Nhiệt điện Thái Bình 2: Từ ‘di sản’ ông Đinh La Thăng đến quyết tâm của Thủ tướng

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamTổng công ty Dầu khí Việt Nam.
Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.01.2022
Đăng ký
Dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đang được Chính phủ, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam/PVN) hồi sinh thần kỳ từ ‘di sản’ thời ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh.
Từ một dự án ‘bết bát’, thua lỗ, đến nay, nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 với tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD đã được PVN lấy lại tiến độ, khắc phục tồn tại, đẩy nhanh tốc độ hòa lưới điện các tổ máy, phấn đấu ‘về đích’ trong năm 2022.

Quyết tâm của Chính phủ Thủ tướng Phạm Minh Chính

Như Sputnik đề cập, dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam – PVN) làm chủ đầu tư, ở xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Đây là một trong những dự án trọng điểm của ngành điện tại Trung tâm Điện lực Thái Bình, có vai trò đặc biệt quan trọng đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế vùng duyên hải Bắc Bộ, cũng như cả nước.
Tuy nhiên, trong suốt quá trình triển khai dự án này, phía PVN đã gặp vô vàn khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là hàng loạt sai phạm đặc biệt nghiêm trọng đã được cơ quan chức năng kết luật, xử lý hình sự (Nhiệt điện Thái Bình 2 từng được gọi là ‘di sản’ thời ông Đinh La Thăng – Trịnh Xuân Thanh). Tuy nhiên, điểm rất may mắn là đến nay, Chính phủ liên tục có sự chỉ đạo sát sao, tìm giải pháp toàn diện khắc phục đối với dự án này trong giai đoạn tiếp theo.
Chủ sở hữu  công ty Novatek Leonid Mikhelson - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.12.2021
NOVATEK và PetroVietnam Power ký thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực LNG và năng lượng
Điển hình như năm 2021, giai đoạn đầu tiên của nhiệm kỳ, kể từ khi chính thức lên nắm cương vị lãnh đạo Chính phủ, cùng với việc đảm bảo mục tiêu kép – vừa chống dịch Covid-19 – vừa đảm bảo duy trì hoạt động kinh tế, sản xuất, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã rất quan tâm chỉ đạo xử lý các vấn đề còn khó khăn, vướng mắc, tồn đọng lâu dài. Trong đó, danh sách 12 đại dự án thua lỗ của ngành Công Thương đã dần được khắc phục và nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 là ví dụ điển hình nhất.
Vào giai đoạn khởi công xây dựng – năm 2011 dưới thời ông Đinh La Thăng, dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 được kỳ vọng là một trong những dự án năng lượng trọng điểm, góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu điện đang tăng bình quân 14%/năm của nền kinh tế xã hội Việt Nam (giai đoạn 2011-2015).
Dự án được cho là sẽ góp phần bảo đảm cung cấp điện an toàn và kinh tế cho khu vực đồng bằng sông Hồng, giảm sự phụ thuộc vào nguồn thủy điện, đặc biệt vào mùa khô và các năm cạn kiệt nước. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm, vì nhiều nguyên nhân, cả khách quan lẫn chủ quan, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, theo Cổng thông tin Chính phủ đánh giá.
Đặc biệt, lãnh đạo Chính phủ Việt Nam lo lắng về tình hình triển khai dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 còn nhiều khó khăn, nhất là khi với tổng nguồn vốn gần 42.000 tỷ đồng, nếu chỉ tính lãi suất, mỗi ngày dự án chậm tiến độ là thiệt hại hàng tỷ đồng, chưa kể thiệt hại về chi phí cơ hội.
Trước tình hình này, ngày 15/7/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp Thường trực Chính phủ xem xét giải quyết dứt điểm những vướng mắc, vấn đề tồn đọng kéo dài liên quan đến dự án Nhiệt điện Thái Bình 2.
Dự án NMNĐ Thái Bình 2 phấn đấu hoàn thành trong năm 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.09.2021
PVN bổ nhiệm 2 Phó Ban Quản lý dự án Nhiệt điện Dầu khí Thái Bình 2
Tại đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, phải thực hiện nghiêm theo các kết luận, chỉ đạo của Ban Bí thư, của Thường trực Chính phủ, Thủ tướng. Phải sớm xử lý những vướng mắc, hạn chế, khó khăn, bất cập, sớm đưa dự án vào khai thác, sử dụng, tránh lãng phí nguồn lực của Nhà nước, tiền của công sức của nhân dân đã bỏ ra.
“Dự án thua lỗ, yếu kém này gây bức xúc trong nhân dân”, Thủ tướng lưu ý và giao Phó Thủ tướng Lê Văn Thành trực tiếp xử lý kịp thời, có hiệu quả các tồn đọng, vướng mắc của dự án theo thẩm quyền.
Đối với các kiến nghị mà Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) Hoàng Quốc Vượng đề xuất, có 4 vấn đề thuộc thẩm quyền của PVN, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh đề nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo PVN xử lý giải quyết theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.
Với 3 kiến nghị gồm thu hồi tạm ứng hợp đồng EPC, phạt hợp đồng, chi phí quản lý mua sắm thiết bị của tổng thầu, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải làm rõ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn cũng như nguồn lực về tài chính cần thiết để trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp theo thẩm quyền của các cấp.
Thủ tướng cũng yêu cầu tìm hiểu ưu nhược điểm của hai phương án xử lý do PVN đề xuất gồm – thứ nhất là một số cơ chế đặc thù (do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đề nghị) và thứ hai là giải quyết theo gói tài chính cụ thể do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu phải bảo vệ những người dám làm, dám chịu trách nhiệm, không có động cơ cá nhân, mục đích xấu, không tham nhũng, tiêu cực trong quá trình xử lý, giải quyết những vấn đề liên quan dự án, đồng thời, đề nghị PVN giải quyết ngay chế độ, chính sách cho cán bộ, công nhân viên chức người lao động theo quy định từ nguồn hợp pháp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.12.2021
Ông Phạm Minh Chính nói phải cải thiện quan hệ với thị trường Trung Quốc

‘Không để chậm tiến độ thêm nữa’

Ngay sau chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính, ngày 23/7, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cùng đoàn công tác đã trực tiếp xuống kiểm tra thực địa và giao ban tại công trường về tiến độ dự án.
Chủ tịch PVN Hoàng Quốc Vượng tiếp tục khẳng định quyết tâm đưa cả hai tổ máy của nhà máy vào hoạt động vào cuối năm 2022.
“Về nguồn lực, PVN sẽ nỗ lực có thể bảo đảm để triển khai dự án, sẽ có các cơ chế hỗ trợ tổng thầu”, lãnh đạo PVN nói.
Đơn vị tư vấn quản lý dự án Công ty Fichner - ông Bob Hutchison tin tưởng, nhờ có sự ủng hộ của Chính phủ, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 sẽ đạt được tiến độ đã nêu, mọi khó khăn trên công trường hoàn toàn có thể xử lý được để không bị ngưng trệ tiến độ.
Tại cuộc làm việc này, Phó Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm, các việc cũ liên quan sai phạm thì đã giao các cơ quan kết luận, làm rõ.
"Việc cần làm là tiếp tục đầu tư, đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành, đưa dự án vào vận hành trong năm 2022. Dự án không thể chậm tiến độ thêm nữa”, Phó Thủ tướng nói.
Đại diện lãnh đạo Chính phủ yêu cầu kiên quyết xử lý, thay thế các nhà thầu không đáp ứng được yêu cầu năng lực, vi phạm quy định và cam kết trong hồ sơ dự thầu và hợp đồng.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cũng nêu rõ, phải giữ nghiêm kỷ luật kỷ cương, phân cấp, ủy quyền mạnh hơn cho ban quản lý dự án.
“Nếu cá nhân, nhà thầu nào không đủ năng lực thì thay ngay”, đại diện Bộ Công Thương bày tỏ.
Đơn vị thi công báo cáo tiến độ thực hiện dự án với Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và đoàn công tác - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.12.2021
Vì sao Chính phủ làm cao tốc Bắc – Nam bằng 100% tiền ngân sách?
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh, cần rà soát, xác định tiến độ từng công việc, gồm xây dựng, lắp máy, kho than, vật tư, hệ thống băng tải, định kỳ báo cáo kết quả triển khai về Văn phòng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia các công trình trọng điểm điện lực để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Đối với việc Ban Quản lý dự án và Tổng thầu còn một số vấn đề chưa thống nhất, ông Thành lưu ý, phải có đoàn kết, bản lĩnh, đổi mới, hành động mới có thể thành công.
“Phải xốc lại tinh thần hành động, thống nhất quan điểm từ lãnh đạo tập đoàn, đến ban quản lý dự án, tổng thầu. Ai cố tình cản trở quá trình hoàn thành dự án thì người đó phải chịu trách nhiệm và sẽ bị xử lý nghiêm”, Phó Thủ tướng lưu ý.
Đến ngày 4/9/2021, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành trở lại kiểm tra dự án đặc biệt này. Tiến độ đã tăng lên đáng khích lệ so với lần kiểm tra trước hồi tháng 7/2021.
Theo đó, Tổng Giám đốc đơn vị tổng thầu đã được thay thế, hàng loạt cán bộ có chuyên môn cao được điều chuyển về để tăng cường. Lúc này, tâm lý lo ngại dự án khó về đích đúng hẹn hay thậm chí là “không hẹn ngày về” đã không còn.
Đáng chú ý, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đặt ra mốc, phấn đấu hòa lưới điện vào ngày 30/4/2022 thay vì đầu tháng 6/2022 như mục tiêu của PVN đặt ra, bởi nhà máy hoạt động sớm mỗi ngày là tiết kiệm hàng chục tỷ đồng.
“Tôi sẽ sát cánh cùng các đồng chí, không để các đồng chí làm một mình, chịu trách nhiệm một mình”, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nêu rõ.
Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 đang được đẩy mạnh tập trung thi công. Theo ghi nhận, có ngày trên công trường huy động tới 459 người làm việc, bất chấp ngày và đêm, lễ lạt hay ngày thường.
Anh Việt cùng các nhân viên y tế sơ cứu người bị tai nạn tại hiện trường - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.01.2022
FAS Angel - Đội 'thiên thần áo xanh' hỗ trợ sơ cứu
Đáng chú ý, chính nhơ fsự quan tâm, chia sẻ, chung sức, thúc đẩy của Chính phủ, các bộ, ngành đã mang lại khí thế mới cho dự án. Hiện đã có khẩu hiệu mới đã được đặt ngay lối vào trụ sở Ban Quản lý dự án:
“Mỗi ngày vào sớm tiết kiệm hàng chục tỷ đồng” và trong hội trường, nơi tiến hành giao ban hằng ngày, là khẩu hiệu “One team, one goal” (Một tập thể, Một mục tiêu).
Theo đó, tiến độ đã được lấy lại gần như cơ bản, đơn vị thi công đã khởi động đốt lửa lò hơi phụ, đóng điện hệ thống nước làm mát, chạy thử nhiều hạng mục tiến tới về đích đúng cam kết.
Gần nhất, tại cuộc kiểm tra và giao ban của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại công trường dự án vào thời điểm cuối năm 2021 (26/12 – cuộc kiểm tra trực tiếp thứ 3 trong vòng 5 tháng của đại diện lãnh đạo Chính phủ), các đơn vị báo cáo, đã cơ bản khắc phục tồn đọng tại Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.
Báo cáo về tiến độ dự án, ông Phạm Xuân Trường, Trưởng Ban Quản lý dự án cho hay, đến nay, đã cơ bản bù được nhiều mốc quan trọng. Tổng thế đạt 86,83% chỉ còn chậm 0,36%, tiến độ thi công đạt 85,78%, chậm 0,41%; tiến độ thiết kế đạt 100%, tiến độ chạy thử đạt 14,33%, chậm 1,125% (tính đến 26/12/2021).
Đáng mừng hơn là thông tin dự án đã có thể hòa lưới điện tổ máy 1 vào ngày 30/4/2022. Phấn đấu đốt than lần đầu vào ngày 16/6/2022 và phát điện thương mại tổ máy số 1 vào 30/11/2022, phát điện tổ máy số 2 vào 31/12/2022.
Tổng Giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng lưu ý, những điểm rủi ro, quan ngại được nêu trong lần kiểm tra trước đã được cơ bản giải quyết. Đơn cử như kết nối với chuyên gia nước ngoài, kiện toàn đội ngũ lãnh đạo, cơ chế phân cấp, phần quyền, do đó phấn đấu 23/2 đốt dầu lần đầu tổ máy số 1.
Ông Phạm Xuân Trường cũng nhấn mạnh, Ban Quản lý dự án sẽ nỗ lực tối đa để có thể hòa lưới điện tổ máy số 1 theo yêu cầu của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành.
Đánh giá nhiều công việc đã chuyển biến tích cực, Phó thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng kết quả đạt được là nhờ vào yếu tố con người, nguồn lực được bố trí đầy đủ cũng như sự sát sao của lãnh đạo PVN, chủ đầu tư, đã thường xuyên kiểm tra việc thi công dự án.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành phát biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.09.2021
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: ASEAN-Trung Quốc cần đoàn kết hơn nữa

Nhiệt điện Thái Bình 2: Từ hoài nghi đến niềm tin

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đánh giá cao những chuyển biến tích cực đang diễn ra trên công trường thi công dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 và khẳng định, tất cả nằm ở yếu tố con người, nguồn lực bố trí đầy đủ cũng như sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam…
Chắc hẳn, từng có thời điểm, nhất là sau khi hàng loạt cựu lãnh đạo PVN, PVC như các ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh bị xử lý sai phạm, dự án được đưa vào danh sách một trong 12 đại dự án thua lỗ của ngành Công Thương, không ít người hoài nghi, thậm chí còn cho rằng, dự án làm bằng… niềm tin” với hàm ý về tính bất khả thi, thiếu hiện thực. Tuy nhiên, đến hôm nay, niềm tin đã trở lại, với cơ sở rõ ràng, dự án sẽ không lỡ hẹn, chậm tiến độ, gây hậu quả nghiêm trọng nữa.
Nhờ sự quan tâm, quyết liệt ủng hộ và sát sao từ Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, lãnh đạo Tập đoàn PVN, lãnh đạo Ban Quản lý dự án, chuyên gia giám sát, tư vấn đến các nhà thầu, công nhân, người lao động đã thể hiện quyết tâm cao nhất, sớm đưa dự án trị giá gần 2 tỷ đô sớm về đích.
Cùng với đó, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, chủ đầu tư dự án, luôn khẳng định quyết tâm, bố trí đầy đủ nguồn lực cho dự án, giao ban đều đặn hàng tuần về tiến độ thực hiện dự án.
Chính phủ yêu cầu thời gian tới, đối với dự án, không được để thiếu vật tư, thiết bị đối với công tác lắp đặt, chạy thử các hệ thống, không được để thiếu tài chính, nhất là khi dự án đang vào giai đoạn nước rút, đẩy nhanh tiến độ.
Chủ tịch PVN Hoàng Quốc Vượng thừa nhận, mục tiêu đặt ra là thách thức lớn song tập đoàn, ban quản lý dự án sẽ nỗ lực hết sức, bố trí đủ nguồn lực, phải làm sao bù lại tiến độ để hòa lưới điện tổ máy 1 vào ngày 30/4/2022 và đưa toàn bộ nhà máy vào hoạt động sớm nhất có thể.
Khu khai thác dầu tại mỏ Bạch Hổ (thuộc Petrovietnam), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giữ vị trí thứ 4 trong Top Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2021
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.12.2021
Ấn Độ là một trong các đối tác quan trọng của Việt Nam trong hợp tác dầu khí
Cùng với đó, Phó Thủ tướng yêu cầu phải chú trọng công tác đảm bảo an toàn trong thi công, lắp đặt, chạy thử và vận hành nhà máy. Thường xuyên đi kiểm tra tại tất cả các công đoạn, nếu thấy mất an toàn là yêu cầu dừng ngay vì an toàn lao động là vô cùng quan trọng. Đồng thời, Ban Quản lý cũng cần bố trí thi công 3 ca, chăm lo cho đời sống người lao động, có phương án hợp lý luân phiên công nhân ở lại công trường và công nhân về quê ăn Tết.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh, đối với dự án trọng điểm như Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, bản thân ông cũng như Chính phủ sẽ theo dõi sát sao, tiếp tục kiểm tra định kỳ, đảm bảo không để dự án chậm trễ thêm nữa.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала