Cuộc thanh lọc Cảnh sát Biển Việt Nam vẫn chưa dừng lại?

© AP Photo / StringerCảnh sát biển Việt Nam theo dõi tàu khu trục tên lửa USS Curtis Wilbur đến Đà Nẵng
Cảnh sát biển Việt Nam theo dõi tàu khu trục tên lửa USS Curtis Wilbur đến Đà Nẵng - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.01.2022
Đăng ký
Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương vừa bỏ phiếu đề nghị kỷ luật 6 quân nhân Cảnh sát Biển Việt Nam. Cuộc ‘thay máu’, thanh lọc vẫn chưa dừng lại?
Trong đó, về mặt Đảng, Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đề nghị kỷ luật cảnh cáo đối với 3 cán bộ chiến sĩ, cách chức đối với 3 trường hợp. Đối với kỷ luật về Quân đội, có 3 cá nhân bị đề nghị cảnh cáo, 3 quân nhân bị xem xét cách chức.

Đề nghị kỷ luật 6 quân nhân Cảnh sát Biển Việt Nam

Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Việt Nam, Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương vừa đề nghị thi hành kỷ luật đối với 6 quân nhân thuộc Lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam. Trong đó, đề nghị cảnh cáo 3 trường hợp, cách chức 3 quân nhân.
Ngày 6/1, Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức kỳ họp thứ 5.
Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương chủ trì kỳ họp.
Tham dự kỳ họp lần thứ 5 của Quân ủy Trung ương còn có Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Theo thông cáo của Bộ Quốc phòng, tại kỳ họp ngày 6/1/2022, Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đã nghe báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị của Thường vụ Quân ủy Trung ương về kiểm điểm các tập thể, cá nhân vi phạm thuộc Đảng bộ Cảnh sát biển Việt Nam.
Cảnh sát biển Việt Nam trong cuộc diễu hành ngày hội - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.12.2021
Sát cánh trên Biển Đông: Cảnh sát biển Việt Nam được Nhật Bản hỗ trợ đào tạo
Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương cũng xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 4 Ban Thường vụ Đảng ủy và báo cáo kết quả xem xét, đề nghị thi hành kỷ luật của Thường trực Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương.
Ở kỳ họp này, các thành viên Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương tập trung thảo luận, phân tích làm rõ và kết luận những vi phạm của các tổ chức đảng, đảng viên bảo đảm chặt chẽ, đúng nguyên tắc, quy định của Đảng, kỷ luật Quân đội.
Đáng chú ý, Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương bỏ phiếu đề nghị thi hành kỷ luật đối với 6 quân nhân vi phạm thuộc Đảng bộ Cảnh sát biển Việt Nam.

“Trong đó đề nghị kỷ luật về Đảng: Cảnh cáo đối với 3 trường hợp, cách chức đối với 3 trường hợp, kỷ luật về Quân đội: Cảnh cáo đối với 3 trường hợp, cách chức đối với 3 trường hợp”, thông cáo của Bộ Quốc phòng nêu rõ.

Phát biểu tại kỳ họp, Đại tướng Lương Cường đánh giá cao công tác tham mưu, chuẩn bị của Thường trực Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương, trong đó đã chủ động kiểm tra, giám sát, nắm tình hình, kịp thời đề xuất các tập thể và cá nhân vi phạm kỷ luật.
“Việc kỷ luật thấu tình, đạt lý, đúng người, đúng lỗi phạm, không có vùng cấm, trên tinh thần nhân văn, tình yêu thương đồng chí”, Đại tướng Lương Cường nhấn mạnh.
© Ảnh : Huy Thanh/Người lao độngĐại tướng Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam
Đại tướng Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.01.2022
Đại tướng Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam
Quá trình kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 4 Ban Thường vụ Đảng ủy và xem xét kỷ luật luôn chấp hành nghiêm chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước, quy định của Bộ Quốc phòng, đặc biệt giữ nghiêm nguyên tắc, quy định.
Cùng với đó, Đại tướng Lương Cường yêu cầu, thời gian tới, Thường trực Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương chủ động tham mưu cho Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương và Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật.
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị yêu cầu chủ động nắm tình hình, phát hiện, kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm.
“Đồng thời, giải quyết kịp thời, xử lý dứt điểm đơn, thư tố cáo, khiếu nại, góp phần giữ vững và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, tăng cường đoàn kết thống nhất, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị”, Đại tướng Lương Cường nêu rõ.

Cuộc ‘thay máu’ lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam

Như Sputnik đưa tin, năm 2021 đã chứng kiến ‘cuộc thay máu’, thanh lọc chưa từng có trong lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam.
Hồi tháng 10/2021, 9 tướng lĩnh Cảnh sát Biển Việt Nam đã nhận án kỷ luật, bao gồm cả Tư lệnh đương nhiệm lực lượng khi đó là Trung tướng Nguyễn Văn Sơn.
Bị cáo Trịnh Bá Phương trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét xử - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.12.2021
Liên quan vụ Đồng Tâm: Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm lĩnh 16 năm tù
Như nhiều chuyên gia, ĐBQH trong nước từng đau xót nhận định, đây là lần đầu tiên trong lịch sử Quân đội Việt Nam từ năm 1944, suốt trong chỉ 23 năm hình thành, xây dựng và phát triển của lực lượng Cảnh sát Biển, Việt Nam phải kỷ luật số lượng tướng lĩnh cao cấp nhiều như vậy – 2 tướng bị khai trừ Đảng, 7 tướng khác bị cách hết tất cả các chức vụ trong Đảng. Thêm nhiều người bị xóa tư cách nguyên lãnh đạo lực lượng.
Như Sputnik đề cập, Ban Bí thư trước đó xác định Ban Thường vụ Đảng uỷ Cảnh sát biển Việt Nam nhiệm kỳ 2015-2020 đã “vi phạm rất nghiêm trọng” Quy chế làm việc, Quy định của Quân ủy Trung ương.
Họ đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để Bộ Tư lệnh và các đơn vị trực thuộc có nhiều vi phạm nghiêm trọng trong công tác quản lý, sử dụng tài chính, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị kỹ thuật, vật tư, hàng hoá, đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Những vi phạm này làm tổn hại nghiêm trọng đến uy tín của tổ chức đảng, hình ảnh của Cảnh sát biển và Quân đội nhân dân Việt Nam, gây bức xúc dư luận xã hội, đến mức phải thi hành kỷ luật nghiêm theo quy định của Đảng.
Liên quan đến trách nhiệm cá nhân, Ban Bí thư quyết định kỷ luật khai trừ Đảng đối với Thiếu tướng Lê Xuân Thanh (Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3) và Thiếu tướng Lê Văn Minh (Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4).
Xét xử vụ án IPC và SADECO: Đề nghị tuyên phạt Tất Thành Cang 12 đến 14 năm tù - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.01.2022
Bị cáo Tất Thành Cang ‘không ăn năn, hối cải’: Đề nghị mức án 12-14 năm tù giam
Giới chức lãnh đạo Việt Nam cũng quyết định cách tất cả các chức vụ trong Đảng đối với Trung tướng Nguyễn Văn Sơn (Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Cảnh sát Biển); Trung tướng Hoàng Văn Đồng (nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chính ủy Cảnh sát Biển); Thiếu tướng Doãn Bảo Quyết (Phó Chính uỷ Cảnh sát Biển); Thiếu tướng Bùi Trung Dũng (nguyên Phó Tư lệnh Cảnh sát Biển); Thiếu tướng Phạm Kim Hậu (Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Cảnh sát Biển); Thiếu tướng Trần Văn Nam (Phó Tư lệnh Cảnh sát Biển); Thiếu tướng Đào Hồng Nghiệp (Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 2).
Đồng thời, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng tiến hành kỷ luật cảnh cáo Trung tướng Nguyễn Quang Đạm, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam.
Đến ngày 24/10/2021 vừa qua, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã ký ban hành các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, bổ nhiệm ban lãnh đạo Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam mới.
Trong đó, Thiếu tướng Lê Quang Đạo, nguyên Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng, được bổ nhiệm làm Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam.
Thiếu tướng Bùi Quốc Oai, nguyên là Trợ lý Đại tướng Ngô Xuân Lịch – nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, làm Chính ủy Cảnh sát Biển Việt Nam.
Đại tá Lê Đình Cường (nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân), làm Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng lực lượng CSB Việt Nam.
Đại tá Vũ Trung Kiên, nguyên Cục trưởng Cục Trinh sát, Bộ đội Biên Phòng được bổ nhiệm làm Phó Tue lệnh Pháp luật.
Đại tá Đàm Xuân Tuấn, nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân làm Phó Tư lệnh Hậu cần – Kỹ thuật.
Đại tá Trần Văn Xuân, nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ an ninh Quân đội, Tổng cục Chính trị, giữ chức Phó Chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam.
Với việc hôm 6/1, Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đề nghị thi hành kỷ luật 6 quân nhân vi phạm thuộc Đảng bộ Cảnh sát Biển Việt Nam, cuộc thanh lọc được cho là vẫn tiếp tục.

Nghiêm túc rút kinh nghiệm và tiếp tục làm trong sạch lực lượng Cảnh sát Biển

Hôm 23/12/2021 vừa qua, Hội nghị Đảng ủy Cảnh sát biển Việt Nam đã diễn ra nhằm quán triệt chỉ đạo nhiều nhiệm vụ quan trọng trong năm 2022 và thời gian tới.
Cảnh sát trên một bãi biển đóng cửa ở Nha Trang, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.10.2021
Thủ tướng bổ nhiệm Tư lệnh, Phó Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam
Tại đây, Đảng ủy Cảnh sát Biển Việt Nam cho biết, năm qua, các đơn vị đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, thực hiện nghiêm chỉ thị, mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng.
“Đặc biệt là duy trì nghiêm hệ thống trực sẵn sàng chiến đấu theo quy định, chủ động nắm chắc tình hình trên hướng biển, kịp thời tham mưu, đề xuất với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng xử lý linh hoạt các tình huống trên biển, không để bị động, bất ngờ”, báo cáo của Đảng ủy Cảnh sát Biển Việt Nam nêu rõ.
Lực lượng CSB cũng đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng tham mưu, xây dựng Kế hoạch thực hiện chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ và Bộ Quốc phòng, từng bước hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về quản lý, bảo vệ vùng biển và xây dựng lực lượng, tạo hành lang pháp lý ngày càng hoàn thiện cho lực lượng Cảnh sát biển thực thi nhiệm vụ.
Lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam cũng đã thường xuyên duy trì kênh trao đổi đường dây liên lạc nóng về tình hình an ninh hàng hải với lực lượng thực thi pháp luật các quốc gia có liên quan, đồng thời, nâng cao hiệu quả hoạt động tuần tra, kiểm soát bảo vệ chủ quyền và thực thi nhiệm vụ trên biển, thực hiện tốt nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ ngư dân.
Bên cạnh đó, các đơn vị đã đấu tranh chống xuất nhập cảnh trái phép bằng đường biển, phòng, chống dịch Covid-19 tích cực. Đơn vị cũng tập trung xây dựng lực lượng Cảnh sát biển vững mạnh toàn diện.
Các báo cáo nêu rõ, lực lượng Cảnh sát Biển đã có nhiều chủ trương, biện pháp xây dựng các cấp ủy, tổ chức đảng trong sạch vững mạnh và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, kịp thời phổ biến, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định của Trung ương, Quân ủy Trung ương về công tác tổ chức xây dựng Đảng.
Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an phát biểu khai mạc Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 77 - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.12.2021
Bộ trưởng Tô Lâm: Công an là ‘thanh bảo kiếm’ bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân
Trong đó, trọng tâm là Kết luận Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; Quy định số 37 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm; các nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành động của Quân ủy Trung ương thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
“Công tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, đảng viên và xem xét, xử lý kỷ luật, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo bảo đảm đúng quy trình, nguyên tắc”, Đảng ủy Cảnh sát Biển Việt Nam nhấn mạnh.
Phát biểu tại Hội nghị, thay mặt Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Cường yêu cầu năm 2022, Đảng ủy Cảnh sát Biển cần tiếp tục quán triệt sâu sắc đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng, Nghị quyết của Quân ủy Trung ương lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ Quân đội năm 2022.
Cùng với đó là nâng cao chất lượng nghiên cứu, nắm và dự báo đúng tình hình, kịp thời tham mưu với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng các chủ trương, đối sách lãnh đạo, chỉ đạo, xử lý linh hoạt, đúng đắn, hiệu quả các tình huống “không để bị động, bất ngờ”.
Đại tướng Lương Cường yêu cầu các đơn vị phải khai các chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết, kết luận, chiến lược, đề án về quân sự, quốc phòng đã ban hành, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với chức năng nhiệm vụ của lực lượng.
Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đến dự hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.12.2021
Việt Nam: Quân ủy Trung ương họp, không để bị động, bất ngờ
Chủ động phối hợp với các ban, bộ, ngành, địa phương và các lực lượng tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo và thực thi pháp luật trên biển. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả chủ đề hành động năm 2022, năm triển khai kế hoạch điều chỉnh tổ chức lực lượng.
Đại diện Quân ủy Trung ương nhấn mạnh cần phải chăm lo xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”; có nhiều chủ trương, giải pháp đổi mới công tác giáo dục chính trị, phổ biến pháp luật với từng đối tượng, tạo sự thống nhất cao về tư tưởng và hành động, trong đó chú trọng xây dựng bản lĩnh chính trị, ý chí quyết tâm, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

“Phải coi trọng các giải pháp xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật, hạn chế thấp nhất các vụ vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội, ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”, Đại tướng Lương Cường nêu rõ.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác đối ngoại của lực lượng Cảnh sát biển, nhất là hợp tác quốc tế với lực lượng thực thi pháp luật trên biển của các quốc gia có liên quan.
Tập trung xây dựng Đảng bộ Cảnh sát biển vững mạnh chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ.
Theo tướng Lương Cường, việc triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Kết luận số 21 ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, các quy định của Ban Chấp hành Trung ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, về những điều đảng viên không được làm, Nghị quyết chuyên đề của Quân ủy Trung ương về “Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân”; Đề án “Quân đội với nhiệm vụ phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí” của Quân đội Việt Nam.
Thực hiện nghi thức chào xã giao trên biển - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.12.2021
Tư lệnh Lê Quang Đạo: Cảnh sát Biển Việt Nam sẵn sàng hợp tác vì hòa bình
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị yêu cầu chấp hành nghiêm nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng, trước hết là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đề cao tự phê bình và phê bình, quy chế làm việc của cấp ủy và quy chế lãnh đạo các mặt công tác trọng yếu.
Thực hiện nghiêm nguyên tắc, quy trình, quy chế, quy định về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ trong tình hình mới, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.
“Nghiêm túc rút kinh nghiệm các sai phạm, kiên quyết xử lý cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương”, Đại tướng Lương Cường kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала