Chuyên gia về câu nói của Putin: họ đã có âm mưu biến Kazakhstan thành một quốc gia chống Nga

© REUTERS / StringerBiểu tình ở Kazakhstan
Biểu tình ở Kazakhstan - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.01.2022
Đăng ký
"Công nghệ Maidan" đã được sử dụng trong cuộc bạo loạn ở Kazakhstan để biến nước này thành một quốc gia chống Nga khác, giống như Ukraina,- chuyên gia Bogdan Bezpalko, thành viên Đoàn chủ tịch Hội đồng quan hệ quốc tế trực thuộc Tổng thống Nga, nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik khi bình luận về câu nói của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Trước đó, sáng thứ Hai, khi phát biểu tại phiên họp bất thường của Hội đồng An ninh Tập thể CSTO, ông Putin lưu ý rằng, "công nghệ Maidan" đã được sử dụng trong cuộc bạo loạn ở Kazakhstan, ở đó có các nhóm chiến binh đã được huấn luyện trong các trại khủng bố ở nước ngoài.

Công nghệ Maidan

"Rõ ràng là ở đó (ở Kazakhstan) công nghệ Maidan đã được sử dụng. Họ đã sử dụng cả những chiến binh, những người biểu tình, những khẩu hiệu kinh tế, và tất cả mọi thứ đã bắt đầu vào những ngày nghỉ lễ, khi không ai mong đợi điều này. Theo tôi, đây chính là các công nghệ Maidan được sử dụng với mục đích biến Kazakhstan thành một quốc gia chống Nga khác giống như Ukraina để gia tăng sức ép đối với Nga", - ông Bezpalko nói khi bình luận về câu nói của Vladimir Putin.
Chuyên gia Bezpalko nói thêm rằng, tình hình ở Kazakhstan phù hợp với quan niệm của Mỹ đã được công bố bởi John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Trump, - "châm ngòi cuộc xung đột trong các quốc gia hậu Xô viết".
Ông lưu ý rằng, thời gian gần đây chính quyền Kazakhstan bắt đầu thực thi chính sách xích gần lại với Nga, và điều đó có thể đóng một vai trò nhất định. "Họ chỉ đơn giản không thích một chế độ không phải là chống Nga, cũng không phải là bù nhìn. Nếu trong chế độ này có những yếu tố chủ quyền và hợp tác với Nga, vốn tăng cường sức mạnh của chúng tôi, thì điều này thật tệ, một chế độ như vậy phải bị phá bỏ".
Theo chuyên gia Bezpalko, sự tham gia của lính đánh thuê nước ngoài cũng cho thấy rõ sự tương đồng với các sự kiện trên quản trường Maidan.

"Các nhóm Hồi giáo cực đoán chắc chắn đã được sử dụng ở đó, những nhóm Hồi giáo như vậy luôn nhận được sự hỗ trợ nhất định từ các cơ quan đặc nhiệm nước ngoài, hợp tác với họ, nhận các nguồn lực và một số thông tin nhất định từ họ. Vầ phần mình, các cơ quan đặc nhiệm nước ngoài thường sử dụng các nhóm này như một xe đập thành. Bằng cách này các phần tử Hồi giáo cực đoan đạt được mục tiêu của mình - giành chính quyền, phá hủy chế độ thế tục, còn những người chơi địa chính trị lớn đạt được mục tiêu của họ - gia tăng áp lực lên Liên bang Nga từ phía nam", - chuyên gia giải thích.

Cần phải tìm kiếm những bằng chứng

Theo chuyên gia Bezpalko, chính quyền Kazakhstan chưa đưa ra cáo buộc can thiệp chống lại các quốc gia cụ thể, vì họ có ý định tìm kiếm những bằng chứng có cơ sở không thể tranh cãi.

“Để đưa ra cáo buộc này cần phải có các bằng chứng, cần phải tìm ra các kênh dẫn vốn, thẩm vấn những người khai rằng họ đã nhận tiền từ các sĩ quan tình báo, nhà ngoại giao hoặc nhận chỉ thị từ các nhà ngoại giao hoặc nhân viên phái bộ của một số quốc gia. Sau đó mới có thể đưa ra cáo buộc. Ngoài ra, có thể có những mặc cả: chúng tôi có các bằng chứng, chúng tôi có thể tạo ra một vụ bê bối, hoặc chúng ta hãy đi đến một thỏa thuận”, - chuyên gia lưu ý.

Điều gì đã xảy ra ở Kazakhstan?

Các cuộc biểu tình đã nổ ra ở Kazakhstan vào ngày 2 tháng 1 năm 2022 - cư dân của các thành phố Zhanaozen và Aktau ở phía tây đất nước phản đối việc tăng giá khí hóa lỏng gấp đôi. Sau đó, các cuộc biểu tình lan sang các thành phố khác, bao gồm Alma-Ata, thủ đô cũ và là thành phố lớn nhất của nước cộng hòa: những vụ cướp bóc bắt đầu từ đó, chiến binh đã xông vào các cơ quan công quyền, tước vũ khí của binh lính. Đáp lại, các nhà chức trách đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên cả nước cho đến ngày 19/1 và phát động chiến dịch chống khủng bố. Theo LHQ, khoảng 1.000 người bị thương trong các cuộc biểu tình ở Kazakhstan. Theo Bộ Nội vụ của nước cộng hòa này, 17 binh sĩ thuộc lực lượng an ninh Kazakhstan đã thiệt mạng, hơn 1.300 nhân viên an ninh bị thương.
Sáng ngày 5/1, Tổng thống Kazakhstan Tokayev đã bãi nhiệm chính phủ và trở thành người đứng đầu Hội đồng An ninh. Tại cuộc họp đầu tiên của Hội đồng An ninh dưới sự chủ tọa của mình, ông Tokayev mô tả tình hình ở Kazakhstan là làm xói mòn sự toàn vẹn của nhà nước. Tokayev cho biết rằng, ông đã yêu cầu CSTO giúp đỡ "trong việc khắc phục mối đe dọa khủng bố".
Hội đồng An ninh Tập thể CSTO đã quyết định cử các lực lượng gìn giữ hòa bình tập thể đến Kazakhstan để bình thường hóa tình hình ở nước này. Vào ngày 7/1, ông Tokayev thông báo rằng, những kẻ khủng bố, bao gồm cả những kẻ đến từ nước ngoài, tiếp tục phá hoại tài sản và sử dụng vũ khí chống lại dân thường. Ông tuyên bố, những kẻ khủng bố sẽ bị tiêu diệt nếu không đầu hàng. Ngoài ra, Tổng thống cũng lưu ý rằng, mọi yêu cầu của công dân, được thể hiện một cách ôn hòa, đều được lắng nghe.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала