Việt Nam sẽ xây đường sắt sang Campuchia?

CC BY 2.0 / Plusgood / RTW2009-1857HoiAnTuyến đường sắt Thống Nhất của Việt Nam kết nối thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
Tuyến đường sắt Thống Nhất của Việt Nam kết nối thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.01.2022
Đăng ký
Quan hệ Việt Nam và Campuchia nồng ấm. Hà Nội và Phnom Penh muốn nâng kim ngạch thương mại song phương lên mốc trên 10 tỷ USD năm 2022 và hơn thế nữa.
Đặc biệt, theo lời của Thủ tướng Hun Sen, Việt Nam – Campuchia sẽ có kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt huyết mạch để “kết nối hai nền kinh tế”.

Đưa kim ngạch thương mại Việt Nam – Campuchia lên mốc 10 tỷ USD

Như Sputnik Việt Nam cập nhật thông tin, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có chuyến thăm đến Phnom Penh trong 2 ngày 19-202/1/2022 với nhiều kết quả tốt đẹp.
Chuyến thăm của Bộ trưởng Sơn nối tiếp thành công từ chuyến công du của người đứng đầu Nhà nước, Nguyên thủ của Việt Nam – Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hồi cuối tháng 12/2021.
© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNChủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.01.2022
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen
Hà Nội và Phnom Penh đã đạt được 7 thỏa thuận quan trọng về thúc đẩy hợp tác song phương, củng cố niềm tin cậy chính trị hơn nữa giữa Việt Nam và Campuchia.
Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn trong chuyến thăm chính thức Campuchia đã tiến hành gặp gỡ các lãnh đạo chủ chốt của chính quyền Phnom Penh, trong đó có Thủ tướng Hun Sen, Chủ tịch Thượng viện Say Chhum, Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin, Ngoại trưởng Prak Sokhonn cùng nhiều đại diện cơ quan, ban ngành, địa phương liên quan.
Trong đó, đáng chú ý nhất là cuộc gặp với Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen. Hai bên bày tỏ hài lòng những bước phát triển tích cực, toàn diện của quan hệ Việt Nam-Campuchia thời gian gần đây trong tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, an ninh, quốc phòng đến giáo dục đào tạo, văn hóa, khoa học kỹ thuật, giao lưu nhân dân và hợp tác giữa các tỉnh biên giới Tây Nam Việt Nam.
Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni chủ trì Lễ đón Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Cung điện Hoàng gia - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.12.2021
Việt Nam và Campuchia gọi nhau là anh em không phải chỉ vì ‘món quà’ 25 triệu USD
Báo chí Campuchia cũng đưa tin đậm nét và chuyến thăm của Bộ trưởng Sơn, nhất là cuộc hội kiến người đứng đầu Chính phủ Hoàng gia Campuchia - Thủ tướng Hun Sen.
Theo tờ Khmer Times, Thủ tướng Hun Sen và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn đã thảo luận sâu rộng về thương mại và du lịch, hai bên cam kết nâng kim ngạch thương mại lên hơn 10 tỷ USD năm 2022.
Nhấn mạnh khi tiếp Bộ trưởng tại trụ sở Chính phủ, ông Hun Sen thông báo, kim ngạch thương mại giữa Campuchia và Việt Nam đã đạt gần 10 tỷ USD vào năm ngoái bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
© REUTERS / Soe Zeya TunThủ tướng Campuchia Hun Sen
Thủ tướng Campuchia Hun Sen - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.01.2022
Thủ tướng Campuchia Hun Sen
Khmer Times nêu rõ, chủ đề hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư đã được đưa ra trong cuộc gặp gần đây giữa Thủ tướng Hun Sen và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn khi hai bên khẳng định cam kết đưa kim ngạch thương mại hai chiều vượt mốc 10 tỷ USD vào năm nay 2022.
“Trong hai ngày 19-20/1, hai bên nhất trí sẽ hợp tác hơn nữa và duy trì đà tăng trưởng thương mại chung. Thủ tướng Hun Sen và Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã có cuộc hội đàm sâu rộng về tiềm năng hợp tác thương mại và du lịch, hai bên cam kết nâng kim ngạch thương mại lên mốc trên 10 tỷ USD”, Khmer Times nhấn mạnh.
Cần nhắc lại rằng, dù tình hình dịch bệnh còn phức tạp, nhưng kim ngạch thương mại hai chiều năm 2021 vẫn tăng gần 80% so với năm 2020 và theo hướng “cân bằng” hơn, tuy nhiên, dư địa hợp tác còn rất nhiều.

Xây tuyến đường sắt kết nối kinh tế Việt Nam – Campuchia?

Trong cuộc gặp với Thủ tướng Hun Sen, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nêu rõ với với người đứng đầu Chính phủ Campuchia rằng Việt Nam mong muốn hai nước sẽ tiếp tục tăng cường kết nối kinh tế và cùng nhau hợp tác để tăng kim ngạch thương mại vào năm 2022 cao hơn nữa.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng mong muốn hai nước sẽ tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp, thương mại và du lịch, quốc phòng và an ninh. Đồng thời, việc mở lại đường bay thẳng Việt Nam - Campuchia sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân hai nước trong thời gian tới.
“Thủ tướng Hun Sen nói rằng chúng tôi phải tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực du lịch để giúp nền kinh tế hai bên kết nối với nhau”, thông cáo báo chí dẫn phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam cho biết.
Đường sắt - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.11.2021
Việt Nam quyết làm đường sắt nối Trung Quốc, Lào và Campuchia
Trước đó, theo thông báo từ phía Bộ Ngoại giao Việt Nam, Thủ tướng Hun Sen khi gặp Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã đề nghị hai Bộ Ngoại giao tiếp tục phối hợp rà soát, góp phần triển khai hiệu quả các thỏa thuận cấp cao đã đạt được, tích cực cùng các cơ quan liên quan tham mưu góp phần tháo gỡ các vướng mắc, tồn tại để đưa quan hệ hợp tác song phương phát triển ngày càng mạnh mẽ, hiệu quả.
Đồng thời, Thủ tướng Hun Sen cũng nhấn mạnh, Bộ Ngoại giao hai nước cần phát huy vai trò đầu mối, phối hợp tổ chức tốt các hoạt động chào mừng “Năm Hữu nghị Việt Nam-Campuchia, Campuchia-Việt Nam 2022” để kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ Ngoại giao hai nước.
Qua đó, giúp các tầng lớp, thế hệ nhân dân hai nước hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của mối quan hệ đặc biệt giữa Hà Nội và Phnom Penh.
Về phần mình, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, Bộ Ngoại giao Việt Nam sẽ tích cực phối hợp với các bộ ngành, địa phương liên quan của hai bên để triển khai hiệu quả các thỏa thuận, hiệp định giữa hai nước, nhất là các kết quả quan trọng đạt được trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Campuchia của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tháng 12/2021, cũng như trong biên bản của Kỳ họp lần thứ 19 Ủy ban hỗn hợp về hợp tác song phương.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn bày tỏ mong muốn Thủ tướng Hun Sen sẽ tiếp tục quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của nghiệp Việt Nam tại Campuchia, đặc biệt là trong các dự án hợp tác trọng điểm trong các lĩnh vực nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, viễn thông, ngân hàng.
© AFP 2023 / Nhac Nguyen Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.01.2022
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn
Đặc biệt, người đứng đầu Bộ Ngoại giao cũng mong phía Campuchia tạo điều kiện cho hàng hóa hai bên tiếp cận thị trường của nhau, góp phần không ngừng nâng cao kim ngạch thương mại hai chiều.
Đáng chú ý, theo Khmer Times đại diện hai chính quyền Việt Nam và Campuchia cũng đề cập đến việc xây dựng tuyến đường sắt nhằm kết nối hai nền kinh tế và thúc đẩy hơn nữa giao lưu thương mại, du lịch song phương.
“Thủ tướng Hun Sen cũng đề cập đến kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt kết nối giữa Campuchia và Việt Nam và nhấn mạnh rằng Campuchia muốn thấy tuyến đường sắt này được xây dựng nhằm tạo điều kiện kết nối kinh tế giữa hai nước”, thông cáo khẳng định.
Đánh giá tổng kết hợp tác kinh tế - thương mại Việt Nam – Campuchia năm 2021 có thể thấy nhiều tín hiệu hết sức lạc quan. Bất chấp tác động của dịch COVID-19, tổng kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Campuchia đạt 9,3 tỷ USD, tăng mạnh 75% so với năm 2020, theo thống kê của Thương vụ Việt Nam tại Campuchia.
Ngoài ra, năm 2021, các công ty Việt Nam đã rót hơn 88,9 triệu USD vào bốn dự án mới ở Campuchia. Qua đó góp phần nâng tổng vốn đầu tư của Việt Nam lên hơn 2,84 tỷ USD với 188 dự án, trở thành một trong năm nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở quốc gia láng giềng phía Tây Nam này.
Quy trình sản xuất rất nghiêm ngặt từ khâu nhập nguyên liệu cho đến chế biến thanh long tại Công ty - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.01.2022
“Việt Nam ‘thầu’ phần lớn nông sản Campuchia” không phải chỉ là nói đùa
Thương vụ Việt Nam tại Campuchia cũng cho biết kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 8,63 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm 2021, tăng mạnh 84% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước tăng vọt lên 9,3 tỷ USD vào cuối năm 2021, mức tăng thêm 4 tỷ USD so với năm 2020. Trong khi đó, Việt Nam và Campuchia đạt tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên 5,32 tỷ USD vào năm 2020, chỉ tăng nhẹ 0,84% so với năm 2019.
Campuchia có ​​9/11 nhóm hàng xuất khẩu sang Việt Nam tăng trưởng khả quan bao gồm rau quả, hạt điều, cao su và nhiều mặt hàng nông sản khác.
Ở chiều ngược lại, có 24 trong tổng số 29 nhóm hàng Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia đạt mức tăng trưởng dương trong 11 tháng so với cùng kỳ năm trước, bao gồm rau, củ, quả, thức ăn gia súc và nguyên liệu, xăng dầu, phân bón và các mặt hàng khác.

Chuyến đi ‘làm sâu sắc hơn’ quan hệ Việt Nam - Campuchia

Hà Nội và Phnom Penh cũng tăng cường phối hợp, tích cực triển khai thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước đối với công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam-Campuchia, trong đó tổ chức thực hiện hiệu quả hai văn kiện pháp lý ký năm 2019 và tổ chức quản lý tốt khoảng 84% đã hoàn thành phân giới cắm mốc; tiếp tục tiến hành đàm phán phân giới cắm mốc 16% còn lại.
Trong các tuyên bố chính thức, Việt Nam khẳng định luôn dành những ưu tiên tốt đẹp nhất cho người anh em láng giềng Campuchia. Phát biểu với các lãnh đạo chủ chốt của đất nước, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nêu rõ Việt Nam ủng hộ Campuchia trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2022, sẵn sàng cùng Campuchia và các nước ASEAN khác thúc đẩy triển khai các chương trình nghị sự của ASEAN, trong đó có thúc đẩy thực hiện đồng thuận 5 điểm của ASEAN về Myanmar.
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại điểm cầu Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2021
Ba nước ‘anh em’ Việt Nam – Lào – Campuchia bàn tình hình Myanmar và Biển Đông
Đối với vấn đề Biển Đông, hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc giữ gìn hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực, bảo đảm tự do và an toàn hàng hải, hàng không.
Hà Nội và Phnom Penh đồng thuẩn rằng, các bên cần giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), thúc đẩy đàm phán và phấn đấu đạt Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất và phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.
Theo giới quan sát, chuyến thăm chính thức Campuchia của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ tiếp tục củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ song phương được xây dựng trên nền tảng quan hệ hữu nghị truyền thống, láng giềng tốt đẹp và hợp tác toàn diện vì lợi ích chung của nhân dân hai nước.
Theo ông Uch Leang, Phó Giám đốc Nghiên cứu châu Á, châu Phi và Trung Đông của Viện Quan hệ quốc tế Campuchia tại Học viện Hoàng gia Campuchia, chuyến thăm của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn thể hiện quan hệ láng giềng tốt đẹp và tình hữu nghị bền chặt giữa hai nước.
“Chuyến thăm là minh chứng cho quan hệ láng giềng tốt đẹp, tình hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa Campuchia và Việt Nam vì lợi ích chung của cả hai dân tộc”, ông Uch Leang nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала