- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Nghiên cứu chứng tỏ Sputnik V vượt trội Pfizer trong việc chống chủng Omicron

© Sputnik / Vladimir Trefilov / Chuyển đến kho ảnhVaccine Sputnik V
Vaccine Sputnik V - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.01.2022
Đăng ký
Dữ liệu được công bố trước đây chỉ ra vắc xin Sputnik V có hiệu quả cao đối với biến thể Omicron, nghiên cứu cũng chỉ ra mức độ kháng thể sau khi tiêm vắc xin Nga giảm ít và chậm hơn so với các loại khác.
Sputnik V có hiệu quả gấp đôi vắc xin Pfizer trong việc vô hiệu hóa chủng Omicron, đây là kết luận quan trọng từ kết quả phân tích hợp tác mới nhất của Viện các bệnh truyền nhiễm Quốc gia Lazzaro Spallanzani của Ý, Trung tâm Nghiên cứu dịch tễ và vi sinh vật Nga Gamaleya và Đại học Y khoa quốc gia Moskva mang tên Sechenov.
Các nhà nghiên cứu so sánh vắc xin Sputnik V của Nga với vắc xin mRNA Pfizer-BioNTech, kết quả của nghiên cứu so sánh được công bố trên cổng thông tin MedRxiv. Mục đích là xem xét hiệu quả của hai loại vắc xin COVID-19 trước biến thể Omicron.

Chỉ số kháng thể trung hòa cao hơn 2 lần

12 nhà khoa học Ý trong phòng thí nghiệm ở Rome thực hiện nghiên cứu bằng cách sử dụng các mẫu huyết thanh từ những người được tiêm các loại vắc xin này (Sputnik V và Pfizer), những người có cùng mức kháng thể IgG (immunoglobulin G) và có cùng hoạt động trung hòa chống lại biến thể coronavi rút mới được xác định lần đầu tiên ở Vũ Hán.
Kết quả là so với Pfizer, Sputnik V có lượng kháng thể trung hòa chống lại Omicron nói chung cao gấp 2,1 lần và gấp 2,6 lần sau ba tháng tiêm chủng.
© SputnikTiêu chuẩn của kháng thể trung hòa chống lại chủng Omicron
Tiêu chuẩn của kháng thể trung hòa chống lại chủng Omicron - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.01.2022
Tiêu chuẩn của kháng thể trung hòa chống lại chủng Omicron
Để phân tích sâu hơn về cơ chế phòng vệ, các nhà nghiên cứu lưu ý Sputnik V vô hiệu hóa biến thể Omicron, vì nó tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn do lượng kháng thể cao. Khi xem xét mức cơ bản của kháng thể IgG đối với vùng RBD (vùng liên kết thụ thể), các nhà nghiên cứu chỉ ra trong 25% mẫu huyết thanh có nồng độ IgG cao nhất, 100% người được tiêm chủng Sputnik V có kháng thể vô hiệu hóa vi rút so với 83,3% ở nhóm tiêm chủng Pfizer. Tổng cộng 74,2% mẫu huyết thanh được tiêm chủng vắc xin Sputnik V chứng minh sự trung hòa chủng Omicron, so với 56,9% ở những người được tiêm chủng vắc xin Pfizer.
Trong tứ phân vị phía trên của các mẫu huyết thanh có kháng thể IgG cao nhất đối với RBD, 100% mẫu huyết thanh từ các cá nhân được tiêm vắc xin Sputnik V cho thấy khả năng trung hòa chủng Omicron so với 88,3% ở những người được tiêm vắc xin Pfizer.
Trong tứ phân vị phía trên của các mẫu huyết thanh có kháng thể IgG cao nhất đối với RBD, 100% mẫu huyết thanh từ các cá nhân được tiêm vắc xin Sputnik V cho thấy khả năng trung hòa chủng Omicron so với 88,3% ở những người được tiêm vắc xin Pfizer. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.01.2022
Trong tứ phân vị phía trên của các mẫu huyết thanh có kháng thể IgG cao nhất đối với RBD, 100% mẫu huyết thanh từ các cá nhân được tiêm vắc xin Sputnik V cho thấy khả năng trung hòa chủng Omicron so với 88,3% ở những người được tiêm vắc xin Pfizer.

Tại sao Sputnik V có thể tạo ra bảo vệ mạnh mẽ như vậy?

Về lý do tại sao Sputnik V lại tạo ra phản ứng mạnh mẽ như vậy đối với chủng Omicron, có một số yếu tố liên quan, chẳng hạn như việc sản xuất ra phổ kháng thể trung hòa rộng hơn nhiều, trong khi Pfizer sử dụng dạng protein S ổn định bằng proline hướng vào một số bộ phận nhất định, trong trường hợp Omicron, các phân tử kháng nguyên thường bị biến dạng do đột biến vi rút. Công nghệ tăng cường dị thể của Sputnik V cũng đóng một vai trò nào đó, vì vắc xin Nga sử dụng hai vectơ adenovirus mang khác nhau, trong khi đó, chính nền tảng vectơ adenovirus ở người có thêm lợi ích là “bắt chước„ tốt hơn . Một bản báo cáo đăng chung của Spallanzani và Gamaleya trên MedRxiv nói cách tiếp cận này là hiệu quả nhất:
Vắc xin Nga Sputnik V chống lại coronavirus - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.12.2021
Đại dịch COVID-19
WHO giải thích lý do chậm trễ trong việc công nhận vắc xin Sputnik V
“Ngày nay, nhu cầu tiêm nhắc lại (mũi 3) là hiển nhiên. Và cách tiếp cận hiệu quả nhất, đã được chỉ ra trong một số nghiên cứu, là sử dụng vắc xin tăng cường dị hợp, được sử dụng tiên phong trong vắc xin Sputnik V chống COVID-19 ”.
Nghiên cứu chung giữa Ý và Nga cũng xác nhận những phát hiện trước đó của Viện Gamaleya, được công bố trên MedRxiv vào tháng 12 năm 2021, theo đó, Sputnik V có hoạt tính vô hiệu hóa vi rút cao đối với chủng Omicron.

Mũi tăng cường đa năng

Sự lan rộng mạnh mẽ của biến thể Delta, ngay sau đó là làn sóng Omicron, đã dẫn đến một cuộc tìm kiếm toàn cầu về loại vắc xin tăng cường hoàn hảo. Phương án giải quyết, theo Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga (RDIF), được đưa ra dưới dạng Sputnik Light.
Sputnik Light là vắc xin đơn liều dựa trên loại huyết thanh adenovirus 26 ở người (cũng được sử dụng làm thành phần đầu tiên của vắc xin Sputnik V 2 liều). Bộ Y tế Nga khuyến cáo sử dụng Sputnik Light như một loại vắc xin tăng cường 6 tháng sau lần tiêm chủng đầu tiên.
Dữ liệu từ các nghiên cứu lâm sàng ở Argentina và các nước khác, cũng như các thử nghiệm trong nước, đã cho thấy độ an toàn và đặc tính sinh miễn dịch cao của Sputnik Light với tư cáchliều tăng cường cho vắc xin của các nhà sản xuất khác. Theo RDIF, hiệu quả của nó như một chất tăng cường chống lại biến thể Delta của các vắc-xin khác gần với hiệu quả của Sputnik V 2 liều chống lại Delta: hơn 83% chống lại việc nhiễm bệnh và 94% chống lại việc nhập viện, theo số liệu từ RDIF.
Vaccine Sputnik V. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.12.2021
Đại dịch COVID-19
RDIF nói về nghiên cứu ảnh hưởng của "Sputnik V" đối với chủng omicron
Tổng Giám đốc RDIF Kirill Dmitriev nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng Sputnik Light với tư cách vắc xin tăng cường:

“Nền tảng vectơ adenovirus đã cho thấy hiệu quả cao trong cuộc chiến chống lại các đột biến coronavirus trong thời gian trước đây. Việc tiêm mũi tăng cường Sputnik Light có thể cải thiện hiệu quả của các loại vắc xin khác và quan hệ đối tác giữa các nền tảng vắc xin khác nhau đóng vai trò chủ chốt trong bối cảnh những thách thức đặt ra bởi sự hiện diện đồng thời của các biến thể Delta và Omicron”.

Vắc xin đầu tiên trên thế giới chống COVID-19

Sputnik V được chấp thuận sử dụng tại 71 quốc gia với tổng dân số 4 tỷ người, Australia trở thành quốc gia mới nhất công nhận vắc xin của Nga. Sputnik Light được công nhận trên 30 quốc gia. Cả hai loại thuốc đều được phát triển bằng cách sử dụng công nghệ vector adenovirus nổi tiếng, đã có lịch sử 30 năm và được chứng minh là an toàn hiệu quả. Khác biệt với các công nghệ cạnh tranh khác, nền tảng adenovirus không liên quan đến các tác dụng phụ nghiêm trọng như viêm màng ngoài tim hoặc viêm cơ tim. Các lợi ích chính khác của Sputnik V bao gồm khả năng bảo quản ở nhiệt độ từ +2 đến +8 độ C, giúp vận chuyển và bảo quản lô vắc xindễ dàng hơn, trong khi một số vắc xin khác yêu cầu tủ lạnh âm sâu có nhiệt độ cực thấp.
Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF) thành lập vào năm 2011 để đầu tư vào vốn cổ phần các công ty chủ yếu ở Nga, cùng với các nhà đầu tư tài chính và chiến lược hàng đầu nước ngoài.
Xét nghiệm dương tính với coronavirus - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.01.2022
Đại dịch COVID-19
Các nhà khoa học dự đoán đại dịch sẽ kết thúc nhờ chủng omicron
Quỹ chịu trách nhiệm sản xuất và phân phối quốc tế vắc xin Sputnik V và Sputnik Light.
Chủng SARS-Cov-2 Omicron được xác định vào tháng 11 năm 2021 và nhanh chóng trở thành loại coronavi rút mới chiếm ưu thế trên toàn thế giới. Tính đến ngày 12 tháng 1 năm 2022, 150 quốc gia trên thế giới đã xác nhận xuất hiện chủng Omicron.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала