm chính. Nhóm một tiêm vaccine Shionogi và nhóm 2 sẽ tiêm giả dược nhằm so sánh.

Vaccine Nhật Bản thử nghiệm ở Việt Nam có gì đặc biệt?

Vaccine Covid-19 Shionogi dựa trên công nghệ protein tái tổ hợp (Recombinant SARS-CoV-2 Spike Protein) sử dụng các tế bào trùng biến đổi gen để tạo ra các bản sao của protein đột biến Covid-19.
Quá trình sản xuất xuất phát từ việc tạo ra các phần protein virus corona (nhân tạo) thông qua công nghệ tái tổ hợp gen virus, nhờ đó chế ra vaccine, đưa vào cơ thể và kích thích quá trình sinh kháng thể ngừa SARS-CoV-2 trên người.
Sản xuất vaccine - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.07.2021
Đại dịch COVID-19
Nhật Bản chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine cho Việt Nam
Các vaccine sử dụng công nghệ protein tái tổ hợp (Recombinant SARS-CoV-2 Spike Protein) hiện có Novavax, Sanofi và GSK.
Quá trình thử nghiệm giai đoạn 3 tại Nhật Bản, Việt Nam cùng một số nước châu Á nhằm đưa vaccine sử dụng công nghệ protein tái tổ hợp của vaccine Covid-19 Shionogi vào danh sách chế phẩm được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chấp thuận. Phía tập đoàn cũng hy vọng sớm nhận được sự phê duyệt từ cơ quan quản lý y tế Nhật Bản đối với vaccine vào cuối tháng 3/2022.
Nếu được cấp phép, có thể sản xuất ra thị trường với quy mô 120 triệu liều/năm, đồng thời, nhà sản xuất kỳ vọng có thể tăng số lượng thực tế do loại vaccine này đạt hiệu quả chỉ với liều lượng nhỏ.
Việt Nam từ hồi tháng 5 đã đẩy nhanh việc hợp tác với Nhật Bản, tiếp nhận thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 và tiến tới chuyển giao công nghệ sản xuất. Theo đó, hôm 7/5/2021, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã ban hành Quyết định số 2301/QĐ-BYT thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình nghiên cứu chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine Covid-19. Trong đó nêu rõ, đối với dự án hợp tác chuyển giao công nghệ giữa Công ty AIC và Công ty Shionogi (Nhật Bản), hiện nay Bộ Y tế đã ký thỏa thuận hợp tác và đang chuẩn bị kế hoạch triển khai nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tại Việt Nam (đầu mối là Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương).
Việt Nam và Nhật Bản cũng tiến hành làm các thủ tục chuyển giao công nghệ (đầu mối là Vabiotech). Dự kiến tháng 6/2022 sẽ hoàn tất các hoạt động và đưa vaccine ra thị trường.
Hôm 23/11 vừa qua, Tổng giám đốc Tập đoàn dược phẩm Shionogi đã có cuộc hội kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao kết quả cuộc làm việc giữa Lãnh đạo Tập đoàn và Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam vừa qua.
Công nhân Công ty dược mỹ phẩm May sắp xếp vaccine Astra Zeneca vào kho lạnh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.07.2021
Đại dịch COVID-19
Khoảng 400.000 liều vaccine Covid-19 của Nhật Bản tài trợ đã về tới TP HCM
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, một trong những ưu tiên của Việt Nam trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản lần này là thúc đẩy hợp tác về y tế, sản xuất thuốc chữa bệnh, vaccine phòng Covid-19 và các vaccine phòng, chống dịch bệnh khác đang là thách thức y tế thời điểm hiện nay.
Trao đổi với lãnh đạo cấp cao Chính phủ Việt Nam, Tổng giám đốc Shionogi cho biết, Tập đoàn sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thử nghiệm sản xuất vaccine và thuốc điều trị Covid-19.
Đặc biệt, hãng dược hàng đầu Nhật Bản cũng mong muốn đầu tư một cơ sở nghiên cứu, sản xuất vaccine và thuốc điều trị bệnh tại Việt Nam và sẽ là cơ sở đầu tiên của tập đoàn Shionogi tại khu vực Đông Nam Á.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhất trí với đề nghị trên của Tập đoàn và đề nghị Tập đoàn làm việc với Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan của Việt Nam để nghiên cứu, triển khai; trên tinh thần thực hiện đúng luật pháp của mỗi bên và 2 bên cùng có lợi.
“Việc gì đầu tiên cũng thường khó khăn, tuy nhiên, mong tập đoàn (Shionogi) sẽ thành công tại Việt Nam, góp phần phòng, chống thành công đại dịch Covid-19”, Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng.
Sang tháng 12, hãng dược Nhật Bản cho biết, các nghiên cứu, dữ liệu thử nghiệm gần đây cho thấy, thuốc viên Covid-19 của Shionogi có hiệu quả với người nhiễm chủng Omicron.
Trước đó, như Sputnik Việt Nam đã đề cập, thuốc điều trị Covid-19 đường uống của Shionogi dựa trên cơ chế ức chế protease của virus, một loại enzym cần thiết cho quá trình nhân đôi của SARS-CoV-2. Thuốc dùng cho các bệnh nhân giai đoạn đầu, tập trung vào việc ngăn người bệnh diễn tiến nặng cũng như cắt giảm các triệu chứng khi mắc Covid-19 như ho, sốt.
Các hãng dược Mỹ, trong đó có cả Merck cũng đang phát triển thuốc đường uống dành cho các bệnh nhân mắc coronavirus. Sản phẩm thuốc của Mỹ nhắm vào polymerase của virus, một loại enzyme khác được sử dụng để tạo ra các bản sao của virus corona chủng mới.

Tỷ lệ bao phủ vaccine của Việt Nam vượt cả chỉ tiêu của WHO

Tốc độ tiêm chủng cũng như tỷ lệ bao phủ vaccine của Việt Nam tiếp tục gây bất ngờ với cộng đồng quốc tế khi đạt tới mức cao hàng đầu khu vực cũng như là một trong số các nước tiêm chủng nhanh nhất thế giới.
Ngày 27/12, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức lễ hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng chống dịch bệnh với chủ đề Tăng cường quản lý nhóm nguy cơ.
Hộ chiếu - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.12.2021
Đại dịch COVID-19
‘Hộ chiếu vaccine’ của Việt Nam
Tại đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, Việt Nam đã tiêm chủng vaccine Covid-19 “vượt cả chỉ tiêu” mà Tổ chức Y tế Thế giới đề ra đến hết năm 2021.
Theo ông Sơn, với các biện pháp phòng chống dịch quyết liệt, từ chiến lược “chủ động ngăn chặn - phát hiện sớm - cách ly kịp thời - khoanh vùng gọn - dập dịch triệt để - điều trị hiệu quả”, đến các hoạt động giám sát, xét nghiệm, truy vết, điều tra, xử lý ổ dịch, điều trị bệnh nhân tại Việt Nam đều đã được triển khai hiệu quả với nhiều hình thức linh hoạt phù hợp với diễn biến dịch.
Việt Nam đã sớm nỗ lực tiếp cận vaccine thông qua Covax Facility, đàm phán song phương với các nhà sản xuất vaccine, thực hiện thành công chiến lược ngoại giao vaccine với hàng loạt tổ chức quốc tế và nhiều nước.
Theo Thứ trưởng Sơn, tính đến ngày 24/12, Việt Nam đã tiêm được gần 144 triệu liều vaccine Covid-19, tổng số hơn 166 triệu liều vaccine đã phân bổ.
© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNThứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn phát biểu khai mạc
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn phát biểu khai mạc - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.12.2021
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn phát biểu khai mạc
Tỷ lệ bao phủ ít nhất một liều vaccine là 79% và tỷ lệ bao phủ đủ vaccine liều cơ bản là 66% tổng dân số Việt Nam.
“Đến nay tỷ lệ này đã vượt mục tiêu mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đề ra đến hết năm 2021, 40% dân số của mỗi quốc gia được tiêm vaccine”, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam vui mừng nói.
Riêng với nhóm từ 18 tuổi trở lên, tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vaccine là 98% và tỷ lệ tiêm đủ liều cơ bản là 86%.
Tiêm vaccine AstraZeneca cho các đối tượng ưu tiên theo quy định. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.10.2021
Đại dịch COVID-19
Chiến lược vaccine tiếp theo của Việt Nam: sẽ chú trọng cho trẻ em dưới 18 tuổi
Tiếp tục thực hiện hiệu quả chiến lược tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử, từ tháng 11/2021, các tỉnh, thành phố của Việt Nam đã bắt đầu triển khai tiêm vaccine cho trẻ em từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Thứ trưởng Y tế nêu rõ, với tiến độ tiêm chủng hiện nay, đến hết tháng 12 năm 2021, Việt Nam sẽ đảm bảo bao phủ mũi 1 cho dân số từ 18 tuổi trở lên và cơ bản bao phủ mũi 2 (khoảng 90%), đồng thời cũng sẽ bao phủ cơ bản đủ liều cơ bản cho trẻ em từ 12 tuổi theo đúng chỉ đạo.
Bộ Y tế yêu cầu, đến hết 31/12 phải hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên, hoàn thành tiêm mũi 2 cho trẻ 12-18 tuổi trong tháng 1/2022, mũi thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên trong quý I năm 2022.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh, toàn bộ người dân đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam hãy đi tiêm vaccine phòng Covid-19.
“Tiêm chủng không chỉ là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng”, ông Sơn kêu gọi, đồng thời, đề nghị người dân tiếp tục nâng cao tinh thần chủ động phòng chống dịch bệnh, không chủ quan, lơ là.
Bộ Y tế nêu rõ, cần quản lý chặt chẽ nhóm nguy cơ cao trên địa bàn, tổ chức rà soát, lập danh sách, thống kê tất cả những người thuộc nhóm nguy cơ cao, tổ chức tiêm vét vaccine, thực hiện tiêm lưu động ngay tại nhà, bảo đảm không bỏ sót người thuộc nhóm nguy cơ. Ngành y tế cũng tổ chức chăm sóc và điều trị người mắc Covid-19 thuộc nhóm nguy cơ cao theo dõi sức khỏe, xử trí và điều trị ngay khi phát hiện, giảm thiểu tối đa tử vong.
Sputnik Light - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.12.2021
Đại dịch COVID-19
Nga sẽ cấp miễn phí cho Việt Nam 100 nghìn liều vaccine Sputnik Light
Về phần Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu cho biết, hơn 1 năm trước, vì lo ngại dịch bệnh Covid-19 cũng như các dịch bệnh truyền nhiễm khác, trên nền tảng những thành tựu đạt được trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021 và là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã khởi xướng đề xuất Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua một Nghị quyết về việc thành lập Ngày Quốc tế Phòng chống dịch bệnh 27/12.
Thứ trưởng Hiệu nêu rõ, sáng kiến này của Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ và hưởng ứng rộng rãi của cộng đồng quốc tế, có tới 112 quốc gia đồng bảo trợ Nghị quyết. Đây là năm thứ 2 thế giới kỷ niệm Ngày quốc tế phòng chống dịch bệnh.
“Ở Việt Nam, từ nhiều năm qua, Bộ Ngoại giao luôn nỗ lực phối hợp với ngành y tế trong tranh thủ nguồn lực, tri thức, kinh nghiệm của quốc tế ngăn ngừa và ứng phó với các dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch Covid-19”, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu nói.
Với vai trò Tổ trưởng Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine, thứ trưởng Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh, Bộ Ngoại giao coi đây là trọng tâm lớn của ngành.
“Bộ Ngoại giao đã phát huy vai trò của mạng lưới hơn 90 Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cùng với sự phối hợp của Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan triển khai một cách quyết liệt, toàn diện và hiệu quả công tác vận động các bạn bè, đối tác quốc tế hỗ trợ các nỗ lực phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam”, ông Hiệu khẳng định.

TP.HCM bác tin có người mắc biến chủng Omicron

Ngày 27/12, liên quan đến thông tin “Bệnh viện FV TP.HCM phát hiện ca mắc biến chủng Omicron bằng xét nghiệm RT-PCR” đang lan truyền trên các mạng xã hội, PGS.TS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM nêu rõ, đây là tin giả mạo, tin đồn nhảm.
“Sở Y tế khẳng định hiện ở TP.HCM không có trường hợp nào liên quan đến chủng Omicron, báo cáo của Bệnh viện FV cho thấy đây là tin đồn nhảm. Nếu có, chúng tôi phải báo cáo ngay trường hợp này với Bộ Y tế”, ông Tăng Chí Thượng nêu rõ.
Phía Bệnh viện FV khẳng định nội dung trong giấy xác nhận lan truyền về một bệnh nhân mắc Covid-19, biến chủng Omicron bằng kỹ thuật PCR tại khoa xét nghiệm của bệnh viện này là “giả mạo”.
“Tại bệnh viện FV không có bệnh nhân có tên, ngày tháng, năm sinh và địa chỉ trong giấy xét nghiệm lan truyền trên mạng và không có bộ kít tìm biến chủng Omicron”, đơn vị y tế này cho biết.
Từ hôm 26/12, trên các mạng xã hội Facebook, Youtube, Zalo lan truyền tin một bệnh nhân nam ở phường 5, quận 5, TP.HCM được lấy mẫu xét nghiệm tại nhà vào ngày 26/12.
Sân bay quốc tế Vân Đồn đón 345 khách có “Hộ chiếu vaccine” về từ Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.12.2021
Đại dịch COVID-19
Malaysia, Thái Lan có ca nhiễm Omicron, Việt Nam siết chặt xét nghiệm người nhập cảnh
Kết quả tại Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện FV cho thấy mẫu bệnh phẩm của người này tái dương tính với biến chủng Omicron “bằng kỹ thuật xét nghiệm RT-PCR”.
Trưa cùng ngày 27/12, bà Nguyễn Thị Lệ Thu, Giám đốc Truyền thông Bệnh viện FV cho hay, thông tin trên giấy xét nghiệm là giả.
“Bệnh viện FV đang báo cáo cho cơ quan chức năng và khẳng định không kết luận trường hợp nào liên quan đến biến chủng Omicron”, bà Thu bày tỏ.
Theo Giám đốc Truyền thông của FV, khi có một bệnh nhân có kết quả dương tính với Covid-19, bệnh viện sẽ thực hiện theo quy trình Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn thông báo ngay cho bệnh nhân (trực tiếp hoặc qua điện thoại, và sau đó là email).
Tiếp sau đó, bệnh viện sẽ báo cáo chi tiết cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC).
Chưa kể, trước đó, nhằm để chủ động kiểm soát biến chủng Omicron xâm nhập, Sở Y tế TP.HCM đang giao cho Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM phối hợp với Đơn vị nghiên cứu lâm sàng ĐH Oxford giải trình tự gen tất cả các ca mắc Covid-19 nhập cảnh. Vậy nên, tin thành phố ghi nhận ca mắc biến chủng Omicron như trên là hoàn toàn không chính xác.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала