Tại sao không thể đưa con người di chuyển liên hành tinh và liên sao?

© Depositphotos.com / DiversepixelTàu vũ trụ trên hành tinh khác
Tàu vũ trụ trên hành tinh khác - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.01.2022
Đăng ký
Cả Cơ quan vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) và Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã từng thông báo rằng, trong tương lai gần họ sẽ chế tạo tàu vũ trụ với động cơ mới có khả năng bay đến các hành tinh gần nhất, và thậm chí bay tới các ngôi sao.
Một trăm năm trước, tổng công trình sư Sergei Korolev cũng đã hứa sắp có những chuyến bay như vậy "do công đoàn hỗ trợ". Điều gì đang cản trở con người thực hiện những chuyến bay liên hành tinh? Và những vấn đề gì cần giải quyết?
Con tàu vũ trụ nhanh nhất sẽ bay đến ngôi sao gần nhất trong hàng triệu năm. Tên lửa sử dụng nhiên liệu hóa học có thể bay với tốc độ cao hơn gấp 2-3 lần, nhưng, điều đó vẫn không đủ. Hơn nữa, để tăng tốc, con tàu vũ trụ có thể sử dụng hỗ trợ trọng lực, giống như những cảnh phim khoa học viễn tưởng. Nhưng, điều này chỉ mang lại một lợi thế rất nhỏ. Tại sao lại thế?
Các hành tinh chuyển động nhanh có khối lượng nhỏ nằm gần nhất với Mặt trời, trong khi các hành tinh có khối lượng và lực hấp dẫn lớn hơn thì chuyển động chậm, nằm rất xa nhau.
Ví dụ, tàu vũ trụ Voyager 1 của Mỹ đã lợi dụng sự sắp xếp thuận lợi của các hành tinh và rời khỏi Hệ mặt trời. Cuối cùng, Voyager 1 ở cách Trái đất 151,5 đơn vị thiên văn (AU), tương đương 22,6 tỷ km. Tốc độ của nó là 16 km / giây. Con tàu Voyager 1 đã được phóng vào năm 1977, và nó sẽ bay đến hệ sao gần nhất trong hàng trăm nghìn năm.
© Ảnh : NASA/JPL-Caltech/KSCTàu vũ trụ Voyager của Mỹ
Tàu vũ trụ Voyager của Mỹ  - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.12.2021
Tàu vũ trụ Voyager của Mỹ

Nhiên liệu

Ngày nay, tất cả các tên lửa đều chạy bằng nhiên liệu hóa học. Có cả những ý tưởng để chứng minh tính khả thi của động cơ tên lửa đẩy sử dụng năng lượng hạt nhân, nhiệt hạch và thậm chí cả phản vật chất và vật chất tối. Tuy nhiên, các ý tưởng này chưa thành hiện thực. Về mặt cấu trúc, các lò phản ứng hạt nhân và nhiệt hạch phải có kích thước rất lớn. Để thực hiện một chuyến bay liên sao, phải có con tàu vũ trụ với kích thước khổng lồ bằng mặt trăng. Một tàu vũ trụ với lực đẩy như vậy phải được lắp ráp để phóng lên không gian từ quỹ đạo. Nhưng, bằng cách nào có thể thực hiện điều này? Câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ.
Phòng sang trọng Luxury Villa  tại khách sạn Voyager Station Space - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.03.2021
Multimedia
Phòng nhìn xuống trái đất: khách sạn không gian đầu tiên sẽ trông như thế nào?

Bức xạ vũ trụ

"Hiện nay, tất cả các chuyến bay vũ trụ có người lái đều được bảo vệ khỏi bức xạ bởi từ trường Trái đất. Các chuyến bay lên Mặt trăng cũng tương đối an toàn. Không thể đoán trước điều gì sẽ xảy ra với những người lên đường bay đến hành tinh gần nhất là sao Hỏa", - chuyên gia Sergei Gorbunov, cựu thư ký báo chí của cơ quan Roscosmos, thành viên quốc hội của quốc gia vũ trụ Asgardia, nói với đài Sputnik.
Mức độ phơi nhiễm bức xạ trong không gian liên hành tinh và liên sao có thể lớn hơn hàng chục và thậm chí hàng trăm lần so với bức xạ trên trạm quỹ đạo ISS. Và cường độ của nó không thể đoán trước được. Ngay cả sau một vài năm, liều lượng bức xạ có thể gây tử vong cho con người hoặc bất kỳ sinh vật nào. Các loại vi khuẩn và nấm không thể tồn tại trong suốt 100 năm bay. Bức xạ cũng gây nguy hiểm cho các thiết bị điện tử trên tàu. Những gì có thể được thực hiện để giải quyết vấn đề? Các nhà khoa học đang thử nghiệm lớp phủ điện từ hoặc nước cho vỏ tàu. Thử nghiệm đầu tiên của các lớp phủ như vậy có thể được thực hiện tại căn cứ trên Mặt Trăng.
© Ảnh : NASAPhi hành gia NASA Drew Feustel bước ra ngoài không gian mở
Phi hành gia NASA Drew Feustel bước ra ngoài không gian mở  - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.12.2021
Phi hành gia NASA Drew Feustel bước ra ngoài không gian mở

Trọng lực thấp

Đối với con người, tình trạng không trọng lượng là mối nguy hiểm chết người. Trong quá trình chuyến bay dài, cơ thể bị lão hóa nhanh hơn, mất mô xương, hệ thống tim mạch bị suy thoái.
"Các nhà du hành vũ trụ đầu tiên đã bay vào vũ trụ chỉ trong vài ngày, nhưng, tình trạng sức khỏe của họ rất tồi tệ sau khi họ trở về. Đến nay, các chuyên gia đã phát triển các phương pháp đào tạo và các phương pháp đảm bảo sức khỏe, dinh dưỡng cho các nhà du hành vũ trụ để họ có thể sống trong tình trạng không trọng lực trong một năm mà không có tác động có hại sức khỏe”, - chuyên gia Lyudmila Buravkova, Phó Giám đốc phụ trách Nghiên cứu của Viện Y sinh thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cho biết.

Tâm lý

Thời gian bị cô lập kéo dài và nguy cơ không bao giờ trở về Trái đất là một thử nghiệm không kém phần nghiêm trọng đối với con người. Nhiều dự án chuyên bay liên hành tinh, thám hiểm sao Hỏa với các nhà du hành vũ trụ đã không được thực hiện do các cân nhắc về đạo đức, mặc dù đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật. Nếu có những tình nguyện viên sẵn sàng thực hiện chuyến bay một chiều vì mục đích nghiên cứu khoa học, thì hiếm có người nào sẵn sàng đưa ra quyết định gửi các nhà du hành đến “cái chết cầm chắc trong tay”.
Dự án của Trạm tái sinh sinh học thực nghiệm (EBIOS), được thiết kế để sống trên sao Hỏa - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.01.2020
Multimedia
Liệu ngôi nhà trên sao Hỏa có phải là một tương lai thực sự?
Tuy nhiên, con người vẫn tìm mọi cách để vượt qua những trở ngại. Nhiệm vụ trước mắt là khám phá các định luật vật lý mới để vượt qua tốc độ ánh sáng, thay đổi bản thân con người để một loài mới có thể tồn tại trong không gian. Sau đó có thể bay lên vũ trụ để thực hiện các chuyến bay liên hành tinh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала