Việt Nam và 10 dấu ấn kinh tế nổi bật năm 2021

© Ảnh : Trần Việt - TTXVNSản xuất hàng xuất khẩu tại Công ty Cổ phần dệt may Sơn Nam, Nam Định
Sản xuất hàng xuất khẩu tại Công ty Cổ phần dệt may Sơn Nam, Nam Định - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.12.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Nền kinh tế Việt Nam với nền tảng vững chắc đã thể hiện sức chống chịu đáng nể qua các giai đoạn khủng hoảng, mới đây nhất là đại dịch COVID-19.
GDP tăng trên 2% trong đại dịch, xuất nhập khẩu đạt hơn 660 tỷ USD, quyết sách chưa từng có trong phòng, chống COVID-19 và rất nhiều thành tựu kinh tế khác mà Việt Nam đạt được. Hãy cùng điểm lại lựa chọn của TTXVN cho thấy những dấu ấn kinh tế nổi bật của Việt Nam trong năm 2021.

1. Vượt chỉ tiêu kinh tế bất chấp tác động của dịch COVID-19

Làn sóng COVID-19 thứ 4 đã “phủ bóng đen” lên tình hình kinh tế-xã hội của Việt Nam khi hàng loạt các tỉnh, thành phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài trên diện rộng. Các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân đều phải đối mặt với những khó khăn. Không ít doanh nghiệp đã phá sản khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam nổi lên như một điểm sáng trong bức tranh kinh tế thế giới đầy ảm đạm. Đất nước hình chữ S vẫn đạt và vượt một số chỉ tiêu kinh tế với GDP tăng trên 2%. Đặc biệt, xuất nhập khẩu vượt mốc 660 tỷ USD, tăng 22,4%, đưa Việt Nam đứng vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Không chỉ dừng lại ở đó, Việt Nam còn xuất siêu gần 3 tỷ USD.
© Ảnh : TTXVNDây chuyền chế biến cá tra phi lê xuất khẩu ở nhà máy của Công ty CP đầu tư phát triển đa quốc gia tại tỉnh Đồng Tháp
Dây chuyền chế biến cá tra phi lê xuất khẩu ở nhà máy của Công ty CP đầu tư phát triển đa quốc gia tại tỉnh Đồng Tháp - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.12.2021
Dây chuyền chế biến cá tra phi lê xuất khẩu ở nhà máy của Công ty CP đầu tư phát triển đa quốc gia tại tỉnh Đồng Tháp
Đại dịch COVID-19 đã mở ra cơ hội cho Việt Nam thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên 29 tỷ USD, tăng 0,5 tỷ USD so với năm 2020 do có môi trường đầu tư an toàn và ổn định trong đại dịch.
Đây là kết quả của sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, các thành phần kinh tế trong việc triển khai nhanh chóng, kịp thời và linh hoạt các chính sách quan trọng, thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế”.
Bốc hàng hóa tại Cảng quốc tế Long An - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.12.2021
Xuất nhập khẩu Việt Nam tiếp tục làm nên kỳ tích

2. Một số Nghị quyết chưa từng có tiền lệ trong phòng, chống dịch COVID-19

Sự bứt phá của nền kinh tế trong đại dịch có được phải nhờ đến việc ban hành một số các Nghị quyết “chưa từng có tiền lệ” trong phòng, chống dịch COVID-19.
Ngày 28/7, tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 30/2021/QH15; trong đó giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định và tổ chức thực hiện một số biện pháp chưa được quy định hoặc khác với quy định trong các luật, pháp lệnh hiện hành để đáp ứng yêu cầu cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.
© Ảnh : Thành Đạt - TTXVNHà Nội triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho toàn bộ người trên 18 tuổi.
Hà Nội triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho toàn bộ người trên 18 tuổi.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.12.2021
Hà Nội triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho toàn bộ người trên 18 tuổi.
Đặc biệt Nghị quyết 86/NQ-CP về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 được coi là mở đường, tạo điều kiện cho các bộ, ngành, địa phương chủ động các biện pháp chống dịch, bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng của dịch bệnh.
Tính đến đầu tháng 12/2021, các ngành đã miễn, giảm, giãn khoảng 140 nghìn tỷ đồng tiền thuế, phí cho doanh nghiệp; xuất cấp hơn 253 nghìn tấn gạo hỗ trợ người dân; giải ngân 1.754 tỷ đồng hỗ trợ trả lương cho người lao động; miễn, giảm lãi, phí khoảng 31 nghìn tỷ đồng cho khách hàng của các tổ chức tín dụng.
Đà Nẵng triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người cung cấp dịch vụ thiết yếu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.12.2021
Đại dịch COVID-19
Sáng 28/12: Việt Nam về đích sớm tiêm chủng, điều trị hơn 7.600 ca COVID-19 nặng

3. Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế

Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch tái cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 vào ngày 12/11/2021.
Đây là quyết định đúng đắn, phù hợp với tình hình trong nước và trên thế giới. Nghị quyết chỉ rõ cần hình thành cơ cấu hợp lý, hiệu quả; phát triển nhiều sản phẩm quốc gia dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao.
© Ảnh : Bùi Giang -TTXVNCông ty TNHH Tainan Enterprises Việt Nam (Khu kinh tế Bình Hiệp, Kiến Tường, Long An) đã hoạt động 100% công suất để hoàn thành các đơn đặt hàng
Công ty TNHH Tainan Enterprises Việt Nam (Khu kinh tế Bình Hiệp, Kiến Tường, Long An) đã hoạt động 100% công suất để hoàn thành các đơn đặt hàng - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.12.2021
Công ty TNHH Tainan Enterprises Việt Nam (Khu kinh tế Bình Hiệp, Kiến Tường, Long An) đã hoạt động 100% công suất để hoàn thành các đơn đặt hàng
Đồng thời, tạo xung lực bứt phá về cạnh tranh của một số ngành kinh tế chủ lực; nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế.
Trong bối cảnh thách thức và cơ hội đan xen do diễn biến phức tap của đại dịch COVID-19, Chính phủ Việt Nam xác định rằng, Kế hoạch này cần được thực hiện hết sức quyết liệt nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế, tạo bứt phá trong giai đoạn tới đây.
Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.12.2021
Kinh tế Việt Nam 2021: Gió đã đổi chiều

4. Năm 2050: Việt Nam sẽ đạt mức thải ròng bằng ‘0’

Đây là cam kết của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh của các Nhà lãnh đạo trong khuôn khổ Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) diễn ra vào ngày 1/11/2021.
Theo đó, Việt Nam cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đồng thời, ủng hộ các tuyên bố và sáng kiến quan trọng về bảo vệ rừng, chuyển dịch năng lượng tái tạo, hỗ trợ thích ứng cho các cộng đồng địa phương và giảm thiểu khí metan.
© Ảnh : Dương Giang-TTXVNThủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26)
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.12.2021
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26)
Với cam kết dần loại bỏ điện than ra khỏi ngành sản xuất điện, ngừng hỗ trợ xây dựng nhà máy điện than mới, Việt Nam một lần nữa khẳng định rằng, quốc gia Đông Nam Á này là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, sở hữu vai trò dẫn dắt trong khu vực trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

5. Kỷ niệm 15 năm Việt Nam gia nhập WTO

Sau 15 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (7/11/2006 - 7/11/2021), Việt Nam được công nhận là một trong số 50 quốc gia có nền kinh tế thương mại hàng hóa lớn nhất thế giới.
Bứt phá với mức tăng trưởng ấn tượng qua tổng kinh ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 667 tỷ USD trong năm 2021, tăng gấp hơn 7 lần so với năm 2006 chỉ ở mức 84,7 tỷ USD.
© Ảnh : Thống Nhất-TTXVNChủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bà Ngozi Okonjo-Iweala
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bà Ngozi Okonjo-Iweala - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.12.2021
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bà Ngozi Okonjo-Iweala
Đặc biêt, từ năm 2016 đến nay, cán cân thương mại luôn đạt thặng dư với mức xuất siêu tăng dần qua các năm; trong đó năm 2020 ghi nhận xuất siêu kỷ lục trên 19 tỷ USD.
Dù gặp nhiều khó khăn của đại dịch COVID-19 nhưng Việt Nam vẫn xuất siêu khoảng 3 tỷ USD trong năm 2021.
Việt Nam tự hào cùng với WTO, 17 hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực và đang đàm phán đã đưa Việt Nam trở thành một nền kinh tế có độ mở tới 200% GDP.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.12.2021
Dấu ấn Ngoại giao Việt Nam 2021: Bội thu dù nhiều thách thức

6. Mở ra kỷ nguyên hợp tác giữa Việt Nam và WEF

Một điểm nhấn trong bức tranh kinh tế ấn tượng của Việt Nam trong năm 2021 phải kể đến sự kiện Đối thoại chiến lược quốc gia giữa Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) bằng hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp.
Ngày 29/10/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng chủ trì Đối thoại với sự tham dự của gần 70 tập đoàn hàng đầu ở khu vực và toàn cầu đã và đang quan tâm đầu tư vào Việt Nam.
© Ảnh : Dương Giang-TTXVNThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Đối thoại chiến lược quốc gia giữa Việt Nam và WEF
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Đối thoại chiến lược quốc gia giữa Việt Nam và WEF - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.12.2021
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Đối thoại chiến lược quốc gia giữa Việt Nam và WEF
Đây là cơ hội để Chính phủ Việt Nam chia sẻ những kế hoạch phục hồi nền kinh tế, từ đó thúc đẩy hợp tác giữa Chính phủ, các địa phương với các tập đoàn đồng hành khôi phục sản xuất kinh doanh, đặc biệt ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, các đặc khu kinh tế.

7. Quốc gia duy nhất trong ASEAN thăng hạng "quyền lực mềm toàn cầu"

"Hội nghị thượng đỉnh 2021 về quyền lực mềm toàn cầu" diễn ra vào ngày 25/2/2021 do Brand Finance - công ty tư vấn chiến lược và định giá thương hiệu độc lập hàng đầu thế giới tổ chức nhằm công bố Báo cáo chỉ số quyền lực mềm toàn cầu năm 2021.
Tại đây, Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khối ASEAN được nâng hạng trong bảng xếp hạng quyền lực mềm toàn cầu.
TP Hồ Chí Minh triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 cho lực lượng tuyến đầu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.12.2021
‘Chưa từng có tiền lệ’: Ngoại giao vaccine Việt Nam khiến thế giới 'ngả mũ’
Theo Báo cáo chỉ số quyền lực mềm toàn cầu (Brand Finance Global Soft Power Index Report) năm 2021, vị trí của Việt Nam được cải thiện, thay đổi từ 50/60 lên 47/105 quốc gia được xếp hạng.
Qua đánh giá của Brand Finance, Việt Nam đã phát huy tương đối tốt mọi khía cạnh của quyền lực mềm, đặc biệt là sự hội nhập của Thương hiệu quốc gia Việt Nam và các thương hiệu sản phẩm hàng đầu.

8. Việt Nam nằm trong "top" 10 thị trường logistics mới nổi toàn cầu

Việt Nam đứng ở vị trí thứ 8 trong top 10 quốc gia đứng đầu bảng Chỉ số Logistics thị trường mới nổi 2021. Đây là thông tin do nhà cung cấp dịch vụ kho vận hàng đầu thế giới Agility công bố.
Theo báo cáo, năng lực sản xuất, trình độ công nghệ cao của Việt Nam đã cải thiện và tăng đáng kể. Điều này giúp thu hút các nhà sản xuất nâng cao chuỗi giá trị.
© Ảnh : Facebook account of Ratraco LogisticsĐoàn tàu container.
Đoàn tàu container. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.12.2021
Đoàn tàu container.
Trong bối cảnh ngành logistics thế giới trải qua một năm đầy thử thách và biến động, việc Việt Nam lọt top 10 thị trường logistics mới nổi toàn cầu đã mở ra những cơ hội đầy triển vọng thu hút đầu tư của quốc gia này.
Điều này cũng phù hợp với nỗ lực đạt mục tiêu Chính phủ Việt Nam đề ra nhằm phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt từ 5-6%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt từ 15-20%.

9. Kỷ lục ‘có một-không-hai’ của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã lập kỷ lục chưa từng có trong lịch sử về điểm số, thanh khoản và số tài khoản mới trong năm 2021.
Người đàn ông kiểm tra dữ liệu thị trường chứng khoán - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.11.2021
Chứng khoán Việt Nam vượt đỉnh mọi thời đại, VCI của bà Thanh Phượng tăng mạnh
Vào phiên 25/11, VN-Index đạt mức cao nhất 1.500,8 điểm trong lịch sử giao dịch, tăng gần 36% so với cuối năm 2020. Thanh khoản thường xuyên đã đạt mức hàng tỷ USD, đặc biệt lập kỷ lục ngày 23/12 với gần 53 nghìn tỷ đồng, tương ứng gần 2,3 tỷ USD.
Chỉ trong 11 tháng, các nhà đầu tư trong nước mở mới hơn 1,3 triệu tài khoản chứng khoán, cao hơn tổng lượng tài khoản mở mới của 4 năm trước đó cộng lại. Nhà đầu tư trong nước chính là nhân tố quyết định xác lập các kỷ lục lịch sử của thị trường chứng khoán trong năm.

10. Vận hành thương mại tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của cả nước

Sau 10 năm chờ đợi, tuyến đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông được đưa vào vận hành khai thác chính thức vào ngày 6/11/2021.
Đây là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thủ đô và của cả nước, phương thức vận tải khách công cộng khối lượng lớn này hứa hẹn sẽ góp phần giảm tắc nghẽn giao thông tại Hà Nội.
Các máy bán thẻ tự động được bố trí ở tất cả các ga, thuận tiện cho hành khách mua vé. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.11.2021
Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Hết 2 tuần miễn phí, bắt đầu bán vé và đổi giờ chạy
Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông có tổng chiều dài 13,05 km, toàn bộ đi trên cao với 12 ga (điểm đầu là ga Cát Linh, điểm cuối là ga Yên Nghĩa) và 13 đoàn tàu.
Với tổng vốn đầu tư là 18.000 tỷ đồng, dự án sử dụng vốn vay ODA của Trung Quốc. Số vốn này tăng thêm 57% so với dự toán ban đầu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала