Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Việt Nam phản ứng thế nào trước báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ về ranh giới biển?

© Ảnh : TTXVNNgười phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chủ trì Họp báo Bộ Ngoại giao tháng 10
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chủ trì Họp báo Bộ Ngoại giao tháng 10 - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.01.2022
Đăng ký
Sau khi Mỹ tuyên bố bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng nêu quan điểm nhất quán của Việt Nam, phản đối mọi yêu sách trái với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.
Tuy nhiên, dù đưa ra nhiều lập luận sắc bén trong báo cáo của mình, tính chính danh của Hoa Kỳ vẫn bị thách thức khi nước này không phải thành viên UNCLOS. Có lẽ đã đến lúc để chính quyền Washington xem xét phê chuẩn công ước này?

Việt Nam nói về Báo cáo số 150 của Hoa Kỳ

Nói về Báo cáo số 150 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về ranh giới biển, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết Việt Nam ghi nhận việc Mỹ công bố Báo cáo số 150 về các ranh giới biển.
Cũng theo bà Hằng, quan điểm nhất quán của Việt Nam là phản đối mọi yêu sách trái với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

“Nhân dịp này, Việt Nam một lần nữa đề nghị các bên liên quan tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, có đóng góp tích cực và thực chất nhằm duy trì hòa bình, ổn định, bảo vệ an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, tính toàn vẹn của UNCLOS và trật tự dựa trên luật lệ”, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.01.2022
Biển Đông
Mỹ chọc giận Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam hưởng lợi?
Trước đó, như Sputnik đã đưa tin, ngày 12/1, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố Báo cáo số 150 về các ranh giới biển.
Báo cáo dài 47 trang, trong đó bác bỏ các yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tài liệu do Cục Đại dương, Môi trường quốc tế và Các vấn đề khoa học thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ soạn thảo, được chính quyền Biden – Harris thông qua.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh Washington đang thách thức Bắc Kinh trong nhiều lĩnh vực trên toàn cầu, khi cạnh tranh đối đầu giữa hai cường quốc ngày càng gay gắt.

Lập luận sắc bén nhưng vẫn có thể bị “bắt bẻ”

Trong báo cáo, Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định Trung Quốc không có cơ sở theo luật pháp quốc tế với những tuyên bố mà nước này đã đưa ra về Biển Đông.
Phía Mỹ nhấn mạnh, ảnh hưởng tổng thể của những yêu sách này là việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền một cách phi pháp hoặc một số hình thức độc quyền tài phán với hầu hết Biển Đông.
“Những tuyên bố sai lệch của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông đã làm suy yếu nghiêm trọng pháp quyền trên các đại dương và nhiều quy định được công nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế được nêu tại Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982”, báo cáo nêu rõ.
Từ những lập luận, dẫn chứng cụ thể, sắc bén của mình, Washington yêu cầu Bắc Kinh “chấm dứt các hoạt động trái pháp luật và cưỡng chế ở Biển Đông”.
Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng nhất quán với các thông cáo báo chí khác của Washington, các công hàm gửi Liên Hiệp Quốc và các báo cáo về Giới hạn trên biển trước đó.
Tuy nhiên, đây là báo cáo đầu tiên đã vạch trần các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, với nhiều lập luận pháp lý bổ sung dẫn từ các bằng chứng địa lý và địa chất về các thực thể ở Biển Đông. Điển hình trong số các bằng chứng đó một loạt bản đồ minh họa và thống kê về tỉ lệ đất so với tỉ lệ diện tích vùng nước khép kín của 4 nhóm quần đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Các tác giả của tài liệu trên còn chứng minh một phần lớn Biển Đông là vùng biển quốc tế, do đó cho phép tất cả các quốc gia trên thế giới được quyền tự do đi lại. Điều đó cung cấp cơ sở pháp lý vững chắc cho Chương trình hoạt động tự do hàng hải (FONOP) của Hoa Kỳ và các quốc gia khác ở Biển Đông.
Về mặt hình thức, Báo cáo số 150 sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh theo cách rất dễ hiểu. Nội dung chứa đựng trong tài liệu không quá dài nhưng lập luận thì chính xác và sắc bén.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ở Washington - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.01.2022
Biển Đông
Hoa Kỳ bác yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng…
Với những đặc điểm trên, tài liệu này có thể tiếp cận với nhiều đối tượng khác nhau, cả với các học giả lẫn những cá nhân có nhu cầu tìm hiểu hoặc quan tấm đến vấn đề Biển Đông. Đây là một phương cách khôn khéo mà Mỹ dùng để đáp lại Trung Quốc về mặt pháp lý trong các tranh chấp ở Biển Đông.
Dù vậy, việc Mỹ không phải là thành viên UNCLOS lại chính là điểm yếu lớn đối với tính chính danh của Washington trong báo cáo vừa qua.
Trước đây, giới học giả Mỹ từng lên án việc đề cử thẩm phán Trung Quốc tại Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) với lý do Bắc Kinh đã phớt lờ phán quyết Biển Đông năm 2016 nhưng lại tự cho mình quyền đánh giá hành vi của các quốc gia thành viên khác về thực thi luật biển.
Lần này, những ý kiến trái chiều có thể viện dẫn lý do Washington không phải là thành viên của UNCLOS nhưng lại tự cho phép mình đánh giá hoạt động của các quốc gia khác dựa trên UNCLOS.
Phải chăng đã đến lúc chính quyền Tổng thống Joe Biden nên cân nhắc phê chuẩn UNCLOS?
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала