Standard Chartered: GDP Việt Nam 2022 có thể tăng 6.7%, VND đang ổn định

© AFP 2023 / Nhac NguyenThành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.01.2022
Đăng ký
Nhận định về nền kinh tế Việt Nam 2022, Ngân hàng Standard Chartered tin rằng, tăng trưởng GDP có thể đạt 6.7%. VND là một trong số những đồng tiền đang nổi ổn định nhất trong năm 2021.
Giống như chiếc ‘lò xo bị nén’, có nhiều nguyên nhân giúp kinh tế Việt Nam bật dậy và tăng trưởng mạnh mẽ. Một trong số đó chính là tốc độ gia tăng thu nhập tại Việt Nam những năm qua cao hơn chi tiêu, tạo nên nguồn dự trữ tiết kiệm chống chọi với những cú sốc tương tự như Covid-19.

Standard Chartered: GDP Việt Nam năm 2022 sẽ tăng 6.7%

Ngày 12/1/2022, Ngân hàng Standard Chartered (StanChart) công bố dự báo mới nhất, trong đó thể hiện sự lạc quan vào triển vọng hồi phục mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam.
© AFP 2023 / Isaac LawrenceStandard Chartered.
Standard Chartered. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.01.2022
Standard Chartered.
Báo cáo nghiên cứu toàn cầu do Standard Chartered mới ban hành bàn về các chiến lược tiếp tục chống chọi với loạt thách thức cùng với báo cáo kinh tế vĩ mô chuyên sâu về Việt Nam cùng các đánh giá xung quanh việc nền kinh tế Việt Nam hồi phục mạnh mẽ và quay trở lại đạt mức tăng trưởng cao.
Theo dự báo của thể chế đa quốc gia Anh chuyên về ngân hàng và tài chính này, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2022 của Việt Nam có thể đạt 6,7%.
Ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế phụ trách Thái Lan và Việt Nam Ngân hàng Standard Chartered nhận định, nền kinh tế sẽ tiếp tục hồi phục trong năm 2022 khi tình hình dịch bệnh trên toàn cầu cải thiện.
TP Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.01.2022
‘Lốc xoáy’ Covid-19, giá cả tăng phi mã, rủi ro lạm phát với nền kinh tế Việt Nam
Lý giải căn cứ để có thể xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam cao (gần về mốc trước Covid-19 – PV), chuyên gia Tim Leelahaphan nhấn mạnh, tốc độ gia tăng thu nhập tại Việt Nam trong những năm gần đây cao hơn chi tiêu, từ đó mang đến một nguồn dự trữ tiết kiệm giúp chống chọi với đại dịch.
Tuy nhiên, cũng cần nhận thức rằng, đại dịch Covid-19 tiếp tục là một rủi ro lớn, ít nhất trong ngắn hạn đối với kinh tế Việt Nam hay các nước nói chung.
“Quý 1 là giai đoạn các nhà máy có thể sẽ quay trở lại hoạt động hết công suất cũng như chính phủ đưa ra chương trình kích thích kinh tế. Chúng ta có thể nhận thấy sự phục hồi một cách rõ dàng hơn trong tháng 3/2022”, ông Leelahaphan bổ sung thêm.
Bên cạnh đó, còn nhiều yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Có thể kể đến như sự hồi phục của nền kinh tế toàn cầu, nhất là các đối tác thương mại lớn của Hà Nội.
Sản xuất sợi tại Công ty TNHH Dệt Hà Nam. Ngành dệt may 'cán đích' với doanh thu xuất khẩu đạt 39 tỷ USD - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.12.2021
GDP chỉ tăng 2,58% nhưng kinh tế Việt Nam vẫn cho thấy cú đảo chiều ngoạn mục
Báo cáo của Standard Chartered cũng cho thấy, môi trường thương mại toàn cầu được cải thiện sẽ hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022 mặc dù nhập khẩu có thể sẽ vẫn tăng cao (do cần nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, hồi phục kinh tế).
Đặc biệt, ngân hàng Standard Chartered cũng nâng dự báo cho GDP Việt Nam năm 2023 lên 7% và nhận định quốc gia Đông Nam Á này tiếp tục có triển vọng tích cực trong trung hạn (nhờ các yếu tố nội tại bền vững và động lực tăng trưởng khả quan).

Lạm phát vẫn là rủi ro với nền kinh tế

Như Sputnik Việt Nam đề cập trước đó, dữ liệu của Tổng cục Thống kê cuối năm 2021 khẳng định, bất chấp đại dịch Covid-19, lạm phát của Việt Nam vẫn ở ngưỡng an toàn, dưới mức Quốc hội cho phép.
Cụ thể, bình quân năm 2021, CPI tăng 1,84% so với năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản 12 tháng tăng 0,81%.
“Năm 2021, trong bối cảnh áp lực lạm phát toàn cầu ngày càng tăng cao, giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất, giá cước vận chuyển liên tục tăng nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2021 của Việt Nam chỉ tăng 1,84% so với năm trước, thấp nhất trong 6 năm qua, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra, tiếp tục là năm kiểm soát lạm phát thành công”, Tổng cục Thống kê nhận định.
Tuy nhiên, các ban ngành chức năng của Việt Nam cũng thừa nhận, áp lực lạm phát năm 2022 là rất lớn. Theo Tổng cục Thống kê, nếu dịch Covid-19 được kiểm soát trong năm 2022, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tăng lên; lạm phát sẽ chịu tác động của vấn đề tăng giá nguyên nhiên vật liệu trên thế giới như xăng dầu, than và giá cước vận chuyển.
Sản xuất hàng xuất khẩu tại Công ty Cổ phần dệt may Sơn Nam, Nam Định - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.12.2021
Việt Nam và 10 dấu ấn kinh tế nổi bật năm 2021
Việc nhập khẩu nguyên liệu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước lên cao, tạo áp lực cho lạm phát.
Đồng tình với quan điểm này của Tổng cục Thống kê, Ngân hàng Standard Chartered cũng nhận định, lạm phát có thể sẽ trở thành một mối quan ngại đối với Việt Nam trong năm 2022.
Theo các chuyên gia của thể chế tài chính này, các yếu tố về nguồn cung (giá cả hàng hóa cao hơn do tác đông của dịch bệnh) sẽ là nguyên nhân chính trong ngắn hạn.
“Nhu cầu sẽ gia tăng khi nền kinh tế tiếp tục hồi phục và phát triển. Tình hình dịch bệnh kéo dài có thể sẽ dẫn đến những rủi ro lạm phát do vấn đề nguồn cung”, báo cáo nêu rõ.
Standard Chartered cũng dự báo, lạm phát của Việt Nam sẽ đạt lần lượt 4,2% và 5,5% trong năm 2022 và 2023.
Các chuyên gia tài chính kinh tế hàng đầu của Việt Nam thì tin rằng, đất nước vẫn sẽ kiểm soát tốt chỉ số CPI cũng như nguy cơ gia tăng mức lạm phát trong năm 2022.
Theo PGS.TS Nguyễn Bá Minh, Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, Bộ Tài chính, đánh giá, đại dịch Covid-19 vẫn sẽ chi phối nền kinh tế Việt Nam, do đó, chỉ số CPI bình quân năm 2022 có thể sẽ chỉ dao động tăng từ 2% - 3%, dưới chỉ tiêu Quốc hội đã đề ra (4%).
Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.12.2021
Kinh tế Việt Nam 2021: Gió đã đổi chiều
Theo chuyên gia, sức cầu trong nước vẫn còn yếu, do thu nhập của người dân lao động bị giảm vì sự đình trệ sản xuất bởi dịch bệnh. Vậy nên, dù giá có giảm nhưng người dân vẫn chưa có thể đi du lịch, cũng không đi ăn ở nhà hàng, khách sạn nhiều được do dịch bệnh phức tạp ở một số tỉnh thành, doanh số bán lẻ hàng hóa giảm.
TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính, Học viện Tài chính cũng cho rằng, về tổng thể, áp lực lạm phát tại Việt Nam trong năm 2022 không lớn và chỉ số CPI sẽ tiếp tục tăng chậm.
“Trên thực tế, tốc độ tăng của chỉ số CPI cho đến nay vẫn chưa phá vỡ xu hướng đi ngang kể từ năm 2016 đến nay”, chuyên gia lưu ý.
Theo ông Độ, việc nền kinh tế chưa phục hồi hoàn toàn, đồng thời áp lực lạm phát chi phí đẩy từ giá cả các hàng hóa cơ bản trên thế giới chững lại, nhiều khả năng lạm phát trung bình tại Việt Nam trong năm 2022 sẽ chỉ ở mức 1,8%.

Việt Nam vẫn duy trì chính sách tiền tệ khôn ngoan

Trong báo cáo mới nhất của mình, Ngân hàng Standard Chartered nhận định, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể sẽ duy trì lãi suất chính sách ở mức 4% trong năm 2022 để hỗ trợ tăng trưởng tín dụng cũng như kiểm soát lạm phát.
Việt Nam có thể thực hiện bình thường hóa chính sách vào năm 2023, tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản lên 4,5% vào quý 4 năm 2023.
Công ty TNHH Tainan Enterprises Việt Nam (Khu kinh tế Bình Hiệp, Kiến Tường, Long An) đã hoạt động 100% công suất để hoàn thành các đơn đặt hàng - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.12.2021
WB, HSBC: Đừng nghi ngờ khả năng của Việt Nam, nhất là nền kinh tế
Cùng với đó, Standard Chartered cũng giữ triển vọng trung hạn tích cực đối với Việt Nam đồng (VND) trong bối cảnh cán cân thanh toán tiếp tục mạnh mẽ.
“Mức tăng giá của VND kể từ tháng 7/2021 cho thấy Ngân hàng Nhà nước đã quản lý tỷ giá một cách linh động hơn. VND là một trong số những đồng tiền đang nổi ổn định nhất trong năm 2021”, các chuyên gia của Standard Chartered nhận định.
Tuy nhiên, dù Việt Nam thực thi chính sách tài khóa, tiền tệ được cho là ‘khôn ngoan’, nhưng báo cáo mới nhất của Ngân hàng Standard Chartered cũng dự đoán mức độ tăng giá của VND sẽ chậm lại do tài khoản vãng lai của Việt Nam đang bị thâm hụt và tỷ giá USD-VND đang tiếp cận những giới hạn của biên độ tỷ giá.
© AFP 2023 / Manan VatsyayanaĐồng Việt Nam
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.01.2022
Đồng Việt Nam
“Thặng dự cán cân thanh toán và sự linh động trong chính sách ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục hỗ trợ VND trong trung hạn”, báo cáo nêu rõ.
Theo đó, Ngân hàng Standard Chartered dự báo tỷ giá USD-VND sẽ đạt 22.500 đồng/USD vào giữa năm 2022 và 22.300 đồng vào cuối năm 2022.
Nghiên cứu HSBC Việt Nam công bố cho thấy, chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ của Mỹ nói riêng và đa số các nước trên thế giới nói chung có thể không tạo ra những tác động trực tiếp đối với lập trường chính sách tiền tệ Việt Nam trong ngắn hạn.
Tiền Việt Nam cùng với điện thoại và máy tính - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.12.2021
Mobile Money sẽ thúc đẩy kinh tế Việt Nam tăng trưởng tới 0,5%?
Mặc dù vậy, những khác biệt trong thiết lập chính sách tiền tệ trong nước và xu hướng thế giới sẽ gây ra nhiều tác động đối với lãi suất và tỷ giá về dài hạn.
“Chúng tôi cho rằng, Ngân hàng Nhà nước có khả năng sẽ giảm tỷ giá mua USD thêm 100-150 đồng, về mức 22.550-22.500 VND/USD trong quý I/2022 và hoàn tất quá trình liên kết tỷ giá này với tỷ giá trung tâm - cao hơn 50 đồng so với mức giá sàn”, ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc Khối Kinh doanh tiền tệ, vốn và đầu tư chứng khoán, Ngân hàng HSBC Việt Nam nói.
Ngân hàng HSBC cũng cho rằng, tỷ giá có khả năng tăng trở lại từ quý II/2022, lên mức 22.800 VND/USD, khi các yếu tố vĩ mô cơ bản dần trở nên rõ nét hơn như tài khoản vãng lai suy yếu, dòng vốn nước ngoài chậm lại, sự khác biệt về lập trường chính sách tiền tệ giữa trong và ngoài nước. Tuy vậy, vẫn có nhiều yếu tố mang đến sự lạc quan về triển vọng của Việt Nam.
“Dòng tiền kiều hối tiếp tục tăng trưởng, hoạt động thương mại đang dần hồi phục khi gián đoạn chuỗi cung ứng giảm bớt. FDI tiếp tục được duy trì cũng sẽ thúc đẩy sự mở rộng thương mại trong tương lai”, chuyên gia của HSBC Việt Nam nhận định.
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cũng cho rằng, tỷ giá có thể tăng nhưng không nhiều, do kinh tế Việt Nam đang phục hồi (có thể đạt 6,5-7% trong năm 2022 nếu kiểm soát tốt dịch bệnh và thực hiện thành công các chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội).
Dây chuyền sản xuất của Công ty cổ phần ngói cao cấp Amado, Khu Tam Dương Tam Dương II, tỉnh Vĩnh Phúc - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.12.2021
FDI Việt Nam 2022: Tiền đến, tiền đi đều có thể lạc quan
Bên cạnh đó, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp nhưng sẽ tăng lên 3,4-3,7% trong năm 2022, cung - cầu ngoại tệ cơ bản ổn định và cán cân thanh toán tiếp tục thặng dư. Do đó, theo TS. Cấn Văn Lực, Việt Nam tiếp tục điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt, ổn định mặt bằng lãi suất là điều cần thiết để hỗ trợ, thúc đẩy phục hồi kinh tế - xã hội trong năm 2022.
Trong báo cáo về Triển vọng 2022 vừa qua của Standard Chartered, ngân hàng này cũng đánh giá, cổ phiếu và vàng tiếp tục là hai kênh đầu tư được ưu tiên trong năm 2022 trên toàn cầu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала