Siêu kim loại mà cả thế giới săn lùng, riêng Việt Nam có trữ lượng lớn

© AFP 2023 / Noel CelisCông nhân Trung Quốc mài kim loại.
Công nhân Trung Quốc mài kim loại. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.01.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Là quốc gia có tài nguyên thiên nhiên phong phú, Việt Nam tự hào sở hữu số lượng lớn các mỏ đất hiếm, đá thô và kim loại có tính ứng dụng cao trong tương lai.
Theo kết quả điều tra và thăm dò của Tổng cục Địa chất và Than khoáng sản Việt Nam, hiện nay Việt Nam có trên 5000 mỏ, điểm quặng của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau. Ngoài ra, quốc gia này còn có một số loại khoáng sản mang ý nghĩa chiến lược với quy mô trữ lượng đáng kể, là nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội.

Việt Nam đang sở hữu kho báu nào?

Một trong số các loại khoáng sản “chiến lược” nêu trên phải kể tới quặng titan, quặng bauxite, đất hiếm và quặng urani.
Chính vì tầm quan trọng của các loại khoáng sản mà nhiều công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc đã được triển khai. Đặc biệt, dự án thành phần “Xây dựng bộ sưu tập mẫu vật quốc gia về thiên nhiên Việt Nam” do PGS.TS Phạm Tích Xuân làm chủ nhiệm.
Công trình nghiên cứu hướng tới mục tiêu xây dựng được bộ sưu tập cơ bản đầy đủ và tiêu biểu về khoáng sản (phần đất liền) của Việt Nam phục vụ trưng bày và nghiên cứu ở Bảo Tàng thiên nhiên Việt Nam.
pin lithium - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.01.2022
Nắm giữ kim loại cả thế giới khao khát, Việt Nam sẵn sàng cuộc đua năng lượng
Kết quả cho thấy, trong giai đoạn 1 (2015-2021), dự án đã xây dựng thành công bộ sưu tập mẫu với 1468 tiêu bản. Trong đó trưng bày 306 tiêu bản, nghiên cứu - 1162 tiêu bản.
Theo đánh giá của giới chuyên môn, bộ sưu tập này có nhiều tài nguyên mà cả thế giới đang săn đón. Trong đó phải kể đến nhiều kim loại được sử dụng nhiều trong ngành công nghệ tương lai như: pin cho xe điện (niken, lithium, coban); các kim loại cần thiết cho bán dẫn như atimon, kim loại sử dụng cho màn hình điện thoại thông minh như đất hiếm.
Ngoài ra còn có các kim loại cần thiết cho mọi ngành nghề như sắt, vonfram, nhôm và titan.
Máy đào - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.11.2021
Việt Nam có “kho báu” lớn thứ hai thế giới nhưng vì sao chưa thể khai thác đất hiếm?

Mỏ kim loại ‘khủng’ Crom tại Việt Nam

Như Sputnik đã đưa tin trước đó, Việt Nam là quốc gia hiện đang sở hữu trữ lượng đất hiếm đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Trung Quốc. Tuy nhiên, ít ai biết rằng Crom cũng là kim loại có trữ lượng "khủng" tại Việt Nam.
Crom (Cr) là kim loại quan trọng, có nhiều ứng dụng trong ngành luyện kim, hóa chất và vật liệu chịu lửa. Trên thế giới, Hoa Kỳ coi đây là một trong những tài nguyên chiến lược của quốc gia này. Việc sử dụng Crom trong sắt, thép và hợp kim màu giúp tăng độ cứng và khả năng chống ăn mòn và oxy hóa.
Tại Việt Nam, quặng cromit (khoáng vật oxit của Crom) tập trung chủ yếu ở tỉnh Thanh Hóa với tổng trữ lượng xác định khoảng 25 triệu tấn. Mỏ quặng cromit ở Thanh Hóa cũng là mỏ lớn nhất tại Đông Nam Á.
Mỏ quặng sắt tại Australia. - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.05.2021
‘Vua thép Việt’ mua mỏ quặng sắt ở Australia: Hòa Phát làm chủ Roper Valley
Hàng năm, nhu cầu của thế giới cần khoảng 12 triệu tấn quặng tinh cromit làm nhiên liệu cho các ngành công nghiệp. Nhu cầu tăng trưởng đối với loại quặng này là 4%/năm.
Tuy sở hữu trữ lượng quặng cromit lớn, nhưng do khai thác chưa bài bản và còn nhiều lỗ hổng trong quản lý nên hiện nay sản lượng cromit tại Việt Nam có xu hướng giảm. Ngoài ra, việc khai thác quá các thần thân quặng giàu đã khiến dẫn đến lãng phí tài nguyên, tàn phá cảnh quan môi trường.
Việt Nam có đủ điều kiện để xây dựng và phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến cromit. Nhưng có lẽ đã đến lúc cần phải tìm ra giải pháp cho vấn đề nêu trên nếu Việt Nam không muốn “kho báu” này biến mất.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала