Đất vàng, biệt thự của cựu tử tù Liên Khui Thìn sau vụ EPCO - Minh Phụng ‘bốc hơi’ ra sao?

© Sputnik / Alexandr Vilf / Chuyển đến kho ảnhTp. Hồ Chí Minh
Tp. Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.01.2022
Đăng ký
Báo chí Việt Nam đặt câu hỏi về ‘sự biến mất kỳ lạ’ của hàng chục ngôi biệt thự của cựu tử tù Liên Khui Thìn, doanh nhân nổi tiếng Việt Nam, từng vướng vào vụ án EPCO – Minh Phụng cùng đại gia Tăng Minh Phụng.
Như đã biết, vụ án EPCO – Minh Phụng rất nổi tiếng ở Việt Nam, từng được đồng chí Nguyễn Tấn Dũng làm trưởng ban chỉ đạo thi hành án (năm 2002) và trên cương vị Thủ tướng Chính phủ năm 2006, ông đã yêu cầu điều tra những tiêu cực xung quanh quá trình xử lý tài sản hậu vụ án, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật.

Vụ án EPCO-Minh Phụng, ông Liên Khui Thìn được ân xá

Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an Việt Nam được cho là đang làm rõ vụ “bốc hơi”, “biến mất kỳ lạ” của hàng chục biệt thự của đại gia Liên Khui Thìn ở thành phố Hồ Chí Minh.
Cấn nhấn mạnh, những biệt thự này vốn là tài sản của các công ty con do cựu tử tù Liên Khui Thìn, nguyên Giám đốc Công ty TNHH EPCO (Công ty EPCO) thành lập, trong đó có nhiều căn đã được kê biên để thi hành án.
Nhiều người không lạ lẫm với vụ án EPCO – Minh Phụng. Đây là một trong nhũng vụ án kinh tế nổi tiếng nhất của Việt Nam.
Có đến 6 người bị kết án tử hình sau quá trình cơ quan chức năng của Việt Nam điều tra, xét xử, gồm Tăng Minh Phụng (nguyên là Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc Công ty TNHH Minh Phụng và là Phó Giám đốc Công ty TNHH EPCO), Liên Khui Thìn (nguyên Tổng Giám đốc Epco) về tội tội lừa đảo, Phạm Nhật Hồng (nguyên phó giám đốc Ngân hàng Công thương chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Ngọc Bích (nguyên phó giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Tuấn Phúc (Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty EPCO) bị mức án tử hình về đưa hối lộ, Nguyễn Xuân Phong (Bộ Nông nghiệp). Sáu bị cáo khác bị tuyên chung thân, trong đó có Lê Minh Xử (Giám đốc doanh nghiệp thuộc Bộ Công An. Rất nhiều doanh nhân, đại gia có tiếng và các cán bộ ngân hàng, quan chức phải ra tòa và bị xử lý hình sự liên quan vụ án của Tăng Minh Phụng.
© AFP 2023 / StringerÔng Liên Khui Thìn và Tăng Minh Phụng, TAND TP.HCM tuyên án tử hình tại phiên xử ngày 4/8/1999
Ông Liên Khui Thìn và Tăng Minh Phụng, TAND TP.HCM tuyên án tử hình tại phiên xử ngày 4/8/1999 - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.01.2022
Ông Liên Khui Thìn và Tăng Minh Phụng, TAND TP.HCM tuyên án tử hình tại phiên xử ngày 4/8/1999
Năm 2003, Tăng Minh Phụng và Phạm Nhật Hồng bị thi hành án tử hình bằng hình thức xử bắn. Các ông Liên Khui Thìn và Nguyễn Tuấn Khúc được giảm án xuống chung thân. Ông Thìn sau đó được giảm án 20 năm và được ra tù năm 2009 nhờ quá trình cải tạo tốt và góp nhiều công sức trong việc xây dựng môi trường trại giam, tích cực thi hành án dân sự.
Đặc biệt, vụ án này cũng được chính đích thân ông Nguyễn Tấn Dũng (Nguyên Thủ tướng Chính phủ Việt Nam) là Trưởng Ban Chỉ đạo thi hành án năm 2002. Ngoài ra, theo một thông báo trên cổng thông tin Chính phủ hồi tháng 8/2006 cũng cho thấy, “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu kiểm tra việc báo nêu về loạt bài “Hậu vụ án Epco-Minh Phụng”.
Theo công văn của VPCP, báo Lao động các số ra ngày 14, 15, 16, 17 và 21,22, 23 tháng 8 năm 2006 có loạt bài về "Hậu vụ án Epco - Minh Phụng" phản ánh các hiện tượng tiêu cực trong quá trình xử lý tài sản vụ án Epco - Minh Phụng.
“Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Tư pháp, Thường trực Ban chỉ đạo thi hành phần tài sản vụ án Epco - Minh Phụng kiểm tra làm rõ những phản ánh báo nêu, báo cáo kết quả sớm lên Thủ tướng Chính phủ”, thông cáo ngày 25/8/2006 của Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh cụ thể.
© Screenshot/Báo chính phủ Việt NamẢnh chụp màn hình trang web Báo chính phủ Việt Nam
Ảnh chụp màn hình trang web Báo chính phủ Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.01.2022
Ảnh chụp màn hình trang web Báo chính phủ Việt Nam

Biệt thự của ông Liên Khui Thìn đã “bốc hơi” ra sao?

Theo thông tin trên báo Tiền Phong, Bản án hình sự sơ thẩm số 1590/HSST vụ EPCO – Minh Phụng, ông Liên Khui Thìn chiếm đoạt tiền vay ngân hàng để đưa vào các công ty con, trong đó có Công ty TNHH TM Hồng Long (gọi tắt là Công ty HL), nơi chiếm nhiều tài sản nhất.
Công ty Hồng Long được doanh nhân Liên Khui Thìn thành lập từ năm 1995 với vốn pháp định ban đầu là 4 tỷ đồng. Trong đó, ông Thìn đã góp 3 tỷ đồng (chiếm 75% cổ phần) và giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT). Phần vốn còn lại (1 tỷ đồng, chiếm 25%) do ông Đ.H.C, Giám đốc Công ty Hồng Long đóng góp.
Được biết, sau khoảng 1 năm đi vào hoạt động, tài sản của Công ty Hồng Long đã có 12 danh mục với hơn 20 đơn vị tài sản, gồm nhiều bất động sản và 2 dự án bất động sản. Một trong 2 dự án bất động sản đó là Dự án khu biệt thự cao cấp tại 23 Trường Sơn (Quận Tân Bình) nằm ngay cửa ngõ ra vào sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Đồng thời, dự án Khu biệt thự cao cấp tại 23 Trường Sơn có tổng diện tích 10.347 m2 với quy mô 24 căn biệt thự được Công ty Hồng Long mua lại từ Công ty Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Dịch vụ và Đầu tư Tân Bình với giá 69.950.790.000 đồng (đơn giá 6.760.000 đồng/m2) theo hợp đồng mua bán số 22/HĐ96 ngày 23/9/1996.
Khi ấy, Công ty Hồng Long đã sở hữu 7 căn biệt thự khác tại Lô C, cư xá Lạc Long Quân (phường 5, quận 11, TP.HCM) và 5 căn biệt thự tại Khu biệt thự cao cấp phường Thảo Điền (quận 2, TP.HCM), gồm 1078-A09; 1078-A10; 1078-A11; 1078-A12 và 1078-A16.
Tuy nhiên, đến khi xảy ra vụ án EPCO – Minh Phụng, trong lúc ông Thìn đang bị triệu tập để làm rõ vụ án, vào các ngày 8/11/1996 và 19/11/1996, Giám đốc công ty Hồng Long là Đ.H.C đã thế chấp toàn bộ 7 căn biệt thự tại lô C Cư xá Lạc Long Quân, quận 11 và 5 căn biệt thự tại phường Thảo Điền, quận 2 cho Ngân hàng Công Thương chi nhánh 12 để vay 28,5 tỷ đồng với danh nghĩa đầu tư vào hạ tầng của dự án Khu biệt thự cao cấp 23 Trường Sơn.
Đặc biệt, cả hai hồ sơ thế chấp đều không có biên bản họp Hội đồng quản trị cũng “không có sự đồng ý của ông Liên Khui Thìn” và “không được công chứng của cơ quan chức năng” (theo đề nghị của ông Đ.H.C).
nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.11.2019
Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Nhiều doanh nhân tìm thẻ xanh ra nước ngoài
Sau khi ông Thìn bị bắt giam trong vụ án của Tăng Minh Phụng, đến ngày 23/7/1997, ông Đ.H.C tiếp tục đem tài sản của Công ty Hồng Long là căn nhà số 161 Ký Con (phường Nguyễn Thái Bình, quận 1) thế chấp cho ngân hàng Công Thương để vay 1,4 tỷ đồng. Hợp đồng tiếp tục không được công chứng theo đề nghị của ông Đ.H.C.
Bên cạnh đó, tại hồ sơ vay vốn gửi cho Ngân hàng, ông Đ.H.C cam kết với giá bán biệt thự của dự án là 10 triệu đồng/m2, sau khi đóng thuế, thu hồi vốn, Công ty HL sẽ trả cả nợ gốc và lãi vay.
Tuy nhiên, theo tố cáo của ông Thìn, ngân hàng đã không giám sát đầu tư, để cho ông Đ.H.C bán hết 24 căn biệt thự mà không thu hồi số nợ vay và tiền lãi (khoảng 30 tỷ đồng).
Đáng nói hơn, sau đó, với lý do doanh nghiệp không trả được nợ, hai bên nhất trí bán tài sản đang thế chấp là 13 căn biệt thự và nhà mặt tiền trên đường Ký Con để thu hồi nợ.
Cũng cần nhấn mạnh rằng, việc bán các tài sản trên không có ý kiến của ông Liên Khui Thìn là cổ đông lớn nhất trong Công ty Hồng Long.
Đặc biệt, cả 5 căn biệt thự tại Khu biệt thự cao cấp Thảo Điền (quận 2) đã được Cục Thi hành án TP.HCM (nay là Cục Thi hành án Dân sự TP.HCM) ngăn chặn theo văn bản số 1783/THA ngày 16/6/2005 nhưng sau đó vẫn được bán trót lọt ngoài vòng pháp luật.
Theo đó, xuất phát từ một thương vụ đầu tư có lãi, theo hợp đồng vay vốn thì sau khi trừ các chi phí, Công ty Hồng Long được cho là sẽ thu lãi trên 13 tỷ nhưng trong thời gian ông Liên Khui Thìn (từng bị tuyên án tử hình, cựu tử tù) đang thụ án tù, dự án đất vàng gồm 24 căn biệt thự cùng với 13 căn biệt thự, nhà mặt phố khác của Công ty Hồng Long đã “bốc hơi”, trong đó có căn nhà trên đường Ký Con lọt vào tay bà Đ.V.H (người thân của ông Đ.H.C).
Ở đây cũng cần lưu ý rằng, ông Liên Khui Thìn vẫn còn phải chịu khoản nợ thi hành án rất lớn bất chấp thực tế từ một doanh nhân nổi tiếng điều hành doanh nghiệp hàng đầu của thành phố Hồ Chí Minh về xuất khẩu nông sản những năm đầu thập niên 90, thế kỷ trước.
Cụ thể, căn cứ theo Công văn số 3145/CTHADS ngày 20/12/2019 của Cục Thi hành án Dân sự TP. HCM thì ông Liên Khui Thìn dù đã thi hành án được hơn 570 tỷ đồng nhưng cũng vẫn đang còn nợ đến 705 tỷ đồng cùng hơn 6 triệu USD.
Được biết, nhiều năm qua, kể từ khi được Chủ tịch nước ân xá và sự khoan hồng của Nhà nước Việt Nam, ông Thìn đã có đơn gửi nhiều cơ quan, tố cáo một số cá nhân lợi dụng thời gian ông ngồi tù trong vụ án EPCO - Minh Phụng và cố tình làm sai phán quyết của toà khi thi hành án, bán rẻ và chiếm đoạt những tài sản của ông tại Công ty EPCO, Công ty TNHH An Khánh và Công ty TNHH Hồng Long.
Trong đó, nguyên Cục trưởng Cục thi hành án dân sự TP.HCM Lương Vĩnh Phúc và chấp hành viên Bùi Liên Hiệp đã bị xử lý.
Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.11.2021
Lý giải dân chủ quanh việc tham nhũng ở Việt Nam tăng

“Nhất nhật tại tù… trên lằn ranh sinh tử”

Ngày 29/6/2021, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) cũng đã khởi tố vụ án “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo đơn tố cáo của ông Liên Khui Thìn.
C03 Bộ Công an cũng đã có Công văn số 198/CV-CSKT-P10 đề nghị chính quyền địa phương thuộc TP. Thủ Đức (TP.HCM) ngăn chặn, không cho thực hiện các giao dịch mua bán, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh đối với 3 lô đất, gồm: lô đất 31.087 m2 tại phường Thảo Điền; lô đất 4.020 m2 tại phường Bình An và lô đất 34.517,8 m2 tại phường An Phú.
Trong đơn tố cáo của mình, ông Thìn chia sẻ, đã thấm cảnh “nhất nhật tại tù” và đặc biệt đã đứng trên lằn ranh sinh tử, hiểu mạng sống giá trị ra sao, nhưng ông vẫn quyết tố cáo bởi “muốn lấy lại tài sản để thi hành án cho Nhà nước, hoàn thành trách nhiệm dân sự”.
Đặc biệt, ông Liên Khui Thìn khẳng định, tất cả các nỗ lực của bản thân đều hướng đến việc “không để tài sản lẽ ra thuộc về Nhà nước bị thất thoát và tài sản cá nhân bị chiếm đoạt”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала