- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Bộ trưởng Long nói về tham nhũng ngành y, Kiên Giang thanh tra vụ mua kit test Việt Á

© Ảnh : TTXVN - Phạm Trung KiênBộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trả lời các câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trả lời các câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.01.2022
Đăng ký
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thừa nhận, những vụ việc tham nhũng, tiêu cực trong ngành y vừa qua rất nghiêm trọng, đã làm xói mòn niềm tin của người dân. Tuy nhiên, đây không phải là hình ảnh đại diện cho toàn ngành và không thể làm phai mờ cống hiến của ngành y.
Thanh tra tỉnh Kiên Giang đã quyết định thanh tra việc liên kết, mua sắm trang thiết bị y tế, kit test xét nghiệm trên địa bàn, trong đó có hợp đồng với Công ty Việt Á của Sở Y tế Kiên Giang (trị giá hơn 64,9 tỷ đồng)

Việt Nam trong top 6 nước bao phủ vaccine cao nhất thế giới

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã có bài phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương đánh giá kết quả năm 2021 ngày 5/1.
Lãnh đạo Bộ Y tế cho rằng cuộc chiến phòng chống dịch COVID-19 chưa có trong tiền lệ, tạo thách thức chưa từng có đối với hệ thống y tế mà đôi lúc tưởng chừng khó vượt qua.
Xét nghiệm dương tính với coronavirus - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.01.2022
Sau Việt Á, các địa phương tiếp tục trong 'tầm ngắm’
Tuy nhiên, với chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và tham gia của mọi tầng lớp nhân dân, ngành y tế Việt Nam đã trụ vững, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, từng bước kiểm soát dịch bệnh, cùng với cả nước chuyển sang giai đoạn mới “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả Covid-19”.
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng, theo ông Long, đã có nhiều giải pháp chuyên môn chưa có trong tiền lệ được triển khai, bám sát thực tế diễn biến dịch bệnh như truy vết, giám sát, xét nghiệm, cách ly, phân tầng điều trị, thiết lập các trung tâm hồi sức, các trạm y tế lưu động, điều trị tại nhà.
“Chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 lớn nhất trong lịch sử đã được triển khai thành công với hơn 155 triệu liều, giúp tốc độ và tỷ lệ bao phủ tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 thuộc những nước hàng đầu trên thế giới, về đích sớm hơn so với mục tiêu khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới”, Bộ trưởng Long nói.
Theo Bộ trưởng, tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vaccine là 99,7% và tỷ lệ tiêm đủ 2 liều vaccine là 91,3% dân số từ 18 tuổi trở lên. Việt Nam, từ nước tiếp cận vaccine chậm, nhưng tốc độ và tỷ lệ bao phủ vaccine Covid-19 hiện thuộc top đầu thé giới. Cùng với đó, vaccine cũng là điều kiện quan trọng để thực hiện thích ứng an toàn theo Nghị quyết 128 của Chính phủ và phục hồi, phát triển kinh tế xã hội.
Cũng trong sáng nay, phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh cho biết, từ chỗ tiêm vaccine rất thấp, Việt Nam đã vượt lên là một trong 6 nước có tỷ lệ bao phủ vaccine cao nhất thế giới.
Tỷ lệ dân số 12-17 tuổi được tiêm mũi một là 86%; mũi hai là 57%. Các cơ quan cũng đang đặt mua vaccine để tiêm cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam đã xây dựng chiến lược và thúc đẩy ngoại giao vaccine, thành lập quỹ vaccine, tích cực nhập khẩu, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất, phát động chiến dịch tiêm chủng miễn phí toàn dân lớn nhất từ trước đến nay.
COVID-19: Đắk Lắk ghi nhận trên 6.500 ca nhiễm SARS-CoV-2
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.01.2022
‘Xin thề tôi trong sạch’ và ‘quả bom nổ chậm’ Việt Á

Tham nhũng, tiêu cực không làm mờ cống hiến của ngành y

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nêu rõ, chỉ tính riêng đợt dịch thứ 4 vừa qua, ngành y tế đã huy động lực lượng lớn nhất từ trước đến nay. Đã có hơn 25.000 chuyên gia, cán bộ y tế, y bác sĩ, kỹ thuật viên, nhân viên y tế, giảng viên và sinh viên các trường y dược tham gia phòng, chống dịch.
Đồng thời, vẫn có hàng nghìn cán bộ của các bệnh viện thuộc Bộ Y tế đang tiếp tục trực chiến trong các tâm dịch ở khu vực miền Nam của cả nước.
Bộ trưởng cho biết, ngành y tế đã cơ bản hoàn thành giải pháp mà Chính phủ giao, tiếp tục nâng cao hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở, khám chữa bệnh từ xa, đổi mới hệ thống quản lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Ngoài những kết quả đã đạt được, Bộ trưởng Long cũng thừa nhận, ngành còn tồn tại một số hạn chế, yếu kém.
Theo ông Long, năng lực đáp ứng của hệ thống y tế, y tế cơ sở còn hạn chế, các chế độ chính sách chưa phù hợp, đời sống cán bộ y tế có nhiều khó khăn, chưa kịp thời.
Đặc biệt, GS.TS Nguyễn Thanh Long đánh giá, những vụ việc tham nhũng, tiêu cực lợi dụng dịch bệnh để trục lợi đã xói mòn lòng tin đối với ngành y tế Việt Nam.
“Tuy những vi phạm, sai sót xảy ra vừa qua rất nghiêm trọng nhưng không là hình ảnh đại diện của ngành, không thể làm phai mờ những nỗ lực đóng góp, cống hiến đêm ngày cũng như sự hy sinh của đội ngũ thầy thuốc, các y bác sĩ, các cán bộ, nhân viên ngành y tế trong cuộc chiến với dịch COVID-19 trong suốt thời gian qua và cả trong thời gian sắp tới”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long bày tỏ.
Như Sputnik Việt Nam thường xuyên cập nhật, thời gian qua, nhiều cán bộ lãnh đạo, nguyên lãnh đạo ngành y tế cả ở Trung ương và địa phương đã bị cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an xác định có sai phạm, có không ít cán bộ bị xử lý hình sự, chủ yếu liên quan đến công tác đấu thầu, nâng khống giá thiết bị, vật tư phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19.
Ngoài các vụ việc ở Bệnh viện Mắt TP.HCM, CDC Hà Nội trước đó, hồi tháng 10 năm ngoái, GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, một thầy thuốc chuyên khoa Tim mạch nổi tiếng của Việt Nam, từng là Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, nguyên Giám đốc BV Tim Hà Nội bị khởi tố, gây chấn động dư luận.
Ông Nguyễn Quang Tuấn bị cáo buộc có sai phạm liên quan đến công tác đấu thầu mua sắm vật tư y tế hồi còn làm Giám đốc Viện Tim. Ông bị bắt và khởi tố về tội Vi phạm các quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Hôm 17/12, Bộ Công an khởi tố một loạt các đối tượng liên quan đến Công ty CP Công nghệ Việt Á. Phan Quốc Việt, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Thiết bị Việt Á, cùng một số thuộc cấp cũng bị khởi tố. Đáng chú ý, cũng liên quan vụ án này, C03 đã khởi tố ông Phạm Duy Tuyến (Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hải Dương - CDC tỉnh Hải Dương) và Nguyễn Mạnh Cường (nguyên kế toán trưởng CDC Hải Dương) về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Ông Tuyến được cho là đã nhận quà từ Việt Á gần 30 tỷ đồng.
Tiếp đó, cuối năm 2021, cơ quan chức năng của Việt Nam còn khởi tố một loạt cán bộ. Cụ thể, Bộ Công an đã khởi tố ông Nguyễn Nam Liên (Vụ trưởng Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế), Nguyễn Minh Tuấn (cựu Vụ trưởng Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế) về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Cùng tội danh này, các ông ông Trịnh Thanh Hùng (Vụ phó Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ) cũng bị khởi tố.
Dù khẳng định “mình trong sạch” với báo giới, nhưng hôm cuối tháng 12/2021 vừa qua, ông Nguyễn Văn Định (Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật, CDC Nghệ An) và Nguyễn Thành Danh (Giám đốc CDC Bình Dương) cùng bị khởi tố với cáo buộc Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, trong đó cơ quan chức năng xác định có cả dấu hiệu của tội Nhận hối lộ.
Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.12.2021
Đối nội Việt Nam năm 2021: Những “điểm cộng” và những “điểm trừ”

Việt Nam phải cảnh giác với Omicron

Phát biểu tại hội nghị hôm nay, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, dịch COVID-19 chưa thể kiểm soát được hoàn toàn trong năm 2022, chưa kể có thể xuất hiện các biến chủng mới nguy hiểm hơn, số ca mắc có thể tăng nhanh ngay cả khi đã tiêm vaccine, nếu không tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
Đặc biệt, GS.TS Nguyễn Thanh Long lưu ý, với sự xâm nhập của biến chủng Omicron và có thể sẽ còn xuất hiện thêm những biến chủng mới khác, đòi hỏi nỗ lực lớn hơn.
Tư lệnh ngành y tế Việt Nam khẳng định nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là tiếp tục tập trung cao nhất cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, thực hiện thành công Chương trình phòng chống dịch COVID-19 (2022-2023), thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội.
GS.TS Nguyễn Thanh Long chia sẻ, cuộc chiến chống COVID-19 vẫn còn trước mắt, mỗi ngày vẫn có hơn 200 người tử vong do dịch bệnh, nếu để Omicron lan tràn sẽ dẫn đến tình trạng quá tải hệ thống y tế, vì vậy vẫn phải đặt trọng tâm cho công tác phòng chống dịch.
Bộ trưởng cho biết, có nghiên cứu cho thấy mức độ tăng nặng của Omicron nhẹ hơn Delta nhưng tốc độ lây lan nhanh gấp 7 lần với người chưa tiêm, 3 lần với người đã tiêm.
“Nếu để Omicron lan rộng sẽ dẫn tới quá tải hệ thống y tế, con số tử vong sẽ tiếp tục tăng lên”, Bộ trưởng cảnh báo.
Năm 2022, theo GS.TS Nguyễn Thanh Long, ngành cũng sẽ tập trung hoàn thiện thể chế, các văn bản pháp luật để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, chỉ đạo và triển khai hoạt động.
Tiếp đó, ngành y tế Việt Nam cam kết tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm trong công tác y tế, đồng thời, nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của y tế dự phòng và y tế cơ sở; nâng cao chất lượng chuyên môn, tăng cường chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, cải thiện chuyên môn y tế tại vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi, vùng khó khăn.
Bộ Y tế quyết tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế, từng bước đảm bảo đủ số lượng, nâng cao chất lượng cho đội ngũ nhân viên y tế các tuyến,
 Nhân viên y tế huyện Con Cuông lấy mẫu test nhanh cho người dân địa phương - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.12.2021
Vụ kit xét nghiệm Việt Á: Bộ KH&CN đổi lỗi cho ‘báo chí’?
“Sẽ có các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp, tăng phụ cấp của nhân viên y tế dự phòng và y tế cơ sở lên 100%”, Bộ trưởng nói và cho biết sẽ sắp xếp bộ máy y tế, nhất là y tế cơ sở một cách phù hợp theo quy mô dân số, không theo địa giới hành chính.
Năm tới, ngành y cũng sẽ đẩy mạnh các hoạt động trên tất cả các lĩnh vực chuyên môn, đổi mới phương thức quản lý, tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực dược, trang thiết bị, thông tin tuyên truyền, tăng cường kỷ cương, kỷ luật.

Kiên Giang thanh tra vụ mua kit test liên quan Công ty Việt Á

Cũng trong ngày hôm nay 5/1, chánh Thanh tra tỉnh Kiên Giang Nguyễn Văn Đức cho biết đã triển khai quyết định thanh tra việc xã hội hóa, liên doanh, liên kết các dịch vụ y tế, mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm phòng chống dịch Covid-19 tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, trong vòng 45 ngày, đoàn thanh tra sẽ thanh tra việc xã hội hóa, liên doanh, liên kết các dịch vụ y tế; mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm phòng chống dịch Covid-19 tại các cơ sở khám, chữa bệnh đối với Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Kiên Giang.
Đoàn cũng thanh tra các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền UBND tỉnh quản lý gồm Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang; Bệnh viện Y dược cổ truyền; Bệnh viện Lao và phổi; Bệnh viện Ung bướu; Bệnh viện Sản nhi và Bệnh viện Tâm thần; các tổ chức, cá nhân có liên quan trong mua sắm, cung ứng tài trợ.
Đối với nội dung xã hội hoá, liên doanh, liên kết các dịch vụ y tế, đoàn sẽ thanh tra giai đoạn từ năm 2019 - 2021. Đối với các nội dung mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao và thuốc; sinh phẩm, kit xét nghiệm phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở khám, chữa bệnh, thanh tra từ năm 2020 - 2021.
Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.12.2021
Đem vụ Việt Á ra kỳ họp bất thường của Quốc hội, Việt Nam nói ‘sẽ làm đến cùng’
Việc thanh tra các nội dung xã hội hóa, liên doanh, liên kết các dịch vụ y tế nằm trong giai đoạn năm 2019-2021; thanh tra các nội dung mua sắm thiết bị y tế, vật tư tiêu hao và thuốc, sinh phẩm, kit xét nghiệm phòng chống Covid-19 tại các cơ sở khám chữa bệnh giai đoạn năm 2020-2021.
Theo ông Nguyễn Văn Đức, ngoài việc các nội dung thanh tra định kỳ theo kế hoạch, đoàn cũng sẽ làm rõ một số vấn đề liên quan đến hợp đồng mua sắm vật tư y tế, sinh phẩm, hóa chất xét nghiệm sàng lọc Covid-19 giữa Sở Y tế với Công ty Việt Á.
Được biết, phương án kinh phí phòng chống Covid-19 của Kiên Giang được lấy từ nhiều nguồn khác nhau với tổng số tiền hơn 1.682 tỷ đồng. Trong năm 2020 và 6 tháng năm 2021, tỉnh đã chi cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 hơn 304 tỷ đồng để mua trang thiết bị, sinh phẩm, hoá chất, vật tư y tế, xe cứu thương; chi đầu tư xây dựng, sửa chữa, mở rộng khu cách ly tập trung, chi nhiên liệu điện nước.
Trong bài bài phát biểu chỉ đạo Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu, tiếp tục đảm bảo đủ vaccine tiêm cho dân, đủ thuốc, sinh phẩm, trang bị phòng chống dịch, quản lý chặt chẽ thuốc chữa bệnh, vật tư, thiết bị y tế đồng thời, kiên quyết đấu tranh phòng chống tham nhũng trên tất cả các lĩnh, không vì dịch Covid-19 mà ngừng lại hay yếu đi.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала