Sẽ mở rộng giảng dạy tiếng Nga ở các trường học Việt Nam

© REUTERS / Hoang Dinh NamSinh viên Việt Nam
Sinh viên Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.01.2022
Đăng ký
Trong chuyến thăm Nga của Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, hai bên nhất trí tầm quan trọng của việc phát triển hợp tác toàn diện, trong đó có lĩnh vực nhân văn.
Về mặt này, điều quan trọng là mở rộng quy mô học tiếng Nga ở Việt Nam và tiếng Việt ở Nga, - bà Natalia Shafinskaya, Tiến sĩ Khoa học Chính trị, nhà Việt Nam học, Cố vấn Hiệu trưởng Học viện Kinh tế Quốc gia và Quản lý hành chính công Nga trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga, nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn của Sputnik. Từ năm 2010 đến năm 2020, bà Shafinskaya đã làm việc tại Việt Nam, trong thời gian 5 năm giữ chức vụ Giám đốc Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội. Dựa theo kinh nghiệm làm việc của mình, bà nhận xét rằng, tình hình dạy và học tiếng Nga ở Việt Nam hiện nay không mấy lạc quan.

Tiếng Nga ở Việt Nam

Theo bà Natalia Shafinskaya, hiện nay ở Việt Nam tiếng Nga chỉ được dạy tại 10 trường phổ thông ở các lớp cuối cấp và tại 21 trường đại học. Có cả những lớp học để làm quen với tiếng Nga tại một số tổ chức của Nga, chẳng hạn như Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga, Trung tâm Nhiệt đới chung Việt-Nga, cũng như tại một số chi hội hữu nghị trực thuộc Hội hữu nghị Việt - Nga. Quỹ Thế giới Nga (Ruskiy Mir) có bốn điểm hiện diện tại Việt Nam. Nhưng, tất cả những điều này thật quá ít ỏi.
“Theo tôi, điều này là do giới trẻ Việt Nam thiếu động lực học tiếng Nga, bởi vì hiện nay không có những dự án kinh tế chung quy mô lớn có nhu cầu tuyển dụng các chuyên gia người Việt biết tiếng Nga. Cả phía Việt Nam và phía Nga đều đang nỗ lực khắc phục tình trạng nay. Điều đáng mừng là phía Việt Nam công bố quyết định đưa tiếng Nga vào giảng dạy trong các trường phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12, theo đó tiếng Nga cùng với tiếng Anh sẽ trở thành ngoại ngữ chính trong các trường học", - bà Natalya Shafinskaya lưu ý trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga M.V Mishustin - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.12.2021
Nga hoan nghênh việc khôi phục vị thế của tiếng Nga là ngoại ngữ thứ nhất ở Việt Nam

Quyết định này là một việc nghiêm túc đòi hỏi sự chuẩn bị phù hợp

Theo bà Shafinskaya, trước hết cần phải giải quyết vấn đề với nguồn nhân lực giảng viên ở Việt Nam. Trong nước chỉ còn lại khoảng 300 chuyên gia có trình độ chuyên môn tiếng Nga, nhiều người trong số họ đang cần được đào tạo lại và đào tạo nâng cao. Cần phải tổ chức các cuộc tham vấn giữa hai phía Việt Nam và Nga.
“Điều gì nên được thảo luận tại các cuộc tham vấn này? Nên hay không nên biên soạn những sách giáo khoa mới hoặc có thể sử dụng những sách giáo khoa hiện có? Nếu cần những sách giáo khoa mới, thì cần phải thành lập một nhóm tác giả chung. Nên hay không nên cử các chuyên gia Nga sang Việt Nam để hỗ trợ giáo viên dạy tiếng Nga tại Việt Nam? Cũng cần phải thảo luận về việc trang bị các phòng học bộ môn ngoại ngữ tiếng Nga. Theo tôi, phía Nga nên xây dựng một chính sách rõ ràng, một văn bản quy phạm pháp luật để thúc đẩy và củng cố vị thế của tiếng Nga tại Việt Nam. Văn bản này phải xác định không chỉ những người được pháp luật giao thực hiện nhiệm vụ, mà còn cả các cơ quan chịu trách nhiệm cho sứ mệnh này, quy mô tài trợ và hỗ trợ của nhà nước", - bà Shafinskaya cho biết.
Phiên bản chân dung nhà thơ Nga Alexander Pushkin - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.06.2021
Tiếng Nga: Một ngôn ngữ hàn lâm, khó nhưng đẹp

Tiếng Việt ở Nga

Nói về việc đào tạo các chuyên gia có kiến ​​thức về tiếng Việt tại Nga, bà Natalya Shafinskaya hoàn toàn đồng ý với nhà khoa học chính trị, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh thuộc trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Saint Petersburg, Giáo sư Vladimir Kolotov nhận xét rằng, đáng tiếc, Nga đang chuyển hướng sang phía Đông trong chính sách đối ngoại của mình mà không có các chuyên gia về Đông phương học.
“Theo tôi, quan điểm này phản ánh chính xác tình hình hiện nay theo hướng Việt Nam. Trên thực tế, ở Nga có rất ít trường đại học giảng dạy tiếng Việt: một trường đại học ở Vladivostok, một trường đại học ở Kazan, một trường đại học ở St.Petersburg và bốn trường đại học ở Matxcơva. Trong các lớp học tiếng Việt chỉ có mấy sinh viên, và không phải năm nào cũng có những lớp học này. Điều này cho thấy rằng, chương trình hợp tác kinh tế giữa Nga và Việt Nam chưa mang các nội dung cụ thể, và người Nga chưa biết nhiều về các công việc chung với phía Việt Nam, hậu quả là các chuyên gia tiếng Việt đứng trước triển vọng việc làm mờ mịt”,- bà Natalia Shafinskaya lưu ý.
Các công ty Việt Nam đang hoạt động tại Nga, văn phòng đại diện của các công ty Nga tại Việt Nam có nhu cầu về các chuyên gia Nga biết tiếng Việt. Tuy nhiên, các sinh viên Nga đang lựa chọn ngôn ngữ để học không biết gì về nhu cầu này.
sinh viên Liên Xô - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2019
Việc dạy tiếng Việt ở Nga được bắt đầu từ khi nào và ở đâu?
Điều rất quan trọng là các nhà Việt Nam học cố gắng duy trì việc giảng dạy tiếng Việt ở Nga ở mức đủ cao. Các giảng viên môn Tiếng Việt tại Đại học Ngôn ngữ Matxcơva đã biên soạn sách giáo khoa mới về tiếng Việt có tính đến thực tế hiện đại. Ở Nga đã ra mắt cuốn sách “Hiểu ngôn ngữ của con cháu Rồng Tiên như thế nào”, đây là cuốn sách tham khảo đầu tiên ở nước Nga dành cho việc dịch văn học Việt Nam sang tiếng Nga. Sách là công trình của các đồng tác giả Igor Britov, cựu nhân viên Ban tiếng Việt của Sputnik, và Nguyễn Thị Hải Châu, giảng viên người Việt đang làm việc tại Trường Kinh tế Cấp cao Matxcơva. Mặc dù sách được soạn trước hết dành cho các sinh viên Nga của ngành Việt Nam học, nhưng đây là cuốn sách hữu ích dành cho tất cả những ai chú ý đến các vấn đề dịch thuật, học ngoại ngữ và quan tâm đến Việt Nam.
Nhà khoa học chính trị Natalia Shafinskaya kết luận:
“Theo tôi, Nga nên cung cấp sự hỗ trợ ở cấp nhà nước cho các chương trình nghiên cứu tiếng Việt cũng như các ngôn ngữ của các nước phương Đông khác mà Nga có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Khi đó, chính sách “chuyển hướng sang phía Đông” của Nga sẽ hiệu quả hơn”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала