Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Hải quân Nhật Bản hành quân gần các đảo tranh chấp ở quần đảo Trường Sa hai lần một năm

© AFP 2023 / Ted AljibeQuần đảo Trường Sa
Quần đảo Trường Sa - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.01.2022
Đăng ký
Các tàu Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản trong năm 2021 đã hai lần đi qua gần các đảo nhân tạo và bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, theo báo Nhật Bản Yomiuri Shimbun đưa tin.
Các tàu chiến hải quân Nhật Bản ra khơi bên ngoài lãnh hải 12 dặm nhưng trong vùng đặc quyền kinh tế trên biển vào tháng 3 và tháng 8 năm 2021. Việc các tàu qua lại được cho là một phần của Chiến dịch Tự do Hàng hải (Freedom Of Navigation Operation — FONOP), như một phản ứng trước hoạt động gia tăng của hạm đội Trung Quốc xung quanh quần đảo Senkaku đang tranh chấp.

Ngư dân hoạt động ở các đảo tranh chấp trên Biển Đông

Kể từ tháng 10 năm 2015, các tàu Hải quân Hoa Kỳ tuần tra gần các đảo do Trung Quốc tạo ra để nêu rõ quan điểm của Washington cho rằng các đảo nhân tạo nằm trong vùng biển quốc tế và không thể là một phần của CHND Trung Hoa. Ngày 19 tháng 11 năm ngoái, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lên án hành động của Trung Quốc liên quan đến việc bắn vòi rồng vào các tàu tiếp tế Philippines trong vùng biển tranh chấp ngoài khơi quần đảo Trường Sa.
Trước đó, tờ South China Morning Post (Bưu điện Hoa nam Buổi sáng) đưa tin chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu trợ cấp cho ngư dân để củng cố sự hiện diện của họ trong vùng lãnh hải tranh chấp xung quanh quần đảo Trường Sa trên Biển Đông và cử 300 tàu tới đó mỗi ngày. Truyền thông đưa tin chính phủ Trung Quốc đang trợ cấp nhiên liệu hàng ngày cho các tàu đánh cá gần các đảo tranh chấp.
Các ngư dân trên tàu đánh cá Trung Quốc  - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.11.2021
Biển Đông
Trung Quốc dùng dân quân giả làm ngư dân tăng cường hiện diện ở Biển Đông

Tranh chấp Biển Đông

Căng thẳng trên Biển Đông vẫn tiếp diễn trong nhiều năm do yêu sách của một số nước trong khu vực đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Các quốc gia liên quan đến tranh chấp quyền sở hữu vùng lãnh thổ này là Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ quần đảo. Ngoài vị trí chiến lược nằm ở ngã tư của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa còn được các chuyên gia đánh giá là nơi tập trung trữ lượng dầu và khoáng sản lớn. Tại các Hội nghị, họp báo quốc tế, Bộ Ngoại giao Việt Nam luôn thể hiện rõ lập trường của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, Hà Nội nhiều lần tái khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Theo đó, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông, vốn đã được xác lập phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) cũng như Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên COC.
Tàu sân bay Hải quân Hoa Kỳ Carl Vinson tại cảng Đà Nẵng, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.07.2021
Mỹ và phương Tây quyết kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала