Đàm phán Nga-Mỹ tại Geneva, vì sao không đạt được cải thiện nào?

© Sputnik / Alexey Vitvitsky / Chuyển đến kho ảnhĐàm phán Nga-Mỹ tại Genèva
Đàm phán Nga-Mỹ tại Genèva - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.01.2022
Đăng ký
Cuộc họp Hội đồng Nga – NATO tại Brussels cũng như các cuộc tham vấn tại Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu tại Vienna tới đây cùng lắm chỉ đạt được kết quả là nối lại các kênh liên lạc để mỗi bên tiếp tục giữ thế và không để cho mâu thuẫn gia tăng dẫn tới xung đột và đổ vỡ mà thôi.
Vào ngày 9-10/1/2022, Nga và Mỹ đã tổ chức tham vấn tại Geneva về các đề xuất của Moskva về đảm bảo an ninh. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov, trưởng đoàn đàm phán của Nga nói rằng, không có tiến triển nào trong các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ về việc NATO không tiếp tục mở rộng.
“Về vấn đề chính liên quan đến việc NATO không mở rộng, tôi có thể nói rằng “không, không đạt được cải thiện nào cả “, ông nói tại cuộc họp báo hôm 10/1.
Sputnik đã có cuộc phỏng vấn ông Hồng Long, chuyên gia về quan hệ quốc tế về hội đàm Nga-Mỹ vừa diễn ra tại Geneva.

Sự thất bại của cuộc hội đàm Nga – Mỹ tại Geneva không phải là điều không thể dự báo

Sputnik: Theo đánh giá của ông, vì sao không đạt được tiến triển nào? Điều này có bất ngờ không?
Ông Hồng Long, chuyên gia quan hệ quốc tế: Cũng như các cuộc đàm phán trực tiếp và trực tuyến giữa hai nhà lãnh đạo cao nhất của Liên bang Nga và Mỹ hồi tháng 7 và tháng 11/2021, cuộc đàm phán lần này ở cấp thứ trưởng ngoại giao giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới tại Genève vẫn dậm chân tại chỗ. Các cuộc đàm phán ấy làm cho người ta liên tưởng tới các cuộc đàm phán Việt – Mỹ tại Paris trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam ở nửa cuối thế kỷ XX mà giới báo chí khi đó thường nói đùa rằng đó là các cuộc “đàm phán giữa hai người khiếm thính”.
Viên chức Báo chí Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.01.2022
Mỹ yêu cầu Nga đảm bảo minh bạch các cuộc diễn tập quân sự
Điều khác biệt duy nhất là ở chỗ hai bên đều cam kết thúc đẩy đối thoại nhưng mỗi khi bước vào đối thoại phía Mỹ lại có những động thái không bình thường. Đó là trong cuộc tham vấn nội bộ NATO do Mỹ đứng đầu diễn ra ngay trước thềm cuộc đàm phán Nga-Mỹ, Mỹ đã cam kết với các đồng minh rằng sẽ không nhượng bộ Nga trong vấn đề Ukraina và đòi Moskva phải nhượng bộ trước. Nắm được thông tin này, Thứ trưởng ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết, ông rất thất vọng trước những tín hiệu từ Washington và Brussels trước thềm cuộc gặp giữa ông với bà Wendy Sherman, trợ lý ngoại trưởng Mỹ.
© Sputnik / Alexey Vitvitsky / Chuyển đến kho ảnhTòa nhà của phái bộ Mỹ tại các tổ chức quốc tế tại Geneva, nơi diễn ra các cuộc đàm phán an ninh song phương giữa Mỹ và Nga.
Tòa nhà của phái bộ Mỹ tại các tổ chức quốc tế tại Geneva, nơi diễn ra các cuộc đàm phán an ninh song phương giữa Mỹ và Nga. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.01.2022
Tòa nhà của phái bộ Mỹ tại các tổ chức quốc tế tại Geneva, nơi diễn ra các cuộc đàm phán an ninh song phương giữa Mỹ và Nga.
Tại cuộc đàm phán, phía Mỹ không chỉ tiếp tục “quên” lời hứa của họ hồi năm 1993 rằng NATO sẽ không “Đông tiến” mà còn “lên gân” rằng, sẽ không cho phép ai cản trở chính sách mở cửa của NATO. Thậm chí, bà Sherman còn lớn tiếng cảnh cáo Nga sẽ đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều so với năm 2014, khi Nga thu hồi bán đảo Crimea mà không hề xem xét đến hai đề xuất nghiêm túc của Nga là NATO cần ngừng mở rộng sang phía Đông và không kết nạp Ukraina vào khối này.
Cờ của Nga và Mỹ trên cầu Mont Blanc ở Geneva - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.01.2022
Chuyên gia đánh giá kết quả hội đàm Nga - Mỹ tại Geneva
Thêm vào đó, phía Mỹ còn ngang ngược đòi Nga phải thông báo cho họ về các cuộc diễn tập của quân đội Nga và mục đích của các cuộc diễn tập ấy. Đây là một đề nghị rất “xấc xược”, thách thức nghiêm trọng chủ quyền của Nga và tất nhiên là người lãnh đạo phái đoàn Nga đã kiên quyết bác bỏ nó. Qua những động thái của hai bên trong cuộc đàm phán kéo dài đúng bằng số giờ làm việc của một ngày, có thể thấy chính thái độ “trịch thượng” của Mỹ đã làm cho cuộc đàm phán không đi đến đâu.
Sự thất bại của cuộc hội đàm cấp thứ trưởng ngoại giao Nga – Mỹ vừa qua không phải là điều không thể dự báo. Trước hết, Mỹ không thực tâm đối thoại mà vẫn muốn sử dụng các cuộc đàm phán để gây sức ép với Nga, song song với việc gây bất ổn xung quanh biên giới Nga ở Ukraina, ở Belarus, ở các nước ven biển Baltic, ở Kyrgyzstan và mới đây là ở Kazakhstan. Có thể nói một cách hình ảnh rằng một cái vỗ tay chỉ có thể được thực hiện bởi hai bàn tay. Người ta không thể vỗ tay bằng một bàn tay, trừ khi họ nổi cơn thịnh nộ và đập bàn đập ghế.

Mỹ muốn tạo kênh liên lạc để “quản lý rủi ro”

Sputnik: Vì sao Mỹ không thực tâm đối thoại mà vẫn đồng ý đàm phán với Nga?
Ông Hồng Long, chuyên gia quan hệ quốc tế: Tuy tỏ ra cứng rắn nhưng người Mỹ hiểu rằng Nga là một đối thủ xứng tầm và thậm chí còn vượt lên trên Mỹ về vũ khí công nghệ cao. Trong hơn mười năm qua, tiềm lực quốc phòng của Nga đã phục hồi và còn có sức mạnh vượt trội so với Liên Xô trước đây, đặc biệt là sau khi Nga thử thành công tên lửa siêu vượt âm có tầm bắn trên dưới 5.000 km, có thể vô hiệu hóa bất cứ hệ thống phòng thủ đánh chặn chặn nào mà Mỹ và phương Tây hiện có như PATRIOT, như THAAD. Hơn nữa, Nga không chỉ chứng minh trên thực tế vai trò lãnh đạo khối CSTO trong các sự kiện vừa qua ở Kazakhstan mà còn củng cố mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc về quốc phòng và an ninh.
Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov và Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman  - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.01.2022
Nga-Mỹ kết thúc đàm phán tại Geneva
Do đó, Mỹ phải chấp nhận nói chuyện với Nga nhằm tạo ra một kênh liên lạc để “quản lý rủi ro”. Bên cạnh đó, Mỹ cũng có mưu đồ kéo dài các cuộc đàm phán nhằm làm cho Nga mệt mỏi, còn bản thân Mỹ thì “câu giờ” để chờ đợi một kết quả khả quan hơn trong việc chế tạo vũ khí công nghệ cao nhằm “qua mặt” Nga. Các cuộc đàm phán bị Mỹ làm cho bế tắc nhưng lại được hệ thống truyền thông của Mỹ và phương Tây vẽ lên những bức tranh lạc quan với những gam màu rực rỡ nhằm đổ lỗi cho phía Nga và đánh lừa dư luận. Đây là những chiêu trò mà Mỹ đã từng thi thố trong cuộc đàm phán Mỹ - Việt tại Paris kéo dài từ năm 1968 đến đầu năm 1973.
Sputnik: Tiếp theo cuộc họp của Hội đồng Nga-NATO sẽ diễn ra vào ngày 12/1 tại Brussels, và các cuộc tham vấn tại Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu sẽ diễn ra ở Vienna. Ông có dự đoán gì về kết quả của cuộc họp sắp tới và các cuộc tham vấn ?
Ông Hồng Long, chuyên gia quan hệ quốc tế: Trong bất kể một cuộc đàm phán nào, các đề xuất của các bên đều phải dựa trên thực lực, dựa trên những “con át chủ bài” mà họ có trong tay. Cuộc đàm phán Nga – Mỹ vừa qua lại bàn đến chủ đề an ninh mà trực tiếp nhất là quân sự-quốc phòng. Chính sự “trái cựa” này cho thấy sự bị động của phía Mỹ trong khi phía Nga nắm trong tay nhiều “át chủ bài” hơn. Đó mới là những yếu tố quyết định trên bàn đàm phán.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.01.2022
"Chúng tôi không nhượng bộ". Bộ Ngoại giao Nga vạch ra lập trường tại cuộc đàm phán ở Geneva
Sau khi thu hồi Crimea, Liên bang Nga đã có trong tay hai “quả đấm” quân sự mạnh nằm kề hai bên sườn NATO. Đó là tỉnh Kaliningrad nằm giữa Litva và Ba Lan ở hướng Bắc cùng với bán đảo Crimea ở phía Nam. Cộng với việc triển khai quân sự với tốc độ chóng mặt của quân đội Nga như mọi người vừa được chứng kiến tại Kazakhstan vừa qua đủ để cho Mỹ và phương Tây thấy rằng thời kỳ mà NATO tung hoành ở Đông Âu như chỗ không người đã qua rồi. Mặt khác, phía Nga cũng đã không dưới hàng chục lần tuyên bố rằng, công việc của Châu Âu cần phải để cho người Châu Âu giải quyết. Sự có mặt về quân sự của Mỹ ở Châu Âu là hoàn toàn không cần thiết.
Bản chất của vấn đề chính là sự hù dọa của Mỹ đối với các quốc gia Châu Âu về một mối đe dọa tưởng tượng đến từ Nga nhằm lấy cớ để can thiệp vào Châu Âu. Và để tự vệ, Liên bang Nga đương nhiên phải tăng cường tiềm lực quốc phòng để bảo vệ lãnh thổ của mình và các đồng minh trong khối CSTO. Và Mỹ đã vịn vào cái cớ do họ tưởng tượng ra để triển khai các lực lượng quân sự gần biên giới Nga nhằm gây sức ép với Nga.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III của Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.07.2021
Nga và Mỹ thảo luận về kiểm soát vũ khí hạt nhân tại cuộc gặp ở Geneva
Chính vì những toan tính của Mỹ và sự phụ thuộc quá lớn của các nước trong khối NATO vào tiềm lực quân sự của Mỹ nên cuộc họp Hội đồng Nga – NATO tại Brussels cũng như các cuộc tham vấn tại Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tại Vienna tới đây cùng lắm chỉ đạt được kết quả là nối lại các kênh liên lạc để mỗi bên tiếp tục giữ thế và không để cho mâu thuẫn gia tăng dẫn tới xung đột và đổ vỡ mà thôi.
Ở đây, cần lưu ý đến Ukraina với vai trò là tâm điểm của mâu thuẫn về chính trị-quân sự ở Đông Âu hiện nay. Chừng nào Mỹ còn muốn nhúng tay vào vấn đề Ukraina, còn mưu toan đặt một “tàu sân bay trên cạn” ở Ukraina ngay trước cổng ngõ của Nga thì chừng đó, Nga còn phải tiếp tục có những bước đi mạnh mẽ hơn để tự vệ. Chừng nào Mỹ còn tiếp tục sử dụng vai trò “đầu lĩnh” của mình tại NATO để “sai khiến” các đồng minh Châu Âu thì chừng đó, nguy cơ xung đột ở Châu Âu vẫn còn hiện hữu; bất chấp các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Nga.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала