Thanh long Việt Nam xuất đi Ấn Độ phải tránh “vết xe đổ” như với Trung Quốc

© Ảnh : Hoàng Nhị-TTXVNThanh long của gia đình bà Trần Thị Diễm Phúc (xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc) đã đến kỳ thu hoạch nhưng không ai thu mua do thương lái Trung Quốc ngưng nhập hàng
Thanh long của gia đình bà Trần Thị Diễm Phúc (xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc) đã đến kỳ thu hoạch nhưng không ai thu mua do thương lái Trung Quốc ngưng nhập hàng - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.01.2022
Đăng ký
Sau khi năm lần bảy lượt bị chính quyền Trung Quốc dừng nhập khẩu, siết chặt các quy định thông quan, thanh long Việt Nam được xúc tiến để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường tỷ dân khác là Ấn Độ.
Tuy nhiên, các bộ, ngành cùng chuyên gia lưu ý, xuất khẩu thanh long Việt Nam sang Ấn Độ cần tránh “ăn xổi ở thì”, đi vào “vết xe đổ” từ thị trường Trung Quốc.

Tắc đường sang Trung Quốc, thanh long Việt Nam nhắm xuất khẩu đi Ấn Độ

Ngày 19/1, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ phối hợp với Bộ Công Thương, UBND các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang cùng các cơ quan hữu quan tổ chức Hội nghị “Xúc tiến xuất khẩu thanh long Việt Nam sang thị trường Ấn Độ”.
Sự kiện này mang mục đích nhằm hỗ trợ đẩy mạnh tiêu thụ trái thanh long Việt Nam tại Ấn Độ trong ngắn hạn và dài hạn, đồng thời, góp phần giải quyết khó khăn cho đầu ra của loại trái cây xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đồng thời, hạn chế phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc như thời gian qua đã thấy.
Trái Pitaya - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.01.2021
Bang Ấn Độ sẽ đổi tên quả thanh long để tránh liên tưởng tới Trung Quốc
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, tham dự hội nghị có ông Đỗ Thanh Hải, Tham tán Công sứ, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, ông Đỗ Quốc Hưng, Phó Vụ trưởng, Vụ Thị trường châu Á-châu Phi, Bộ Công Thương, lãnh đạo sở công thương các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang, Long An cùng đại diện các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thanh long Việt Nam và Ấn Độ, các tổ chức xúc tiến thương mại, hội người Việt tại Ấn Độ.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Đỗ Quốc Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á, châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, Ấn Độ là thị trường trọng điểm của khu vực Nam Á, nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố để trở thành đích đến tiềm năng cho trái thanh long Việt Nam. Ông Hưng phân tích, Việt Nam và Ấn Độ có nền tảng quan hệ tốt đẹp với bề dày 50 năm lịch sử, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện có những bước phát triển vượt bậc.
Đặc biệt, thị trường Ấn Độ có nhiều lợi thế đối với nông sản Việt, trong đó có thanh long. Ông Hưng nhấn mạnh, Ấn Độ có dân số gần 1,4 tỷ dân, số lượng người ăn chay, có thói quen ăn uống với trái cây đông đảo. Hiện Ấn Độ nhập khẩu 95% từ Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và Sri Lanka, trong đó Việt Nam chiếm tỷ lệ chủ yếu.
“Người Ấn Độ đánh giá khá tốt trái thanh long, vì có lợi cho sức khỏe, hương vị thơm, nhiều dinh dưỡng”, ông Đỗ Quốc Hưng chia sẻ.
Theo Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á – châu Phi, hiện nay Ấn Độ cũng bắt đầu triển khai trồng thanh long tại một số bang như Maharashtra, Karnataka, Andhra Pradesh, West Bengal, Telangana, Tamil Nadu, Odisha, Gujarat, quần đảo Andaman - Nicobar, và một số bang vùng Đông Bắc Ấn Độ với diện tích khoảng 3.000 - 4.000 ha và sản lượng đạt 12.000 tấn/năm.
© Ảnh : Ánh Tuyết - TTXVNHỗ trợ tiêu thụ 5 tấn thanh long ruột đỏ cho nông dân
Hỗ trợ tiêu thụ 5 tấn thanh long ruột đỏ cho nông dân - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.01.2022
Hỗ trợ tiêu thụ 5 tấn thanh long ruột đỏ cho nông dân
Tuy nhiên, theo ông Bùi Trung Thướng, Tham tán thương mại Việt Nam tại Ấn Độ đánh giá, nhìn chung sản lượng thanh long của Ấn Độ hiện còn thấp và chất lượng thanh long Ấn Độ “không ngon và ngọt” như thanh long Việt Nam. Đây cũng chính là cơ hội để thanh long Việt Nam mở rộng hơn vào thị trường 1,4 tỷ dân không hề thua kém Trung Quốc này.

Thanh long Việt Nam tìm được chỗ đứng ở thị trường Ấn Độ

Được biết, trong những năm qua, Bộ Công Thương cùng với Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ luôn chú trọng tạo thuận lợi cho việc đưa trái thanh long vào thị trường Ấn Độ, hỗ trợ doanh nghiệp kết nối với nhà nhập khẩu Ấn Độ, xúc tiến quảng bá trái thanh long Việt Nam với người tiêu dùng Ấn Độ.
Bốc hàng hóa tại Cảng quốc tế Long An - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.12.2021
Xuất nhập khẩu Việt Nam tiếp tục làm nên kỳ tích
Cụ thể, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã hỗ trợ nhiều đoàn doanh nghiệp trong nước sang xúc tiến quảng bá thanh long tại Ấn Độ, hiện tại có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang xuất khẩu sang thị trường nhiều tiềm năng này.
“Sau các chương trình quảng bá và xúc tiến thương mại, người dân Ấn Độ biết đến và ưa chuộng thanh long Việt Nam nhiều hơn, lượng xuất khẩu từ Việt Nam sang Ấn Độ không ngừng tăng”, ông Đỗ Quốc Hưng cho biết.
Số liệu từ Bộ Công Thương Ấn Độ cũng cho thấy xu hướng này. Theo đó, thị phần xuất khẩu thanh long của Việt Nam tăng mạnh từ 27% trong năm tài chính 2014 - 15 lên 52% năm 2018 - 19, và chiếm gần 90% tổng lượng thanh long nhập khẩu của Ấn Độ trong 7 tháng gần đây.
Đại diện tỉnh Bình Thuận, địa phương được mệnh danh là “thủ phủ thanh long Việt Nam” cũng khẳng định, thời gian qua luôn đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ loại quả này sang Ấn Độ thông qua việc hỗ trợ của Bộ Công Thương, Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ.
Thông tin về những kết quả khả quan của trái cây thanh long Việt xuất sang Ấn Độ, ông Biện Tấn Tài, Phó Giám đốc Sở Công Thương Bình Thuận cho hay, nếu như năm 2017, kim ngạch xuất khẩu thanh long của tỉnh sang Ấn Độ mới chỉ đạt 316.400 USD (tương đường 595 tấn), thì năm 2018 là 452.100 USD (tương đương 545 tấn) và năm 2019 đã tăng lên 822.200 USD (tương đương 1.064 tấn) (tăng bình quân 64%/năm).
Cà phê hạt - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.09.2021
Cà phê xuất khẩu đang chịu "thiệt thòi", Việt Nam có sớm lấy lại được vị thế?
Tuy nhiên, theo đại diện Sở Công Thương Bình Thuận, thời gian qua, xuất khẩu thanh long của tỉnh gặp khó khăn trong tiêu thụ do bị đứt gãy chuỗi cung ứng vì tình hình bùng phát dịch Covid-19 mạnh ở một số nước, trong đó có thị trường Ấn Độ, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu giảm.
Ông Tài cũng cho biết thêm, diện tích cho thu hoạch từ nay đến tháng 3/2022 khoảng 19.350ha (khoảng 30%) tổng diện tích thanh long hiện có, sản lượng khoảng 236.780 tấn.
“Thông qua hội nghị này, sẽ có thêm nhiều đối tác quan tâm và lựa chọn sản phẩm thanh long Việt Nam cũng như của tỉnh Bình Thuận, nhiều hợp đồng kết nối giao thương, tiêu thụ thanh long được ký kết”, ông Biện Tấn Tài tin tưởng.

Không ăn xổi ở thì

Không thể phủ nhận tiềm năng, dư địa lớn từ thị trường Ấn Độ, tuy nhiên, đại diện các cơ quan ban ngành cũng khẳng định, phải có cách làm bài bản, chiến lược lâu dài, tránh ăn xổi ở thì, thanh long xuất đi Ấn Độ cần tránh bài học từ thị trường Trung Quốc.
Cụ thể, theo ông Đỗ Quốc Hưng, hoạt động xuất khẩu thanh long sang Ấn Độ vẫn còn chưa tận dụng hết cơ hội của thị trường lớn này. Đại diện Bộ Công Thương phân tích, khó khăn trong việc tiếp cận thị trường Ấn Độ phần nào đến từ khoảng cách địa lý, tiếp cận thông tin về quy định, chính sách xuất nhập khẩu cũng như phòng dịch của Ấn Độ còn hạn chế.
“Ấn Độ cũng là một thị trường thường đưa ra các chính sách mới, đột ngột, gây khó khăn cho doanh nghiệp nếu như không được phổ biến kịp thời”, ông Hưng lưu ý.
Ông Bùi Trung Thướng, tham tán thương mại Việt Nam tại Ấn Độ lưu ý rằng, cần tận dụng quảng bá thanh long của Việt Nam do hiện tại, ở quốc gia Nam Á này, thanh long chủ yếu xuất hiện ở các khách sạn, các buổi tiệc, không xuất hiện nhiều trong các nhà hàng và nhất là tại các siêu thị, quầy bán hàng hoa quả, bán hàng rong. Bởi đến nay, vẫn nhiều người dân Ấn Độ không biết cách ăn hay chế biến loại hoa quả đặc biệt của Việt Nam, đặc sản của Bình Thuận.
5 tháng đầu năm, cá tra xuất khẩu sang thị trường Mỹ đang trên đà phục hồi và đạt 135 triệu USD, tăng 57% so với cùng kỳ năm 2020. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.06.2021
Bất chấp đại dịch Covid-19 xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn tăng
Phát biểu tại sự kiện, ông Đỗ Thanh Hải, Tham tán Công sứ của Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ cũng nhận định, các địa phương, doanh nghiệp cần có chiến lược lâu dài, bền vững khi xuất thanh long vào thị trường Ấn Độ, không thể làm theo kiểu “ăn xổi ở thì”.
Theo ông Hải, các cơ quan ban ngành, doanh nghiệp cần quan tâm đúng mức thị trường Ấn Độ đối với tiêu thụ thanh long Việt Nam. Từ đó có sự đầu tư thời gian, công sức và tài chính đối với công tác xúc tiến thương mại thanh long Việt Nam tại thị trường Ấn Độ và các chương trình quảng bá lớn, đa dạng về hình thức, để trái thanh long đến được với đông đảo người dân Ấn Độ.
Ngoài ra, cần đặt mục tiêu cụ thể đối với thị trường Ấn Độ. Tăng cường công tác phối hợp giữa giữa Đại sứ quán, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong việc trao đổi thông tin thị trường, mùa vụ, giá cả, doanh nghiệp, mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói.
“Các hiệp hội, doanh nghiệp xuất khẩu thanh long Việt Nam quan tâm hơn nữa đến thị trường Ấn Độ, từ đó có sự nghiên cứu thị trường và tương tác nhiều hơn với các đối tác Ấn Độ, phát huy tinh thần chủ động, tự lực là chính và tham khảo sự hỗ trợ, tư vấn của cơ quan Thương vụ”, ông Hải đề xuất.
Các đại biểu nhấn mạnh, các hiệp hội, doanh nghiệp phát huy tinh thần đoàn kết, hợp tác, xây dựng mức giá hợp lý tại thị trường Ấn Độ, không cạnh tranh lẫn nhau về giá, kinh doanh phải đảm bảo chữ tín và chất lượng sản phẩm, ký kết hợp đồng đảm bảo chặt chẽ nhất là điều khoản về chất lượng, kiểm tra hàng và điều khoản thanh toán (tránh chấp nhận thanh toán trả sau).

Tránh đi vào “vết xe đổ” từ thị trường Trung Quốc

Phát biểu tại Hội nghị, đại diện Sở Công Thương các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang đều có chung nhận định thẳng thắn rằng, thời gian qua, thanh long Việt Nam đã “phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc”, do đó, không lường trước hết được rủi ro.
Bên cạnh đó, việc ngừng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc những ngày qua khiến giá thanh long trong nước giảm sâu và thiệt hại lớn cho nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu.
© Ảnh : Nguyễn Văn Việt-TTXVNQuy trình sản xuất rất nghiêm ngặt từ khâu nhập nguyên liệu cho đến chế biến thanh long tại Công ty
Quy trình sản xuất rất nghiêm ngặt từ khâu nhập nguyên liệu cho đến chế biến thanh long tại Công ty - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.01.2022
Quy trình sản xuất rất nghiêm ngặt từ khâu nhập nguyên liệu cho đến chế biến thanh long tại Công ty
Do đó, đại diện các tỉnh có diện tích thanh long lớn nhất Việt Nam này đã cùng kiến nghị Tham tán thương mại tại Ấn Độ làm cầu nối để việc xuất khẩu trái thanh long Việt vào Ấn Độ thuận lợi hơn trong thời gian tới.
Chia sẻ vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Duẩn, Tổng Giám đốc Công ty Song Nam, đơn vị xuất khẩu thanh long Việt Nam đi Ấn Độ thời gian qua cho rằng, với thị trường trên 1,38 tỷ, gần 1,4 tỷ dân, người dân lại thích ăn thanh long, Ấn Độ rõ ràng là thị trường hấp dẫn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Duẩn lưu ý, điều này không có nghĩa là không có rủi ro nếu không tránh được những bài học khi xuất thanh long vào thị trường Trung Quốc. Theo đại diện Song Nam, không được để cho các doanh nghiệp nước ngoài tự làm giá ngay từ trong nước (như với Trung Quốc).
Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục đạt mức giá cao kỷ lục, năm 2020, kim ngạch ước đạt trên 3 tỉ USD. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.02.2021
Bất chấp dịch Covid-19 lan rộng, ngành xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng
“Mua bán phải đảm bảo chế độ thanh toán trước và phải tự bảo vệ được thương hiệu hàng hóa của mình, không để việc này cho các thương gia nước ngoài tự quyết định”, ông Duẩn nói.
Cùng với đó, ông Nguyễn Quốc Duẩn đề nghị thành lập Chi hội các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long vào Ấn Độ để chia sẻ thông tin và giúp đỡ nhau khi xuất thanh long vào thị trường này.
“Giữ được khách hàng rất quan trọng, nhưng giữ được thị trường còn mang ý nghĩa chiến lược nhiều hơn”, ông Duẩn nêu rõ.
Đồng quan điểm, bà Huỳnh Thị Vy, một doanh nhân Việt Nam đang hoạt động tại thị trường Ấn Độ cho biết, doanh nghiệp muốn không để mất tiền tại Ấn Độ thì phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, bao bì phải có tiếng Anh, thậm chí là có tiếng Ấn Độ, tránh tình trạng thời gian qua thanh long Việt Nam nhưng bao bì toàn chữ Trung Quốc. Thêm vào đó, phải đặc biệt không được tự hạ giá (phá giá) thị trường.

Việt Nam chưa có chiến lược bài bản

Ông Trần Quốc Toản, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, Ấn Độ chiếm tỷ trọng hơn 13% trong kim ngạch xuất khẩu thanh long.
Ông Toàn cũng đề nghị, các vựa thanh long, cần sản xuất theo tín hiệu thị trường, hoặc theo đơn đặt hàng. Bên cạnh đó, địa phương cần đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn của từng nước xuất khẩu.
“Ấn Độ là thị trường trọng điểm tại Nam Á, hội tụ nhiều yếu tố để là điểm đến của thanh long Việt Nam. Tuy nhiên, việc xuất khẩu thanh long sang Ấn Độ chưa tương xứng tiềm năng, bởi vấn đề về khoảng cách địa lý, chưa có đường bay thẳng. Ngoài ra, Ấn Độ còn thường xuyên đưa ra những tiêu chuẩn mới, là rào cản với doanh nghiệp trong nước nếu không cập nhật thông tin kịp thời”, ông Toản nói.
Ông Đỗ Thanh Hải, Tham tán Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ lưu ý, Ấn Độ là “cường quốc đang trỗi dậy”, dư địa tăng trưởng lớn, tốc độ tăng trưởng của Ấn Độ hiện khoảng 8-9%, và nhiều khả năng duy trì tốc độ phát triển nóng trong chục năm nữa. Bên cạnh đó, GDP bình quân đầu người của Ấn Độ đang thấp hơn Việt Nam, đây là yếu tố dẫn đến việc hàng rào kỹ thuật của nước này bớt khắt khe hơn.
Công nhân nhà máy SanQi Việt Nam kiểm tra và đóng gói khẩu trang y tế. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.09.2020
Việt Nam thành công xưởng sản xuất khẩu trang của thế giới
Ông Hải lưu ý, nhu cầu về các sản phẩm tiêu dùng của Ấn Độ sẽ tăng nhanh. Do đó, Việt Nam cần có chính sách đón đầu, phát triển lâu dài, bền vững, trước mắt là thanh long.
“Chúng ta hoàn toàn tin tưởng, rằng kim ngạch xuất khẩu thanh long sang Ấn Độ có thể đạt ngưỡng 50 triệu USD/năm”, ông Hải khẳng định.
Tuy nhiên, theo Tham tán Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, Việt Nam hiện “chưa có một chiến lược bài bản, rõ ràng nào” hướng đến thị trường tỷ dân này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như tái cơ cấu, quy hoạch ngành sản xuất, vùng nguyên liệu, cho đến phát triển logistics, hạ tầng kỹ thuật, vận chuyển, lưu thông.
Chuyên gia nêu vấn đề duy trì nguồn cung nhất định cho một thị trường, trong đó có Ấn Độ. Đây là yếu tố được ông coi là quan trọng nhất để lập nên thương hiệu “thanh long Việt Nam”, cũng như kỳ vọng việc bán được sản phẩm với giá cao.
Ông Đỗ Thanh Hải kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều tiết phân vùng cụ thể cho từng thị trường khi quy hoạch vùng trồng thanh long. Đối với Bộ Công thương, ông đề nghị sớm thành lập một hiệp hội chuyên trách việc xúc tiến, xuất khẩu thanh long sang Ấn Độ, thay vì coi đây là một giải pháp tình thế.
Ông Hải nhấn mạnh, phải có chiến lược lâu dài. Làm sao để khi nói đến thanh long Việt Nam ở Ấn Độ thì người dân nước này nghĩ ngay đến đó là tinh hoa của Việt Nam và sản vật quý giá này phải bán được giá cao.
“Mỗi người Ấn Độ chỉ dùng 1 USD để ăn trái cây thôi thì đã là một thị trường quá lớn cho thanh long của Việt Nam rồi”, ông Hải chỉ rõ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала