Việt Nam: Phải nối lại ngay đường bay với Châu Âu, Úc nếu không muốn ‘phá sản’

© Ảnh : Phan Sáu - TTXVNKhánh Hòa đón khách du lịch Nga có "hộ chiếu vaccine"
Khánh Hòa đón khách du lịch Nga có hộ chiếu vaccine - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.12.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã làm việc với 5 bộ ngành liên quan và thống nhất nối lại ngay đường bay đi và đến châu Âu (Pháp, Đức, Nga) và Úc.

Khẩn trương nối lại đường bay từ đầu năm 2022

Chính phủ Việt Nam đã giao cho Bộ GTVT chủ động quyết định kế hoạch nối lại đường bay quốc tế thường lệ. Theo đó, Bộ đã thống nhất nối lại ngay đường bay đi/đến châu Âu (Pháp, Đức, Nga) và Úc.
Như Sputnik đã đưa tin, từ ngày 1/1/2022 Việt Nam sẽ nối lại đường bay thường lệ với năm quốc gia là Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Campuchia và Mỹ.
© Ảnh : Phan Sáu - TTXVNKhánh Hòa đón khách du lịch Nga có "hộ chiếu vaccine"
Khánh Hòa đón khách du lịch Nga có hộ chiếu vaccine - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.12.2021
Khánh Hòa đón khách du lịch Nga có "hộ chiếu vaccine"
Làm rõ về thủ tục cấp thị thực nhập cảnh Việt Nam đối với người nước ngoài; đề nghị phía Việt Nam xem xét bỏ quy định cách ly với khách nhập cảnh; xem xét tăng tần suất bay là những vấn đề mà đại diện ngoại giao các quốc gia trên đều quan tâm.
Với sự xuất hiện của biến chủng mới Omicron, các hãng hàng không của Việt Nam và các đối tác hiện đang đàm phán bổ sung quy định bắt buộc test nhanh đối với hành khách trước khi lên máy bay.
Nhật Bản và Hàn Quốc là hai quốc gia “kỹ tính” trong việc siết chặt chính sách hạn chế người nhập cảnh, hoặc áp dụng cách ly liên quan đến biến chủng SARS-CoV-2 mới. Trong khi đó, Trung Quốc và Lào chưa có phản hồi.
Sân bay quốc tế Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) đón thành công chuyến bay thứ 4 theo chương trình thí điểm đón khách có “Hộ chiếu vaccine”, đưa 301 hành khách từ Pháp về Việt Nam, ngày 23/9/2021. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.12.2021
Đại dịch COVID-19
Biến chủng Omicron liệu có ‘đe dọa’ tới 5 đường bay quốc tế sắp mở của Việt Nam?

Quy định cách ly không thống nhất dễ gây ‘phá sản’

Năm 2021 là quãng thời gian “lao đao” đối với ngành hàng không Việt Nam. Làn sóng dịch COVID-19 thứ tư bùng phát trên diện rộng dẫn đến giãn cách xã hội tại các tỉnh, thành trên diện rộng khiến việc đi lại của người dân gián đoạn, gây thiệt hại nặng nề cho vận tải đường không.
Sự xuất hiện của biến chủng mới Omicron càng đe dọa sự phục hồi của ngành giao thông này. Theo Bộ GTVT, sự không thống nhất trong quy định về cách ly giữa các địa phương hiện đang là rào cản kỹ thuật khiến nhu cầu khách giảm, việc thực hiện các chuyến bay thường lệ quốc tế không khả thi, và trái với hướng dẫn của Bộ Y tế (theo văn bản 10688/BYT-MT).
Đơn cử, UBND TP. Hà Nội yêu cầu khách nhập cảnh về từ các quốc gia xuất hiện biến chủng Omicron phải cách ly. Trong khi đó, Sở Y tế TP. HCM lại đề nghị các hãng hàng không phải cung cấp danh sách khách nhập cảnh trước chuyến bay ít nhất 24 giờ, trong khi các thông tin này khách buộc phải khai báo trên ứng dụng PC-COVID và IGOVN.
© AP Photo / Hau DinhHành khách mặc đồ bảo hộ tại sân bay Nội Bài, Hà Nội, Việt Nam
Hành khách mặc đồ bảo hộ tại sân bay Nội Bài, Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.12.2021
Hành khách mặc đồ bảo hộ tại sân bay Nội Bài, Hà Nội, Việt Nam
Tất cả những quy định trên của Hà Nội và TP. HCM đều chưa phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế.
Để giải quyết tình trạng này, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ sớm giao Bộ Y tế có hướng dẫn hoặc khuyến cáo cụ thể về các thị trường có thể nối lại đường bay, các biện pháp phòng chống dịch phù hợp với biến chủng Omicron.
Đồng thời, kiến nghị Chính phủ yêu cầu các địa phương thống nhất biện pháp phòng, chống dịch với người nhập cảnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Ngoài ra, Bộ GTVT cũng đề xuất xem xét chấp thuận tăng tần suất bay với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, thí điểm nối lại đường bay với châu Âu và Úc để đáp ứng nhu cầu về quê đón Tết của người Việt.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала