Đường dây nóng quân sự là một giải pháp quan trọng để tạo niềm tin giữa Trung Quốc và Nhật Bản

© AP Photo / Andy WongThượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa
Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa  - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.12.2021
Đăng ký
Bộ trưởng quốc phòng của Trung Quốc và Nhật Bản đã đồng ý mở đường dây nóng quân sự vào năm 2022. Nhật Bản đang đẩy mạnh can thiệp vào vấn đề Đài Loan. Trung Quốc đang diễn tập cất cánh và hạ cánh từ tàu sân bay trong khu vực có thể xảy ra xung đột quân sự với Hoa Kỳ và Nhật Bản do vấn đề Đài Loan.
Phát biểu với báo giới sau cuộc họp trực tuyến với ông Ngụy Phượng Hoàng vào ngày 27/12, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi thông báo đã nhất trí với người đồng cấp Trung Quốc về việc bắt đầu mở đường dây nóng quân sự giữa hai nước trong năm 2022. Hai vị bộ trưởng đã nói chuyện qua điện thoại lần đầu tiên sau khi ông Kishi nhậm chức Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản vào mùa thu năm nay. Cuộc điện đàm đã kéo dài trong khoảng hai giờ. Trước đó, các bộ trưởng quốc phòng của Trung Quốc và Nhật Bản đã tiến hành cuộc hội đàm vào tháng 12/2020.

Các vấn đề chưa được giải quyết

Nhật Bản có những vấn đề chưa được giải quyết với Trung Quốc, vì vậy cần phải duy trì giao tiếp thẳng thắn. Đường dây nóng sẽ tạo điều kiện để trao đổi ý kiến và tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau. Theo hãng thông tấn Kyodo, ông Nobuo Kishi đã nói với các phóng viên về điều đó.
© REUTERS / Kim Kyung-HoonBộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.12.2021
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi.
Theo truyền thông Trung Quốc, trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Nhật Bản, ông Ngụy Phượng Hoàng lưu ý rằng, cơ quan quốc phòng của hai nước cần phải đẩy mạnh các cuộc trao đổi cấp cao hiệu quả và thực chất, cùng nhau kiểm soát rủi ro, ngăn chặn và giải quyết những mâu thuẫn và nâng cao mức độ hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng.
Đường dây nóng là một giải pháp để ngăn chặn tình huống khi một tia lửa nhỏ làm bùng lên đám cháy lớn nếu đánh giá sai lầm về quân sự, và là thước đo lòng tin giữa Trung Quốc và Nhật Bản, - chuyên gia Ba Dianjun, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu khu vực Bắc-Nam Á, thuộc trường Đại học Cát Lâm (Trung Quốc), nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Quốc kỳ của Nhật Bản và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.11.2021
Chiến lược ngăn chặn của Nhật Bản là đòn giáng mạnh vào đối thoại với Trung Quốc
Vào năm 2018, Trung Quốc và Nhật Bản đã thiết lập đường dây liên lạc để tránh va chạm ngẫu nhiên trên biển và trên không. Trong khi đó, cơ quan quốc phòng của hai nước đã không thể thiết lập một "đường dây nóng" chính thức , - chuyên gia Valery Kistanov, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản tại Viện nghiên cứu Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nói với Sputnik:

“Đây là vấn đề từ rất lâu rồi. Trong nhiều năm liền hai bên không thể giải quyết vấn đề này theo bất kỳ cách nào. Đây chính là biểu hiện của sự ngờ vực sâu sắc nhất trong lĩnh vực hợp tác quân sự giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Bây giờ, cuối cùng, hai bên đã đạt được thỏa thuận mở đường dây nóng quân sự. Điều này chắc chắn rất đáng mừng, nhưng, cũng có một số yếu tố nhất định ảnh hưởng đến sự kiện này. Quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc hiện nay khá căng thẳng. Những sự kiện gần đây xung quanh Đài Loan với sự tham gia của Mỹ - đồng minh quân sự chính của Nhật Bản - đã làm gia tăng tối đa nguy cơ xảy ra xung đột. Trong hơn 30 năm qua, Nhật Bản đã không can thiệp vào vấn đề Đài Loan, nhưng giờ đây họ công khai nói rằng, tình hình ở eo biển Đài Loan liên quan trực tiếp đến an ninh quốc gia của Nhật Bản. Có nghĩa là họ có thể vượt qua “lằn ranh đỏ” của Trung Quốc. Vì thế có thể dự đoán rằng, bất kỳ hành động quân sự ngẫu nhiên nào ở eo biển Đài Loan đều có thể dẫn đến cuộc xung đột vũ trang. Để ngăn chặn kịch bản như vậy, hai bên quyết định rằng, đã đến lúc phải thiết lập đường dây nóng quân sự”.

Đài Bắc, Đài Loan - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.12.2021
Nhật Bản và Mỹ lập kế hoạch hoạt động chung trong trường hợp tình hình ở Đài Loan xấu đi
Sau cuộc hội đàm với ông Ngụy Phượng Hoàng, Bộ trưởng Nobuo Kishi nói với các nhà báo rằng, hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan là yếu tố sống còn đối với an ninh quốc gia của Nhật Bản, và Tokyo sẽ theo dõi chặt chẽ các diễn biến ở khu vực này.
Thứ Năm tuần trước, truyền thông Nhật Bản đã đưa tin rằng, quân đội Mỹ và lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã vạch kế hoạch hành động chung để ứng phó trường hợp bất ngờ tại Đài Loan. Theo kế hoạch, thủy quân lục chiến Mỹ sẽ thiết lập căn cứ tạm thời để tổ chức tấn công tại một đảo nào đó trong chuỗi đảo Nansei ở phía tây nam Nhật Bản. Về phần mình, Trung Quốc đang tính toán trước cách đáp trả bằng biện pháp quân sự trong trường hợp tình hình xung quanh Đài Loan trở nên trầm trọng hơn.
Trên đường trở về sau khi kết thúc cuộc tập trận ở Thái Bình Dương bắt đầu từ ngày 16/12, một hạm đội Trung Quốc do tàu sân bay Liêu Ninh dẫn đầu đã diễn tập cất cánh và hạ cánh từ tàu sân bay ở vùng biển quốc tế phía đông nam Nhật Bản. Bình luận về vấn đề này, các phương tiện truyền thông Trung Quốc trích dẫn ý kiến ​​của các chuyên gia giấu tên nhắc nhở rằng, vùng Tây Thái Bình Dương là một địa bàn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột trong trường hợp các lực lượng quân sự nước ngoài, chẳng hạn như Hoa Kỳ và Nhật Bản, can thiệp vào vấn đề Đài Loan. Các tàu sân bay Trung Quốc có thể tới khu vực này để đẩy lùi cuộc tấn công của lực lượng nước ngoài, cũng như bao vây đảo Đài Loan từ phía đông.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала