Thủ tướng thẳng thắn với ngành y tế “đừng để con sâu làm rầu nồi canh”

© Ảnh : Dương Giang-TTXVNThủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.01.2022
Đăng ký
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ngành y tế, với những bài học kinh nghiệm lớn phòng chống dịch Covid-19, không để xảy ra tình trạng khủng hoảng, phải luôn ở thế “trực chiến”, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống bất ngờ.
Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu ngành y tế cần tăng cường chống tham nhũng, lợi ích nhóm, xử nghiêm vi phạm, tránh để “con sâu làm rầu nồi canh”.
Cùng ngày, Thanh tra Chính phủ đã chính thức công bố quyết định thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế, kit xét nghiệm, vaccine, vật tư, sinh phẩm phòng chống dịch Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Việt Nam là một trong 6 nước có tỷ lệ bao phủ vaccine cao nhất thế giới

Ngày 20/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo tại Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2022.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, năm 2021, trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam, ngành y tế cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được Chính phủ, đặc biệt là trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Biến thể Omicron của coronavirus - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.01.2022
Đại dịch COVID-19
Việt Nam cảnh báo Omicron lây nhanh gấp 7 lần với nhóm chưa tiêm vaccine
Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, dịch bệnh đã tác động nghiêm trọng đến sinh mạng, sức khỏe, đời sống của nhân dân và ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt kinh tế - xã hội của đất nước, làm đình trệ hoạt động sản xuất, tác động tiêu cực đến việc làm, sinh kế, tâm lý của nhân dân.
Dịch bệnh tăng nhanh gây quá tải hệ thống y tế và làm tăng các ca tử vong. Tuy nhiên, theo ông Long, trong khi dịch bệnh đầy thách thức, ngành y tế vẫn luôn tham mưu đúng đắn các quyết sách cho Chính phủ, cấp ủy và chính quyền các cấp về các biện pháp phòng, chống dịch.
Với yêu cầu “đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết”, cùng với cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, ngành y tế đã huy động tổng lực, chưa từng có từ trước đến nay.
© Ảnh : Dương Giang-TTXVNBộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.01.2022
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu
Theo Bộ trưởng, chỉ tính đợt dịch thứ 4, đã có hơn 25.000 giáo sư, y bác sĩ, các cán bộ, nhân viên y tế và sinh viên các trường y dược tham gia phòng, chống dịch. Nhiều người hiện nay vẫn đang tiếp tục trực chiến tại các địa phương ở khu vực miền Nam.
“Có gần 3.000 cán bộ y tế bị nhiễm Covid-19 và hơn 10 trường hợp mắc đã mất do mắc Covid-19 trong quá trình làm nhiệm vụ”, Bộ trưởng Long cho biết.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, Bộ trưởng khẳng định, hệ thống thể chế, chính sách tiếp tục được hoàn thiện, rà soát, bổ sung kịp thời các biện pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về chính sách, pháp luật, tham mưu Chính phủ trình Quốc hội cho phép thực hiện một số cơ chế đặc biệt, đặc thù, đặc cách, xây dựng hàng trăm văn bản hướng dẫn chuyên môn để đáp ứng yêu cầu cấp bách phòng chống dịch. Chuyển “nguy” thành “cơ” trong đại dịch Covid-19 để tăng tốc chuyển đổi số trong ngành y tế.
Bộ Y tế được xếp thứ 5 về chuyển đổi số trong 18 Bộ có cung cấp dịch vụ công; thành lập hơn 700 trạm y tế xã lưu động.
Vaccine - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.12.2021
Đại dịch COVID-19
Kết luận mới về vaccine Nanocovax của Việt Nam
Bộ đã kịp thời điều động hơn 300.000 lượt cán bộ, chiến sĩ lực lượng y tế, quân đội, công an hỗ trợ các địa phương thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội. Đồng thời, xây dựng chiến lược và thúc đẩy ngoại giao vaccine, thành lập Quỹ vaccine, và phát động chiến dịch tiêm chủng miễn phí toàn dân lớn nhất từ trước tới nay.
“Đưa Việt Nam từ một nước có tỷ lệ tiêm vaccine rất thấp đã vượt lên là 1 trong 6 nước có tỷ lệ bao phủ tiêm vaccine cao nhất trên thế giới”, ông Long vui mừng nói.
Theo người đứng đầu ngành y tế Việt Nam, tỷ lệ bao phủ vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên 1 mũi là 100%, 2 mũi là 95%; người từ 12 đến 17 tuổi 1 mũi là 92%, 2 mũi là 76%. Số ca nhiễm nhập viện, chuyển nặng, tử vong giảm rõ rệt.
Bên cạnh đó là công tác nghiên cứu, đầu tư, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine phòng Covid-19, thuốc, trang thiết bị y tế trong nước. Việt Nam là 1 trong 4 nước đầu tiên trên thế giới phân lập được virus SARS-CoV-2, đã có 4 vaccine được thử nghiệm lâm sàng, 2 vaccine chuyển giao công nghệ với Nga, Nhật Bản, nghiên cứu, sản xuất sinh phẩm chẩn đoán, một số trang thiết bị y tế, đảm bảo được trang thiết bị phòng hộ, hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra; đảm bảo khám, chữa bệnh chăm sóc sức khỏe người dân.
“Đúng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói Việt Nam đi sau về trước trong tiêm chủng vaccine”, Bộ trưởng Long nhắc lại.

Ngành y tế phải ở chế độ “trực chiến”, sẵn sàng cho mọi tình huống

Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương những thành tựu mà ngành y tế đã đạt được trong năm 2021 vừa qua.
“Dịch bệnh đã tạo ra thách thức lớn, song ngành Y tế đã thể hiện rõ ý chí, bản lĩnh, năng lực, phẩm chất, truyền thống tốt đẹp, cao cả của mình”, Thủ tướng nói.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng chỉ rõ những thành quả đã đạt được và phân tích những nguyên nhân, tồn tại, hạn chế và yêu cầu phải quyết liệt hành động ngay để khắc phục trong thời gian tới, đặc biệt về quản lý nhà nước của ngành y tế trong phòng chống dịch, nhất là trong mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch.
Năm 2022 dự báo tình hình quốc tế, trong nước có những thuận lợi, cơ hội, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Biến chủng Omicron và có thể sẽ còn xuất hiện thêm những biến chủng mới khác làm cho dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường hơn.
Việt Nam tiếp nhận lô vaccine phòng COVID-19 đầu tiên từ COVAX Facility. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.12.2021
Đằng sau nỗ lực tăng tốc viện trợ vaccine ngừa Covid-19 cho Việt Nam từ phía Mỹ
Về nhiệm vụ của ngành y tế trong năm 2022 và thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu ngành tiếp tục kiên trì kiên quyết thực hiện mục tiêu bảo vệ sức khỏe của người dân là trên hết, trước hết, đồng thời chỉ ra các nhiệm vụ trọng tâm.
Thủ tướng yêu cầu phải bám sát Nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội và Nghị quyết 01 của Chính phủ để thể chế hóa, cụ thể hóa thành các biện pháp, chính sách, chương trình hành động phù hợp, tổ chức triển khai đồng bộ, hiệu quả, đồng thời, căn cứ vào tình hình thực tế để chỉ đạo, điều hành một cách chủ động, linh hoạt, sáng tạo, quyết liệt, đúng hướng, có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng tốt nhất yêu cầu phục vụ nhân dân. Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Tiếp tục tập trung phòng, chống dịch Covid-19. Ông Chính nhấn mạnh, đây là nhiệm vụ trọng tâm.
“Toàn ngành phải tiếp tục thực hiện chế độ “trực chiến”, sẵn sàng cho mọi tình huống”, lãnh đạo Chính phủ nêu rõ.
Thủ tướng yêu cầu, thực hiện hiệu quả Kết luận 25 của Bộ Chính trị, trong đó tập trung triển khai các chủ trương như xã hội hóa nguồn lực phòng chống dịch, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân tham gia chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19, tăng trạm y tế, nhân viên y tế theo quy mô dân số.
© Ảnh : Dương Giang-TTXVNThủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.01.2022
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị
Triển khai nhất quán quy định về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và xây dựng hệ thống theo dõi, đánh giá. Tổng kết những kinh nghiệm quý, bài học hay, cách làm hiệu quả, khẩn trương nghiên cứu sửa đổi quy định về phòng, chống dịch phù hợp tình hình và mức độ bao phủ vaccine.
“Triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine nhanh chóng, an toàn, khoa học, hiệu quả, đẩy nhanh tiêm vaccine cho trẻ em, tiêm mũi tăng cường, hoàn thành các mục tiêu được giao, hoàn thành tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên trong quý I/2022”, Thủ tướng lưu ý.
Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu tăng cường tự chủ trước hết là về thuốc, vaccine, các loại vật tư thiết yếu, thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine, thuốc điều trị, trang thiết bị y tế và sinh phẩm trong nước, tập trung nâng cao năng lực điều trị nhằm giảm nguy cơ chuyển nặng và tử vong.
Có phương án sẵn sàng tổ chức các trạm y tế lưu động tại các địa bàn diễn biến phức tạp; Tổ chức tốt việc theo dõi, chăm sóc sức khỏe và điều trị F0. Bảo đảm tất cả mọi người nhiễm Covid-19 đều được quản lý, theo dõi, hỗ trợ, chăm sóc y tế phù hợp. Sẵn sàng điều động lực lượng, hỗ trợ nhanh, kịp thời các địa phương, tiếp tục đẩy mạnh thông tin, truyền thông, nâng cao ý thức người dân tích cực, tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

Tránh để ‘con sâu làm rầu nồi canh’

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng cũng nhấn mạnh, ngành y tế cần tăng cường thanh tra, kiểm tra và khen thưởng, kỷ luật kịp thời.
“Phải xử lý nghiêm các vi phạm, chú trọng phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, không để con sâu làm rầu nồi canh”, đồng chí Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Cùng với đó là chú trọng việc hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách. Khắc phục ngay các bất cập, hạn chế, tháo gỡ các vướng mắc trong hoạt động phòng, chống dịch như cấp phép lưu hành thuốc, vaccine, xây dựng các cơ sở y tế lưu động, bệnh viện dã chiến… và đặc biệt là cơ chế mua sắm.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu nâng cao năng lực hệ thống y tế, đặc biệt là y tế dự phòng, y tế cơ sở; tiếp tục đổi mới cơ chế, phương thức hoạt động của y tế cấp xã, trước mắt nhằm bảo đảm năng lực ứng phó dịch bệnh Covid-19. Chú trọng chất lượng nhân lực y tế, từng bước đảm bảo đủ số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ y tế các tuyến.
Đà Nẵng triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người cung cấp dịch vụ thiết yếu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.12.2021
Đại dịch COVID-19
Sáng 28/12: Việt Nam về đích sớm tiêm chủng, điều trị hơn 7.600 ca COVID-19 nặng
Thủ tướng yêu cầu ngành Y tế tiếp tục hoàn thiện các quy định về tài chính, cung ứng dịch vụ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập; đổi mới phương thức chi trả dịch vụ. Tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực dược, trang thiết bị y tế; Huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Thực hiện toàn diện các nhiệm vụ, lĩnh vực công tác khác như quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, thúc đẩy thực hiện dinh dưỡng hợp lý, nâng cao chất lượng dân số, phát triển nhanh ngành dược, y dược cổ truyền, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh…
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin truyền thông để “Làm được, nói được”.
“Phải theo dõi sát thông tin dư luận, nhất là những bức xúc của xã hội, xử lý hiệu quả, không để xảy ra khủng hoảng truyền thông”, Thủ tướng bày tỏ.
Do đó, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu phải chủ động cung cấp thông tin đúng đắn, chính xác, kịp thời, góp phần tạo sự đồng thuận xã hội, ủng hộ các chủ trương, chính sách, điều hành của Chính phủ, của ngành.
Tỉnh Đắk Lắk tăng tốc tiêm vaccine phòng COVID-19 để sớm tạo miễn dịch cộng đồng - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.12.2021
Đại dịch COVID-19
Việt Nam sắp tự chủ được thuốc điều trị và vaccine ngừa Covid-19?
Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, thật sự thân ái, đoàn kết, nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đảng, Đảng viên. Ngành y tế cần khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
“Càng trong khó khăn, phức tạp, càng phải phát huy dân chủ, tranh thủ trí tuệ tập thể, giữ vững nguyên tắc, tham khảo ý kiến và chịu trách nhiệm về quyết định của mình nếu thấy có lợi cho quốc gia, dân tộc”, người đứng đầu Chính phủ chỉ rõ.
Ông Chính mong ngành y tế xây dựng đội ngũ cán bộ, thầy thuốc, người lao động thật sự bản lĩnh, vững về chính trị, tinh thông về chuyên môn, giỏi về nghiệp vụ, hiệu quả trong công tác; tăng cường giáo dục cán bộ y tế về tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp; chăm lo tốt hơn nữa đời sống cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, vừa qua, đội ngũ cán bộ y tế, cả người làm công tác quản lý và nhất là các y bác sĩ, thầy thuốc, người lao động của ngành trong cuộc chiến chống dịch chịu nhiều áp lực. Ngành y tế phải quan tâm hơn nữa, có các biện pháp hỗ trợ, tư vấn cả về tâm lý và có cơ chế, chính sách động viên, khen thưởng kịp thời.
Ngay sau hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phát động chiến dịch tiêm chủng vaccine mùa Xuân 2022.

Thanh tra Chính phủ thanh tra mua sắm thiết bị y tế ở TP.HCM

Cũng trong sáng nay, tại TP.HCM, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn chủ trì buổi công bố quyết định thanh tra việc mua sắm trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm, kit test xét nghiệm, vaccine, thuốc phòng, chống dịch Covid-19 tại TP.HCM.
Theo quyết định trên, Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra việc mua sắm thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kit test xét nghiệm, vaccine và thuốc phòng chống dịch Covid-19 tại TP.HCM.
Người dân trong khu vực bị phong tỏa phường Phú Đô chờ lấy mẫu xét nghiệm, sáng 13/11. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.12.2021
Đại dịch COVID-19
Việt Nam tiếp tục ghi nhận thêm hơn 16.000 ca mắc Covid-19 mới
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã giao cho Chánh Thanh tra TP.HCM giúp Chủ tịch UBND TP.HCM trong việc triển khai thực hiện quyết định thanh tra của Thanh tra Chính phủ, giao Giám đốc Sở Y tế TP chủ trì, phối hợp với các sở ngành chuẩn bị báo cáo, các tài liệu có liên quan cho đoàn thanh tra.
Theo quyết định công bố, thời kỳ thanh tra từ ngày 1/1/2020 đến 31/12/2021, trường hợp cần thiết có thể xem xét trước và sau thời kỳ trên.
Thời hạn thanh tra là 30 ngày làm việc thực tế kể từ ngày công bố quyết định (không kể các ngày nghỉ, lễ).
Đoàn thanh tra gồm 12 thanh viên, trưởng đoàn là ông Nguyễn Trường Giang, Phó Cục trưởng Cục III, Thanh tra Chính phủ.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn cho biết, đây là thanh tra theo kế hoạch được duyệt. Thanh tra Chính phủ thành lập 3 đoàn thanh tra về việc mua sắm trang trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm, kit test xét nghiệm, vaccine, thuốc phòng, chống dịch Covid-19 tại Bộ Y tế, TP Hà Nội và TP.HCM.
Đối với 61 tỉnh, thành còn lại thì Chủ tịch UBND các tỉnh quyết định thành lập các đoàn thanh tra. Thời gian thanh tra những nội dung này phải kết thúc vào cuối tháng 3/2022 để sau đó báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала