RCEP có hiệu lực: Chuyến tàu hàng đầu tiên từ Trung Quốc đến Việt Nam

© Sputnik / Vitaliy Ankov / Chuyển đến kho ảnhTàu container Fesco Diomid cập cảng Vladivostok
Tàu container Fesco Diomid cập cảng Vladivostok - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.01.2022
Đăng ký
Chuyến tàu hàng đầu tiên sau khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực đã xuất phát từ Nam Ninh (Trung Quốc) đến Hà Nội, Việt Nam.
RCEP mang đến cho Việt Nam cả những cơ hội lẫn thách thức mới, trong đó, áp lực cạnh tranh sẽ ít nhiều gia tăng, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh cải cách, thay đổi, để phát triển.

Chuyến tàu RCEP khởi hành từ Trung Quốc đến Việt Nam ngày đầu năm 2022

Sáng ngày 1/1/2022, một chuyến tàu chở hàng đã khởi hành từ Cảng đường sắt quốc tế Nam Ninh, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) để lên đường đến Hà Nội.
Theo Tân Hoa Xã, đây là chuyến tàu hàng đầu tiên của Trung Quốc sau khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực cùng ngày.
Chuyến tàu mang ký hiệu X9101 vận chuyển 25 container hàng hóa chở hơn 800 tấn hàng hóa như linh kiện điện tử, nhu yếu phẩm hàng ngày, và các sản phẩm hóa chất… Chuyến tàu dự kiến đến Hà Nội sau 28 tiếng.
Ma Ziqiang, Tổng giám đốc của một nhà cung cấp dịch vụ chuỗi cung ứng địa phương, chủ sở hữu lô hàng được giao nói trên, cho biết RCEP giúp làm giảm thuế hải quan một cách đáng kể.
Phát biểu tại lễ khởi hành, Giám đốc Sở Thương mại Quảng Tây Dương Xuân Đình nhấn mạnh, RCEP là cửa ngõ mở cửa và hợp tác của Trung Quốc với các nước ASEAN.
Cảng Đình Vũ - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.10.2021
Việt Nam kỳ vọng lớn từ ‘siêu hiệp định RCEP’
Theo ông Đình, RCEP đi vào hiệu lực đã mang đến cho Quảng Tây cơ hội mới quan trọng để phát triển và mở cửa. Hiệp định sẽ tăng cường hợp tác giữa Quảng Tây và các quốc gia thành viên RCEP, từ đây, quy mô thương mại và mức độ hợp tác sẽ liên tục được nâng cao.

Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia RCEP

Các thành viên tham gia RCEP bao gồm 10 nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand, chiếm gần 30% dân số (2,7 tỷ người) và tổng sản phẩm quốc nội GDP (26.200 tỷ USD) toàn thế giới. Với những con số này, RCEP là thỏa thuận tự do thương mại lớn nhất thế giới.
Tham gia vào RCEP, Việt Nam cùng các nước đối tác sẽ xóa bỏ thuế quan đối với ít nhất 64% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
Hiệp định chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phục hồi của khu vực sau đại dịch Covid-19, góp phần đẩy mạnh kinh tế toàn cầu.
Với việc cho xuất phát chuyến tàu trên, phía doanh nghiệp Trung Quốc đã cho thấy sự chuẩn bị kỹ lưỡng và nhanh chóng tận dụng lợi thuế thuế quan ưu đãi của Hiệp định.
Trước đó, ngày 31/12/2021, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore Gan Kim Yong nhấn mạnh việc RCEP có hiệu lực sẽ tạo động lực cho mối quan hệ thương mại kinh doanh giữa Singapore và các nước thành viên.
“Việc RCEP có hiệu lực sau 1 năm được ký kết cho thấy quyết tâm và cam kết của khu vực về làm việc làm sâu sắc thêm hội nhập kinh tế vào thời điểm khó khăn hiện nay”, ông Gan Kim Yon phát biểu.
Trong khi đó, Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Dato Lim Jock Hoi nhấn mạnh, việc thực thi RCEP sẽ là “chất xúc tác” để mở rộng đầu tư và thương mại khu vực, từ đó vực dậy nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Ngoại trưởng Campuchia Prak Sokhonn - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.12.2021
Liệu Campuchia có đưa ASEAN tới giải pháp cho vấn đề Myanmar?
Tổng thư ký ASEAN cho rằng, RCEP mở rộng các quy định chung về nguồn gốc xuất xứ, đơn giản hóa thủ tục hải quan, tạo thuận lợi cho thương mại, giúp môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng và dễ đoán định hơn cho các doanh nghiệp. Điều này sẽ củng cố xu hướng hội nhập kinh tế khu vực.
Các chuyên gia đánh giá, Hiệp định RCEP sẽ mang lại cả thách thức lẫn cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đầu tiên, Hiệp định RCEP có thể gây ra sức ép cạnh tranh đối với hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam.
Bởi lẽ đặc điểm các nền kinh tế trong khu vực RCEP cho thấy nhiều đối tác có cơ cấu sản phẩm tương tự và năng lực cạnh tranh mạnh hơn Việt Nam, trong khi chất lượng và hàm lượng giá trị gia tăng của hầu hết sản phẩm của Việt Nam còn khiêm tốn. Vì vậy, khi Hiệp định RCEP có hiệu lực sức ép cạnh tranh sẽ gia tăng.
Bên cạnh đó, đầu vào sản xuất của Việt Nam vẫn phụ thuộc nhất định vào các nguồn nhập khẩu, trong khi khả năng cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị khu vực và mức độ tham gia cung cấp thương mại dịch vụ toàn cầu của Việt Nam còn hạn chế.

Ai hưởng lợi từ RCEP?

Nguyên tắc quan trọng của RCEP là nhượng bộ thuế quan, theo đó loại bỏ 90% thuế quan trong khối, và những nhượng bộ này là chìa khóa để hiểu được những tác động ban đầu của RCEP đối với thương mại.
Trong khi nhiều loại thuế quan được bãi bỏ ngay lập tức, các loại thuế khác sẽ được cắt giảm dần trong 20 năm. Các mức thuế vẫn có hiệu lực chủ yếu là với các sản phẩm trong các lĩnh vực chiến lược, chẳng hạn như nông nghiệp và công nghiệp ô tô, nơi nhiều thành viên RCEP từ chối các cam kết tự do hóa thương mại.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Đại hội Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam lần thứ VII - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.12.2021
VCCI đổi tên thành Liên đoàn thương mại và công nghiệp Việt Nam
Thương mại giữa 15 nền kinh tế của khối trị giá khoảng 2,3 nghìn tỷ USD vào năm 2019. Đánh giá của Ủy ban Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) cho thấy các nhượng bộ thuế quan của RCEP có thể thúc đẩy xuất khẩu nội khối lên gần 2%, tương đương 42 tỷ đô la Mỹ.
Cũng theo UNCTAD, các thành viên RCEP sẽ được hưởng lợi trong các phạm vi khác nhau của hiệp định. Các nhượng bộ về thuế quan sẽ tạo ra tác động thương mại cao hơn cho các nền kinh tế lớn nhất trong khối, chủ yếu là vì mức thuế quan vốn đã thấp giữa nhiều thành viên RCEP khác.
Ước tính, Nhật Bản là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​các nhượng bộ thuế quan của Hiệp định, chủ yếu là do các tác động chuyển hướng thương mại. Xuất khẩu của Nhật Bản dự kiến​​ tăng khoảng 20 tỷ USD, tương đương với 5,5% so với xuất khẩu của nước này sang các nước thành viên RCEP năm 2019.
Hiệp định cũng sẽ tác động tích cực lên xuất khẩu của hầu hết các nền kinh tế khác, bao gồm Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc và New Zealand. Trong khi đó, việc nhượng bộ thuế quan RCEP có thể làm giảm xuất khẩu của Campuchia, Indonesia, Philippines và Việt Nam.
Lý do là bởi những tác động tiêu cực trong chuyển hướng thương mại, vì một số mặt hàng xuất khẩu của các nền kinh tế này dự kiến ​​sẽ chuyển hướng sang lợi thế của các thành viên RCEP khác dưới sự khác biệt về mức độ nhượng bộ thuế quan.
Lấy ví dụ, một số mặt hàng nhập khẩu vào Trung Quốc từ Việt Nam sẽ được thay thế bằng hàng nhập khẩu từ Nhật Bản, vì tự do hóa thuế quan giữa Trung Quốc và Nhật Bản mạnh mẽ hơn.
Ảnh minh họa lời kêu gọi của Joe Biden với Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.01.2022
Liệu Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể thiết lập một cuộc đối thoại mới vào năm 2022?
Dù vậy, UNCTAD cho rằng, những tác động tiêu cực tổng thể đối với một số thành viên RCEP không đồng nghĩa với việc họ sẽ khá hơn nếu đứng ngoài RCEP.
Ngay cả khi không xét đến các lợi ích khác của RCEP ngoài nhượng bộ thuế quan, các tác động tạo ra thương mại thông qua gia nhập RCEP cũng giúp làm giảm bớt tác động chuyển hướng thương mại tiêu cực.
UNCTAD cho rằng, toàn bộ khu vực sẽ được hưởng lợi từ các nhượng bộ thuế quan của RCEP, phần lớn là do thương mại chuyển hướng khỏi các nước không phải là thành viên.
Khi việc hội nhập của các thành viên RCEP diễn ra sâu rộng hơn, những tác động chuyển hướng này còn được củng cố, điều mà các nước không tham gia RCEP có thể chưa tính đến.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала