Vụ bỏ thầu của Tân Hoàng Minh: 'Cọc' nhổ đi rồi, 'lỗ' thì sao?

© Fotolia / alswartbúa đấu giá
búa đấu giá - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.01.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Khi Tập đoàn Tân Hoàng Minh trúng thầu trong cuộc đấu giá đất ở Thủ Thiêm còn chưa lắng xuống thì ngày 11/1, Tập đoàn này lại khiến giới đầu tư bất động sản một phen "ngã ngửa” khi thông báo bỏ cọc, đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Số phận những lô đất Thủ Thiêm sẽ đi về đâu?

Như Sputnik đưa tin, ngày 10/1, Công ty Ngôi Sao Việt thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã tham gia và trúng đấu giá lô đất 3-12 khu chức năng số 3 trong khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.Thủ Đức, TP.HCM) có diện tích hơn 10.000 m2 với giá 24.500 tỷ đồng (2,45 tỉ đồng/m2).
Nhưng người dân chưa kịp "hoàn hồn” về giá trị "khủng” của thương vụ, chiều 11/1, đại diện Tân Hoàng Minh xác nhận ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn này đã có tâm thư xin tự nguyện đơn phương chấm dứt hợp đồng mua lô đất 3-12 thuộc khu chức năng số 3 trong Khu đô thị Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức, TP.HCM).
Đường 319 nối dài và nút giao với cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây nhìn từ trên cao - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.12.2021
Gia thế 'khủng' của 4 đại gia vừa trúng thầu đất Thủ Thiêm, TP.HCM
Vậy những lô đất sau khi Tân Hoàng Minh "chạy làng” sẽ ra sao? Trao đổi với báo Tiền Phong, Luật sư Lê Trung Phát, Đoàn Luật sư TP. HCM cho rằng, cuộc đấu giá ngày 10/12/2021 được xem là kết thúc thành công khi đấu giá viên công bố người trúng đấu giá và các bên tham dự (có cả người trúng đấu giá) ký vào biên bản đấu giá.
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2015, phải tiến hành thủ tục phê duyệt kết quả trúng đấu giá, mà cụ thể là UBND TP. HCM đã ban hành quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá vào ngày 30/12.
Theo luật sư Lê Trung Phát, dựa vào quy định tại Điều 48 Luật đấu giá tài sản 2016, kể từ lúc công bố kết quả trúng đấu giá thì người trúng đấu giá sẽ phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Nhưng vì trường hợp này cần có quyết định công nhận, nên trường hợp này, đơn vị trúng đấu giá sẽ bắt đầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo thông báo nộp tiền từ cơ quan thuế. Cụ thể là theo thông báo mà Cục thuế TPHCM ban hành vào ngày 6/1/2022.

“Nếu chưa đến hạn mà công ty trúng đấu giá có thông báo về việc không tiếp tục thực hiện kết quả trúng đấu giá, thì đây được xem như là hành vi đơn phương chấm dứt của họ. Trường hợp này, bắt buộc các cơ quan có liên quan sẽ trình hồ sơ lên UBND TP. HCM. Căn cứ vào điểm D khoản 5 Điều 68 Nghị định 43/2014, UBND TP. HCM sẽ ban hành quyết định hủy quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá trước đó” - Ông Phát phân tích.

TP.HCM - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.04.2021
Bao giờ mới có hạn chốt cho các dự án nghìn tỷ tại Thủ Thiêm?
Theo quy định, số tiền đặt trước sẽ chuyển thành tiền cọc theo quy định tại khoản 5 Điều 39 của Luật đấu giá tài sản. Vì vậy, nếu đơn vị này tiếp tục không thực hiện nghĩa vụ, xem như họ bỏ cọc và mất số tiền này.
“Như vậy, phải tổ chức lại phiên đấu giá mới. Và tất nhiên, hiện nay chưa có quy định nào liên quan đến việc xác định mức giá trần cho các phiên đấu giá bằng hình thức trả giá lên. Nên dù muốn hay không muốn, thì đơn vị tổ chức phiên đấu tiếp theo cũng không thể khống chế các đơn vị tham gia đấu giá được trả mức giá cao” - Luật sư Phát cho biết.
Về thị trường bất động sản, luật sư Lê Trung Phát không cho rằng đây là hành vi khiến giá bất động sản khu đó tăng cao. Rõ ràng người dân chúng ta đều biết thông tin phiên đấu giá trước đã bị hủy, tức giá đấu lúc đó không phải giá thật của khu đất.
Quang cảnh buổi đối thoại. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.11.2020
Vụ Thủ Thiêm chưa hồi kết. Người dân không đồng tình với Thanh tra Chính phủ

Tân Hoàng Minh đang coi thường pháp luật?

Vì đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, Công ty Ngôi Sao Việt có thể phải mất khoản tiền đặt trước là gần 588,5 tỷ đồng. Nhưng số tiền này chỉ bằng 20% mức giá khởi điểm của lô đất 3-12 thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Theo khoản 5 Điều 27 Nghị định 62/2015/NĐ-CP, khoản tiền đặt trước này sau khi trừ chi phí đấu giá tài sản, sẽ thuộc về ngân sách nhà nước.
Theo phân tích của chuyên gia tài chính, hành động "chạy làng” của Tân Hoàng Minh gây biến động thị trường. Cụ thể ở đây, Tân Hoàng Minh đã tạo ra giá đất “ảo” cao chưa từng thấy, gây bất ổn cho kinh tế vĩ mô.
Kết quả của vụ đấu giá này khiến thị trường bất động sản "dậy sóng", tạo nguy cơ vỡ bong bóng bất động sản tại những khu đất mà trước đây Nhà nước đã giao cho chủ đầu tư trước đây.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.07.2019
"Sắp trình HĐND TP.HCM chính sách hỗ trợ người dân Thủ Thiêm"
Đáng lưu ý hơn nữa, việc này tạo tâm lý "rén”, không dám đầu tư vào các dự án mới tại TP. HCM. Thậm chí cả ở khu vực Hà Nội và các tỉnh khác.
Vậy một loạt các câu hỏi nữa đặt ra: Tân Hoàng Minh được lợi gì sau khi "bỏ của, chạy lấy người"? Phải chăng đây là bài toán đã được tính toán trước của Tập đoàn này?
Hành xử của lãnh đạo Tân Hoàng Minh có thể thấy doanh nghiệp này đang đặt lợi ích của DN trên cả luật pháp và lợi ích của quốc gia, coi thường pháp luật.
Vụ việc còn là "hồi chuông cảnh tỉnh” cho các cơ quan chức năng về các lỗ hổng pháp lý để doanh nghiệp lợi dụng và trục lợi bất chính.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала