Lá tre, lá sắn giúp Việt Nam thu hàng triệu đô la

© Depositphotos.com / SzefeiLá tre
Lá tre - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.01.2022
Đăng ký
Xuất khẩu lá tre, lá sắn của Việt Nam ra thị trường nước ngoài giúp mang về nguồn thu nhập tương đối ổn định cho bà con nông dân và các doanh nghiệp thu mua.
Bên cạnh đó, Hiệp định UKVFTA có hiệu lực cũng giúp tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng may, tre, đan của Việt Nam sang Vương quốc Anh, cũng như nhiều sản phẩm thuộc các lĩnh vực khác.

Lá tre, lá sắn mang về hàng triệu USD cho người dân Việt Nam

Cây tre từ lâu đã là loài thực vật quen thuộc với người dân Việt Nam. Loài cây này cho thân để làm nhà, làm vật liệu đan lát hoặc cho măng để chế biến thực phẩm. Đặc biệt, một công dụng ít người biết tới đó là những loại tre có lá to bản có thể được dùng để làm bánh, gói thực phẩm.
Theo anh Tuấn, một thương lái chuyên thu mua lá tre ở miền Bắc, tuy thời gian qua dịch bệnh phức tạp nhưng nhu cầu về lá tre của người dân ở Đài Loan vẫn khá cao. Chính vì vậy, giá thu mua không những không giảm mà thậm chí còn tăng cao hơn so với mọi năm. Ở thời điểm này, lá tre tươi xuất khẩu có giá 10.000 đồng/kg, lá khô bán với giá 40.000 đồng/kg.
"Thông thường, tôi mua lá tre tươi về rửa sạch, nẹp thành nẹp dài cho đỡ cong, vênh rồi hong nắng. Sau đó cho vào lò sấy và lấy ra phân loại, bán cho các doanh nghiệp xuất khẩu", anh Tuấn nói về quy trình thu mua.
Phát động ra quân Năm An toàn giao thông 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.01.2022
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: “Đảm bảo ATGT tốt, tương ứng với nhịp phát triển kinh tế”
Anh cũng cho hay, người dân Đài Loan, Nhật Bản thích sử dụng lá tre để gói bánh, gói thực phẩm hay trang trí thức ăn. So với các quốc gia xuất khẩu khác như Ấn Độ, Nhật Bản, lá tre từ Việt Nam có tính cạnh tranh cao nhất.
Lá tre Việt Nam cũng xuất hiện trên các trang thương mại điện tử nước ngoài như Amazon, Ebay hay Alibaba. Sản phẩm được bán sỉ với số lượng từ 100 kg với giá dao động từ 3-5 USD/kg, (khoảng 70.000-120.000 đồng/kg), tuỳ số lượng đặt mua. Trong khi đó, giá bán lẻ từ 7-10 USD/kg, tương đương 160.000-230.000 đồng/kg.
Bất chấp những khó khăn của dịch bệnh, lá tre xuất khẩu năm 2021 vẫn tăng so với năm trước đó. Tổng Cục Hải quan Việt Nam ghi nhận, trong 11 tháng đầu năm, xuất khẩu lá tre đạt 2,02 triệu USD, tăng gần 1% so với cùng kỳ, đồng thời là mặt hàng tăng trưởng dương duy nhất trong nhóm mặt hàng lá cây xuất khẩu năm 2021.
Ngoài lá tre, lá sắn cũng là một mặt hàng xuất khẩu mang lại nguồn thu nhập cho người dân Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu 11 tháng đầu năm 2021 đối với lá sắn đạt 1,24 triệu USD. Dù vậy, giá trị kim ngạch của sản phẩm này đã giảm 28,7% so với cùng kỳ năm 2020 vì lý do dịch bệnh.
Ngoài ra, trong tháng 6-8, ở Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc bùng phát mạnh dịch bệnh khảm là sắn làm ảnh hưởng đến nguồn hàng xuất khẩu.
Được biết, lá sắn tươi thu mua tại nhà dân hiện có giá 1.200-1.500 đồng/kg. Trong khi đó, giá bán ở thị trường lên tới 15.000-20.000 đồng/kg cho số lượng 100 kg. Thậm chí, giá bán lẻ có thể lên tới 30.000-50.000 đồng/kg.
Dây truyền sản xuất tại Công ty TNHH Alpha Green Tech Vina, vốn đầu tư của Hàn Quốc tại khu công nghiệp Hòa Phú, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.11.2021
Tạo giá trị chung - Chiến lược kinh doanh "không thể làm ngơ” hậu Covid - 19

Xuất khẩu mây, tre, đan Việt Nam sang Anh tăng trưởng mạnh nhờ UKVFTA

Một năm sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) đi vào hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Vương quốc Anh đã đạt kết quả cao rõ rệt, trong đó bao gồm các mặt hàng mây, tre, đan và nhiều sản phẩm thuộc nhiều lĩnh vực khác.
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, trong 11 tháng năm 2021, tổng kim ngạch thương mại song phương Việt - Anh đạt hơn 6 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thặng dư thương mại của Việt Nam đạt 4,46 tỷ USD.
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh đạt 5,24 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2020. Phần lớn mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Anh đều tăng trưởng tốt. Các mặt hàng có tốc độ tăng hàng đầu bao gồm sắt thép (1.183%); cao su (82,3%); nông sản (70,8%); sản phẩm mây, tre, cói và thảm (60,3%); hạt tiêu (48%); phương tiện vận tải và phụ tùng (35,3%); gốm sứ (35,2%); máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác (21%).
Tuy vậy, cũng có những nhóm hàng ghi nhận kim ngạch giảm đáng kể như thủy sản; nguyên phụ liệu dệt may, da giày; dây điện và cáp điện.
Quốc kỳ Trung Quốc và Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.12.2021
Trung Quốc công bố kim ngạch thương mại kỷ lục với Nga năm 2021
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, các thành tích đạt được kể trên trong bối cảnh đại dịch Covid-19 có thể xem là “kỳ tích”.
Trong đó, Hiệp định UKVFTA đóng vai trò tích cực, mở đường cho kỳ tích này. Chính nhờ mức thuế nhập khẩu giảm về 0% sau ngày 1/1/2021, nhiều sản phẩm Việt Nam có lợi thế cạnh tranh vượt trội tại thị trường Anh so với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và nhiều nước khác, do những nước này chưa có hiệp định thương mại tự do (FTA) với Anh.
Tương tự, xuất khẩu của Anh sang Việt Nam trong 11 tháng đầu 2021 đạt 778.178.006 USD, tăng 27,3% so với cùng kỳ năm 2020. Các mặt hàng nhập khẩu từ Anh có tốc độ tăng trưởng lớn bao gồm kim loại thường khác (637%); điện thoại các loại và linh kiện (184%); nguyên liệu dệt, may, da giày (38,1%); dược phẩm (34,2%); ô tô nguyên chiếc các loại (23,1%).
Tăng trưởng thương mại song phương năm 2022 giữa hai nước được dự báo khả quan khi kinh tế Anh phục hồi cộng, sự nỗ lực của các doanh nghiệp Việt và sự hỗ trợ từ các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала