Công an khám xét Tịnh thất Bồng Lai, vụ chùa Vàng lại ‘nóng’

© Fotolia / Sorayutdùng búa đánh
dùng búa đánh - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.01.2022
Đăng ký
Liên quan đến các sai phạm ở Tịnh thất Bồng Lai – Thiền am bên bờ vũ trụ, Công an tỉnh Long An tiếp tục khám xét hộ bà Cao Thị Cúc. Ông Lê Tùng Vân rất hợp tác với cảnh sát trong quá trình điều tra.
Trong khi đó tại Hà Nội, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch yêu cầu xử lý dứt điểm vụ xâm phạm di tích chùa Vàng (xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm).

Cảnh sát khám xét Tịnh thất Bồng Lai, xử lý sai phạm xây dựng công trình

Chiều ngày 10/1, UBND huyện Đức Hòa, tỉnh Long An cho biết, cơ quan chức năng địa phương, Công an huyện Đức Hòa vừa tiến hành khám xét Tịnh thất Bồng Lai – hộ của bà Cao Thị Cúc, nơi ông Lê Tùng Vân và các đệ tự cư trú.
Ủy ban nhân dân huyện Đức Hòa cho hay, ngành hữu quan địa phương đang tiến hành rà soát toàn bộ các hạng mục công trình xây dựng trái phép, sử dụng đất sai mục đích tại hộ của bà Cao Thị Cúc (ngụ ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa).
Công nhân trên công trường xây dựng tại Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.08.2017
18 lãnh đạo Hà Nội phải ra đi vì sai phạm xây dựng
Theo ông Liêu Văn Bùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Hoà, địa phương đang tiến hành rà soát toàn bộ những hạng mục công trình xây dựng trái phép, sử dụng đất sai mục đích tại hộ của bà Cao Thị Cúc.
Vị lãnh đạo nêu rõ, hạng mục công trình vi phạm này nằm trong khu đất nơi tự xưng là “Tịnh thất Bồng Lai” hay còn gọi “Thiền am bên bờ vũ trụ”. Ông Bùng cho biết thêm, tại khu đất này của bà Cao Thị Cúc đang được xây dựng một khu nhà với kết cấu nhiều tầng. Tuy nhiên, việc xây dựng này là sai phép bởi xây dựng trên đất nông nghiệp và chưa chuyển mục đích sử dụng đất
“Sau khi phát hiện vi phạm, UBND xã Hòa Khánh Tây cùng ngành chức năng ở huyện đã tiến hành lập biên bản và đình chỉ thi công. Hiện vi phạm này cũng đang được rà soát để có hướng xử lý”, ông Bùng khẳng định với báo giới.
Theo ghi nhận tại hiện trường, các công nhân hiện đang thực hiện tháo dỡ công trình vi phạm xây dở dang ở Tịnh thất Bồng Lai.

Ông Lê Tùng Vân rất hợp tác

Cũng liên quan đến vụ án tại Tịnh thất Bồng Lai, một lãnh đạo Công an huyện Đức Hòa nhấn mạnh, ông Lê Tùng Vân và ba bị can khác rất hợp tác. Họ không chống đối hay gây khó khăn cho công tác điều tra.
Đại diện Công an huyện Đức Hòa bổ sung thêm rằng, hiện vụ việc vẫn đang được điều tra làm rõ. Cơ quan điều tra chưa khởi tố thêm tội danh mới đối với ông Lê Tùng Vân và 3 bị can bị tạm giam.
“Khi nào có thông tin mới về kết quả điều tra sẽ cung cấp đến báo chí”, vị lãnh đạo nói.
Như Sputnik Việt Nam đã cập nhật đến bạn đọc, vụ việc ở Tịnh thất Bồng Lai đặc biệt nóng dư luận. Vừa qua, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện Đức Hoà, tỉnh Long An đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Lê Tùng Vân (90 tuổi), Lê Thanh Hoàn Nguyên (32 tuổi), Lê Thanh Nhất Nguyên (31 tuổi) và Lê Thanh Trùng Dương (27 tuổi) để điều tra về hành vi “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015, bổ sung sửa đổi năm 2017.
Quang cảnh thành phố Hải Phòng của Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2021
Hải Phòng: Dự kiến xây dựng hơn 100 cây cầu trong giai đoạn 2021-2025
Ban Giám đốc Công an tỉnh Long An nêu rõ, ngày 4/1/2022, nhận được tin báo của nhân dân về việc các đối tượng nhận tiền quyên góp từ thiện có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đức Hòa đã tổ chức bắt quả tang và tổ chức khám xét tại hộ bà Cao Thị Cúc, làm việc một số trường hợp sinh sống tại đây để làm rõ hành vi sai phạm của các đối tượng có liên quan. Quá trình thực hiện có sự tham gia, chứng kiến của các ngành chức năng và chính quyền địa phương theo đúng quy định của pháp luật.
Kết thúc khám xét, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đức Hòa mời 14 đối tượng có liên quan tại hộ bà Cao Thị Cúc về trụ sở Công an huyện Đức Hòa làm việc.
Ngày 5/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đức Hòa đã ra Quyết định bắt bị can để tạm giam đối với 3 bị can gồm Lê Thanh Hoàn Nguyên (sinh năm 1990), Lê Thanh Nhất Nguyên (sinh năm 1991), Lê Thanh Trùng Dương (sinh năm 1995) cùng địa chỉ ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Riêng bị can Lê Tùng Vân bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú (tất cả các quyết định trên được Viện Kiểm sát nhân dân huyện Đức Hòa phê chuẩn).

Bộ Văn hóa: Xử lý dứt điểm vụ xâm phạm di tích chùa Vàng

Ngày 10/1, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ban hành Công văn số 63 do Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương ký gửi UBND TP. Hà Nội về việc xử lý việc xâm phạm di tích chùa Vàng xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm.
Trong công văn gửi lãnh đạo thủ đô, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nêu rõ di tích chùa Vàng hiện đã bị một số cá nhân xâm phạm nhằm mục đích xây dựng sân bóng trong khu vực bảo vệ II của di tích.
Nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về di sản văn hóa và các quy định pháp luật khác có liên quan, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo cơ quan chức năng và chính quyền địa phương xử lý dứt điểm vụ việc.
“Đồng thời, thông báo kết quả giải quyết về Ủy ban Nhân dân thành phố, tránh gây bức xúc kéo dài trong nhân dân và cộng đồng, xã hội”, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh.
Chùa Vàng nằm trong cụm di tích lịch sử văn hóa, nghệ thuật kiến trúc đình chùa Vàng, trong đó, đình Vàng là nơi thờ vị thần có công giúp Hai Bà Trưng đánh đuổi giặc Hán.
Trước đó, nhiều Phật tử chùa Vàng đã có đơn thư phản ánh về việc từ tháng 12 năm 2020, một nhóm người ngang nhiên xông vào khuôn viên khu vực II bảo vệ di tích của chùa Vàng, rồi chặt cây, phá tường, sau đó lại xây thụt vào phía trong khiến nơi đây bị xâm hại nghiêm trọng.
Ông Nguyễn Huy Khải, nguyên cán bộ Ban Quản lý di tích đình chùa Vàng xác nhận với TTXVN rằng, rất nhiều hộ dân, Phật tử trăn trở trước hiện trạng này. Ông Khải cho biết, mảnh sân trong khu vực II là để tổ chức các lễ hội trong làng. Chưa kể, việc thôn Vàng đã có sân bóng rộng hàng mẫu ở khu nhà văn hóa rồi, không hiểu vì sao lại đi lấy đất di tích làm sân chơi.
Hồi tháng 2/2021, ông Nguyễn Văn Phước, Chủ tịch UBND xã Cổ Bi có giải trình cho hay, việc xâm phạm đất chùa Vàng nói trên là do đây là đoạn đường hẹp, hay xảy ra tai nạn.
Đường 319 nối dài và nút giao với cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây nhìn từ trên cao - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.11.2021
Hơn 3.400 tỷ đồng đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hòa
Bên cạnh đó, gắn với chủ trương cải tạo, nâng cấp các tuyến đường liên thôn nên lãnh đạo và nhân dân thôn Vàng đã tiến hành họp quân dân chính thống nhất đề xuất mở rộng tuyến đường dài khoảng 70 m.
Lãnh đạo địa phương cũng khẳng định, liên quan đến phần đất này mở rộng đường này, trụ trì chùa Vàng là sư thầy Thích Thanh Tâm không đồng thuận do đất đã được cấp sổ đỏ cho chùa Vàng.
Theo Công văn số 547 ngày 11/3/2021 của UBND huyện Gia Lâm, di tích chùa Vàng, đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ban hành Quyết định số 65-QĐ/BT ngày 16/1/1995, công nhận là di tích Kiến trúc - Nghệ thuật.
Đồng thời, hồ sơ xếp hạng lập năm 1994, trong đó có bao gồm Biên bản đề nghị xếp hạng di tích ngày 14/10/1994 của Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội lập (nay là Sở Văn hóa và Thể thao) và Bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích Đình và Chùa thôn Vàng, xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội với tỷ lệ 1/1000 (trích lục bản đồ số 01 năm 1974), theo đó, khu vực bảo vệ di tích gồm 2 vùng: Khu vực I: Tổng diện tích 4.752 m2; khu vực II: diện tích 1.297m2 (kho hợp tác xã).
Về sự việc xâm phạm di tích chùa Vàng, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho hay, vị trí tường rào bị phá để mở rộng đường thuộc khu vực bảo vệ II của cụm tích đình, chùa Vàng.
“Việc phá tường xây lùi vào chỉ giới thuộc khu vực II chưa xin ý kiến của cấp thẩm quyền xếp hạng di tích theo quy định là vi phạm điều 32 Luật Di sản văn hóa năm 2001, sửa đổi bổ sung một số điều năm 2009”, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала