Kazakhstan cần chính sách thỏa hiệp giữa các nhóm chính trị và ảnh hưởng khác nhau

© AP Photo / Vladimir Tretyakov / NUR.KZTình hình ở các thành phố của Kazakhstan trong trường hợp khẩn cấp
Tình hình ở các thành phố của Kazakhstan trong trường hợp khẩn cấp - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.01.2022
Đăng ký
Chế độ cầm quyền đã không tìm được chính sách thỏa hiệp giữa các nhóm chính trị và ảnh hưởng khác nhau bằng sự đồng thuận xã hội. Các thế lực bên ngoài đã lợi dụng tình trạng này để kích động và tổ chức bạo loạn.
Ở Kazakhstan, các cuộc biểu tình phản đối do giá nhiên liệu khí hóa lỏng LPG tăng đã chuyển sang bạo loạn. Tình trạng khẩn cấp được thiết lập trong nước, chính phủ bị giải tán. Tổng thống nước cộng hòa Tokayev gọi những gì xảy ra là “một hành động xâm lược” từ bên ngoài và kêu gọi sự giúp đỡ của Tổ chức hiệp ước an ninh tập thể (CSTO), và CSTO đã cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến Kazakhstan.
© AFP 2023 / ABDUAZIZ MADYAROVBiểu tình ở Kazakhstan
Biểu tình ở Kazakhstan - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.01.2022
Biểu tình ở Kazakhstan
Thời điểm hiện tại, các hoạt động chống khủng bố, bắt giữ và tiêu diệt các chiến binh vẫn tiếp tục ở một số vùng. Khoảng 4 nghìn kẻ khủng bố đã bị bắt giữ. Lực lượng gìn giữ hòa bình CSTO đã đến Kazakhstan và thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ cơ sở hạ tầng của đất nước.
Sputnik có bài phân tích tình hình Kazakhstan với một số bình luận và cái nhìn của các nhà quốc tế học Việt Nam.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.01.2022
Ông Lukashenko tố cáo âm mưu nhấn chìm nước Nga trong bể máu

Vì sao là Kazakhstan?

Vì sao Kazakhstan, một quốc gia yên ổn suốt từ khi tuyên bố độc lập ngày 16/9/1991 đến nay lại trở thành mục tiêu gây bất ổn của các thế lực bên ngoài?
Quốc gia Trung Á này có diện tích lớn thứ hai (chỉ sau Nga) và có tiềm lực kinh tế xã hội lớn thứ ba (sau Nga và Ukraina) trong “Đại gia đình Xô viết” trước đây.
“Nếu Ukraina là “phên dậu” lớn nhất phía Tây và Tây Nam của Nga thì Kazakhstan là “phên dậu” lớn nhất của Nga ở phía Nam”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng bình luận với Sputnik.
Kazakhstan có đường biên giới chung với 5 quốc gia Châu Á láng giềng gồm Nga, Trung Quốc, Kyrgyzstan, Uzbekistan và Turmenistan. Kazakhstan cũng sở hữu 1/3 biển Caspia ở phần Đông Bắc, nơi có nhiều mỏ dầu thô có trữ lượng ước tỉnh 4 tỷ TOE cùng khoảng 2.000 tỷ mét khối khí tự nhiên.
Công cuộc cải tạo nông nghiệp ở Kazakhstan trong thời kỳ rực rỡ nhất của Liên bang Xô viết đã biến quốc gia Trung Á này trở thành một trong ba vựa lúa mỳ lớn nhất của Liên Xô cùng với Ukraina và Nga. Hiện nay, Kazakhstan trở thành nước sản xuất ngũ cốc lớn thứ 7 thế giới và là “đầu tàu kinh tế” của vùng Trung Á, đồng thời cũng là quốc gia có GDP/người (danh nghĩa) tới 9.686 USD/năm, đứng đầu khu vực.
© AP Photo / Vladimir TretyakovBiểu tình ở Kazakhstan
Biểu tình ở Kazakhstan - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.01.2022
Biểu tình ở Kazakhstan
Kazakhstan có truyền thống gắn bó mật thiết với nước Nga từ thời Sa hoàng. Có tới trên 21% dân số Kazakhstan là người Nga hoặc gốc Nga. Tiếng Nga là một trong hai đồng ngôn ngữ chính thức ở Kazakhstan cùng với tiếng Kazakh. Văn tự Kazakhstan hiện nay vẫn dùng chữ cái Kiril. 70,4% dân số Kazakhstan là tín đồ đạo Hồi (hệ phái Sunni), 24,7% theo Thiên chúa giáo (Công giáo Roma), số còn lại theo các tôn giáo khác hoặc vô thần.
“Một điều thường thấy đối với các đế quốc là khi đã áp dụng mọi biện pháp rắn có, mềm có, nặng có, nhẹ có mà không thể đánh bại được đối thủ thì cần “đốt lửa” xung quanh đối thủ, làm cho đối thủ ăn không ngon, ngủ không yên, luôn phải căng thẳng, cảnh giác, đề phòng và dành các khoản đầu tư lớn cho quốc phòng. Bằng cách đó làm cho đối thủ suy yếu. Đó là quy luật hành xử của người Mỹ từng tồn tại suốt thời kỳ “chiến tranh lạnh” với chính sách “bên miệng hố chiến tranh” có từ thời tổng thống Dwight Eisenhower”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng nói với Sputnik.
Nhìn những gì đã diễn ra ở Kazakhstan trong những ngày vừa qua, thì có thể thấy “bàn tay” chỉ đạo từ bên ngoài của người Mỹ và phương Tây. Họ hết “đốt lửa” ở Ukraina nhưng không ăn thua, gây bất ổn ở Belarus nhưng thất bại, xúi giục các nước Baltic gây hấn cũng không xong. Giờ thì đến lượt Kazakhstan.

“Liệu phương Tây và Ukraina có liên quan đến bạo loạn ở Kazakhstan hay không? Để có thể trả lời chắc chắn là “có” thì phải đợi bằng chứng cụ thể, tức là kết luận của điều tra. Truyền thông chính thống không đưa ra giả thuyết này trong những ngày diễn ra bạo loạn, thậm chí cả khi đập phá, đốt cháy đã diễn ra khắp nơi, thậm chí là giết cả cảnh sát, tấn công sở cảnh sát có tổ chức, theo tôi, chủ yếu là không muốn tình hình căng thẳng trước đàm phán an ninh quốc tế giữa giữa NATO, Nga và Mỹ sắp diễn ra”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang phát biểu với Sputnik.

Cũng theo TS Hoàng Giang, nhiệm vụ ở cấp độ toàn cầu của Mỹ và phương Tây là chuyển hướng các lực lượng và sự chú ý của Điện Kremlin sang nhiều hướng khác nhau, vì việc can thiệp vào tình hình ở Trung Á sẽ làm cho Nga ít chú ý hơn tới những gì đang xảy ra ở Ukraina.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc gặp với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình qua liên kết video - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.01.2022
Ông Putin ủng hộ ý tưởng tổ chức hội nghị truyền hình của các nhà lãnh đạo CSTO

Ai “có tật thì giật mình”?

Các cuộc biểu tình bùng phát ở các thành phố lớn tại Kazakhstan không cho thấy tính tổ chức chặt chẽ mà mang tính tự phát, vô chính phủ. Tuy nhiên, chỉ ba ngày sau thì trong các đám biểu tình ấy bỗng xuất hiện các phần tử có vũ trang và nổ súng vào lực lượng cảnh sát và an ninh Kazakhstan. Theo Bộ nội vụ Kazakhstan, 7 cảnh sát đã hy sinh, còn về phía lực lượng an ninh 18 người chết, hơn 740 nhân viên các cơ quan bảo vệ pháp luật bị thương. Các cơ quan báo chí bị đốt cháy, đập phá, sở cảnh sát, sân bay, ngay cả bệnh viện cũng bị tấn công vũ trang, chưa nói đến cướp bóc các cửa hàng và một số cơ sở công quyền…
© REUTERS / Pavel MikheyevГазовые протесты в Казахстане
Газовые протесты в Казахстане  - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.01.2022
Газовые протесты в Казахстане
Ngay sau đó, truyền thông Mỹ và phương Tây bắt đầu quy lỗi cho lực lượng an ninh Kazakhstan đã nổ súng vào những người biểu tình, bắt đầu đưa ra những số liệu không được kiểm chứng từ những nguồn tin vu vơ để biện minh cho những nhận định chỉ trích không có cơ sở nhằm vào chính quyền Kazakhstan.
“Mọi việc diễn ra khá giống với những màn đầu tiên của “Vở diễn Maidan Kiev” đầu năm 2014 với những “dấu răng” đặc trưng của các cơ quan đặc biệt Mỹ và phương Tây” – Nhà phân tích các vấn đề chính trị và quân sự quốc tế Nguyễn Minh Tâm nêu ý nhận xét của mình trong trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Có một diễn biến không thể hài hước hơn đến từ chính Washington. Trong khi Điện Kremlin mới chỉ cảnh báo về sự can thiệp của nước ngoài vào nội bộ Kazakhstan và Tổng thống Kazakhstan Kasym-Jomart Tokayev cho biết về sự xâm nhập bằng bạo lực vũ trang của “những kẻ khủng bố do nước ngoài đào tạo” mà không hề quy kết cho nước nào thì người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki đã làm một việc mà người Việt Nam vẫn nói rằng: “Không khảo mà xưng”. Tại cuộc họp báo ngày 6/1/2022, tuy không có nhà báo nào hỏi về việc Mỹ có dính líu đến Kazakhstan hay không thì bà này vội vã phân bua rằng Mỹ không có liên quan gì đến các cuộc biểu tình bùng phát thành bạo loạn ở Kazakhstan, đồng thời khẳng định Mỹ không xúi giục bất ổn tại đây. Đúng là “có tật thì giật mình”.
“Ở trong nước, việc truy tìm những kẻ khủng bố lợi dụng biểu tình đòi giảm giá khí đốt LNG để gây bạo loạn vũ trang ở Kazakhstan hiện vẫn đang được tiến hành. Và chắc chắn, những kẻ đứng sau lưng vụ bạo loạn này, những kẻ đang muốn làm một “Maidan thứ hai” ở Thủ đô Nur Sultan sẽ sớm bị các cơ quan bảo vệ pháp luật Kazakhstan lôi ra ánh sang với đầy đủ các chứng cứ cáo buộc chặt chẽ nhất, khách quan nhất”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik.

Chế độ cầm quyền đã không tìm được chính sách thỏa hiệp giữa các nhóm chính trị và ảnh hưởng khác nhau bằng sự đồng thuận xã hội

Trong số các nhóm chống đối chính quyền ở Kazakhstan, nổi lên vai trò của Đảng Dân chủ Lựa chọn Kazakhstan (PDVK) và Đảng Oyan Qazaqstan (POO). Hai đảng này đã dẫn dắt các cuộc biểu tình nhưng không ra mặt hoặc chưa ra mặt. Đây là hai tổ chức chính trị thân phương Tây và bài Nga rõ rệt nhất ở Kazakhstan. Nếu như PDVK tập hợp các tầng lớp trí thức bất mãn, chủ yếu là tín đồ Thiên Chúa giáo thì POO lại mang đậm màu sắc Hồi giáo và dân tộc cực đoan, có khả năng ảnh hưởng tới đa số người Kazakhstan theo đạo Hồi.
“Với lực lượng của hai tôn giáo tưởng như mâu thuẫn, thậm chí là thù hằn nhau trên thế giới nhưng lại được sử dụng cùng lúc cho mục đích gây rối loạn nội bộ ở Kazakhstan thì đó là mối nguy hiểm rất lớn cho nước này, cần phải sớm bị loại bỏ”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng nhấn mạnh, trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
“Chế độ cầm quyền đã không tìm được chính sách thỏa hiệp giữa các nhóm chính trị và ảnh hưởng khác nhau bằng sự đồng thuận xã hội. Các thế lực bên ngoài đã lợi dụng tình trạng này để kích động và tổ chức bạo loạn. Đến thời điểm này thì chẳng còn nghi ngờ gì nữa về việc nó được tổ chức từ bên ngoài. Chính Tổng thống Kazakhstan trong những tuyên bố và phát biểu ngày 6-7/1 đã dùng những từ như ”những kẻ khủng bố”, “chiến quân”, một số “không nói tiếng Kazakh”, “xâm lược” để chỉ những kẻ cướp phá, giết người, gây bạo loạn”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang nói với Sputnik.

Những “vết nứt” trong nội bộ Kazakhstan

Theo đánh giá chung của các chuyên gia về các vấn đề quốc tế Việt Nam mà Sputnik phỏng vấn, thì nội bộ giới cầm quyền Kazakhstan kể từ cuối năm 2019 đã có những “vết nứt” nhất định, tuy không nghiêm trọng như ở Ukraina. Khi Tổng thống Nursultan Nazarbayev còn tại vị, ông ta là trụ cột chính trị của đất nước. Mặc dù tại Kazakhstan tồn tại tới 9 đảng phái chính trị nhưng Đảng Nur Otan của ông vẫn là chính đảng lớn nhất, được người dân tín nhiệm nhất và được các đảng khác thừa nhận là lực lượng lãnh đạo đất nước. Trong các cuộc bầu cử Quốc hội, Đảng Nur Otan thường chiếm từ 88% tới trên 90% tổng số ghế đại biểu ở cả Hạ nghị viện và Thượng nghị viện Kazakhstan.
Chính phủ Kazakhstan trợ giá cho các sản phẩm dầu mỏ và khí đốt tự nhiên. Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, trong năm 2019, khoảng 13 tỷ đô la đã được chi cho những mục đích này, tương đương gần 700 đô la cho mỗi người dân trong nước. Cho đến ngày 1/1/2022, một lít khí đốt hóa lỏng có giá khoảng 80 tenge (tiền Kazakhstan).
“Giá khí hóa lỏng thấp đã tăng nhu cầu: Hơn một nửa số xe trong nước chạy bằng khí hóa lỏng, vì nó có lợi hơn so với xăng. Việc loại bỏ trợ cấp và tự do hóa giá cả đã được lên kế hoạch từ năm 2018. Và kể từ đầu năm nay, tất cả hoạt động kinh doanh khí đốt hóa lỏng diễn ra trên sàn giao dịch. Và giá nhiên liệu đã tăng chóng mặt. Một vài ngày trước biểu tình phản đối Bộ năng lượng Kazakhstan đã thừa nhận vấn đề này”, - TS Hoàng Giang nói với Sputnik.
Xe bị đốt cháy trên một đường phố ở Almaty trong cuộc biểu tình phản đối tăng giá nhiên liệu - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.01.2022
"Bị sốc trước những gì đang xảy ra": người dân Kazakhstan lên tiếng về tình hình đất nước
“Giá nhiên liệu tăng đột ngột từ 0,14 USD/lít lên 0,28USD/lít. Chính cú sốc này là nguyên cơ gây ra phản ứng kịch liệt từ các bà nội trợ cho đến các ông chủ hãng vận tải và những cơ sở sản xuất có sử dụng khí đốt. Thêm vào đó, việc chính phủ do ông Askar Mamim đứng đầu còn tuyên bố rằng sẽ không trợ giá nhiên liệu. Đó là giọt nước làm tràn ly khiến người dân Kazakhstan xuống đường biểu tình”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng nhấn mạnh với Sputnik.
Để xoa dịu dư luận, đích thân tổng thống Tokayev đã phải ra lệnh điều tra vụ việc nhằm vào các chủ sở hữu các cơ sở cung cấp khí đốt LNG cho thị trường và buộc các cơ sở này phải giảm giá xuống còn 0,21USD/lít. Cuộc điều tra này còn nhằm vào cả các quan chức của Bộ Năng lượng Kazakhstan xem họ có “đi đêm” với các “chủ vựa” khí đốt hay không.
“Giải pháp giật cục này ngay lập tức gây ra sự bất bình đối với những người Kazakhstan sống nhờ vào việc kinh doanh khí đốt và xăng dầu. Thay vì chỉ đối phó với một phe biểu tình thì chính phủ lại phải tiếp tục đối phó với một phe biểu tình thứ hai. Sự bất ổn không những không được giải quyết mà còn gia tăng gấp đôi”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng đưa ra bình luận trong cuộc trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Một việc đáng chú ý khác là ngay trong bộ máy chính quyền Kazakhstan đã bắt đầu xuất hiện tư tưởng bài Nga ở cấp cao. Đó là từ hai năm trở lại đây, Thủ tướng Askar Mamim đã có nhiều lần lấy lòng các lực lượng dân tộc cực đoan, những nhóm đối lập thân phương Tây bằng các tuyên bố bài Nga. Vì vậy, trong tương lai, không ai có thể bảo đảm rằng một phong trào chống lại 1/4 dân số Kazakhstan là người gốc Nga cũng như cộng đồng nói tiếng Nga tại Kazakhstan lại không diễn ra. Điều này đã làm cho Đảng Nur Otan (đảng cầm quyền) mất hơn 1 triệu phiếu bầu trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 1/2021. Đó có lẽ cũng là một trong những lý do để tổng thống Kassim Tokayev yêu cầu ông Askar Mamim từ chức và cử Phó thủ tướng thứ nhất Alikhan Smaiylov thay thế.
Những người lãnh đạo có đầu óc tỉnh táo tại Kazakhstan đã nhận ra các sai lầm của mình, trong số đó có nguyên tổng thống Nursultan Nazarbayev. Mặc dù đã rời cương vị tổng thống nhưng ông vẫn còn giữ chức Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Kazakhstan. Theo hiến pháp Kazakhstan thì một khi Tổng thống ban hành tình trạng khẩn cấp quốc gia, Hội đồng An ninh Quốc gia sẽ được kích hoạt với sự chỉ huy tối cao của Chủ tịch Hội đồng, Quốc hội ngừng hoạt động. Còn Chính phủ thì buộc phải giải tán. Đến khi trật tự được vãn hồi, tình trạng khẩn cấp được dỡ bỏ, Quốc hội mới hoạt động trở lại hoặc được bầu lại và cho ra đời một chính phủ mới.
Tòa nhà hành chính của thành phố Taldykorgan ở Kazakhstan bị thiêu rụi - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.01.2022
Nhà khoa học chính trị phỏng đoán về việc ai đứng sau cuộc đảo chính ở Kazakhstan
“Trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật của Kazakhstan cũng như những cam kết về quyền lợi và trách nhiệm trong Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO) mà Kazakhstan là thành viên chính thức, Tổng thống Kazakhstan có quyền kêu gọi sự can thiệp của các nước đồng minh trong tổ chức CSTO theo sự chỉ đạo của Hội đồng An ninh quốc gia. Chính điều này sẽ làm cho Kazakhstan tránh được tình cảnh bi thảm mà Ukraina đã rơi vào cách đây 7 năm”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nêu bình luận của mình trong trả lời phỏng vấn cho Sputnik.

Sự giúp đỡ nào của các nước thành viên Tổ chức hiệp ước an ninh tập thể sẽ giúp Kazakhstan nhanh chóng ổn định tình hình?

Theo nhà phân tích các vấn đề chính trị và quân sự quốc tế Nguyễn Minh Tâm, cả về lý thuyết cũng như trên thực tế, sự can thiệp của các lực lượng đồng minh đến từ bên ngoài chỉ có thể giảm căng thẳng và tạm thời ổn định tình hình Kazakhstan trong thời gian trước mắt. Kinh nghiệm của chính bản thân nước Nga khi trải qua cuộc chiến chống khủng bố kéo dài ở Chechnia, kinh nghiệm của Mỹ và phương Tây sau 20 năm đóng quân ở Afghanistan, hay trước đó, kinh nghiệm của khối Warszawa khi giải quyết những sự biến ở Hungary (1956), ở Tiệp khắc (1968) và ở Ba Lan (1980) cho thấy quân sự mặc dù rất có sức mạnh nhưng không thể thay thế được chính trị và kinh tế.
“Về lâu dài, Kazakhstan cần củng cố lại bộ máy chính quyền, đặc biệt là ở cơ sở. Còn ở trung ương thì phải hàn gắn các vết rạn nứt về tư tưởng, không thể để tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” tiếp diễn và phải dứt khoát đoàn kết lại, đặt quyền lợi của đất nước, của nhân dân lên trên hết. Về kinh tế, Kazakhstan cần phải xem xét lại một loạt các chính sách; không chỉ các chính sách về năng lượng mà còn cả các chính sách khác có liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân, đến tình hình sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong điều kiện đại dịch COVID-19 vẫn còn thì các chính sách về y tế, chăm sóc sức khỏe càng cần được tăng cường đầu tư”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng phát biểu với Sputnik.
Nơi ở của Tổng thống Kazakhstan Akorda ở Nur-Sultan, Kazakhstan - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.01.2022
Nêu tổng số thiệt hại từ các cuộc biểu tình ở Kazakhstan
Cũng theo chuyên gia Nguyễn Hoàng, đặc biệt, bộ máy an ninh, quốc phòng của Kazakhstan cần phải được sắp xếp lại, vừa tinh gọn nhưng phải vừa có hiệu quả cao. Quan trọng nhất là năng lực dự báo từ sớm, từ xa, năng lực sẵn sàng hành động và khả năng giải quyết nhanh gọn các điểm nóng, không để các thế lực thù địch bên ngoài có cớ để lợi dụng can thiệp. Còn ở trong nước, các cơ quan an ninh Kazakhstan cần để mắt nhiều hơn đến các đảng phái đối lập, đặc biệt là các phe phái có tư tưởng bài Nga và ngả theo tư tưởng tự do của Mỹ và phương Tây cũng như không bao giờ được mất cảnh giác với các tổ chức này.
Nói tóm lại, theo các nhà phân tích, các quốc gia trong cộng đồng CSTO, chủ yếu là Liên bang Nga cần giúp đỡ Kazakhstan không chỉ về quân sự mà còn cần giúp đỡ họ về các kế hoạch duy trì ổn định xã hội. Mặt khác, Kazakhstan còn là thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Những bạn bè của Kazakhstan tại SCO, trong đó có Trung Quốc, cũng có thể giúp đỡ ít nhiều cho Kazakhstan sớm ổn định tình hình.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала