Chuyện gì đang xảy ra ở Nghi Sơn - nhà máy lọc dầu lớn nhất của Việt Nam?

© AP Photo / Vahid SalemiNhà máy lọc dầu
Nhà máy lọc dầu - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.01.2022
Đăng ký
Lọc dầu Nghi Sơn - nhà máy lọc dầu lớn nhất Việt Nam đã buộc phải cắt giảm công suất và đứng trước nguy cơ bị đóng cửa ngay vào tháng 2/2022 nếu không được Chính phủ hay PVN kịp thời ‘cứu giúp’.
Được biết, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đang thiếu tiền nhập dầu thô từ Kuwait, chịu áp lực lớn về tài chính và đang cố gắng làm việc với các bên nhằm sớm đưa nhà máy trở lại hoạt động bình thường, tránh khả năng phải đóng cửa vì khó khăn tài chính.

Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn có nguy cơ phải đóng cửa?

Truyền thông nước ngoài và Việt Nam cung cấp một số thông tin đáng quan ngại liên quan đến tình hình hoạt động của nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, ở xã Hải Yến, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá.
Theo đó, nhà máy lọc dầu lớn nhất Việt Nam đang buộc phải cắt giảm công suất và đối mặt với nguy cơ đóng cửa ngay sau Tết Nguyên Đán vì khó khăn tài chính do ảnh hưởng của dịch Covid-19 gây ra tình trạng khủng hoảng.
Bloomberg lưu ý, lọc hóa dầu Nghi Sơn hiện cũng đang tìm nguồn vốn hỗ trợ từ chính phủ.
“Lọc dầu Nghi Sơn (nhà máy lọc dầu lớn nhất của Việt Nam khi chiếm đến 35% tổng nguồn cung xăng dầu trong nước, ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa), hiện đang phải cắt giảm công suất chế biến và có thể buộc phải đóng cửa vào tháng tới sau khi rơi vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng dẫn đến việc nhập khẩu dầu thô từ Kuwait bị ngừng lại”, Bloomberg nêu.
Mua, bán xăng tại cửa hàng kinh doanh xăng, dầu trên phố Trần Quang Khải theo giá niêm yết mới - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.11.2021
Kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam có những biểu hiện “mất trật tự”, khó kiểm soát”
Theo hãng tin này, trữ lượng dầu thô mà nhà máy Nghi Sơn nhập về từ Kuwait giảm đi một nửa từ tuần trước.
“Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn đang tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ Chính phủ Việt Nam và nhà máy có thể bị đóng cửa nếu công ty không thể đảm bảo nguồn vốn”, Bloomberg cho biết.
Cũng theo nguồn tin, nhà máy lọc dầu hàng đầu của Việt Nam chỉ đang hoạt động với 80% công suất, giảm từ mức 105% và nhập khẩu dầu thô đã tạm dừng khoảng một tuần trước.
Đặc biệt, hãng tin Bloomberg dẫn lời một giám đốc điều hành của Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn cho biết, nhà máy lọc dầu đã giảm công suất vận hành và công ty đang thảo luận các giải pháp với các bên liên quan.
Các bên dự kiến ​​rằng hoạt động của nhà máy sẽ trở lại bình thường sau khi có các biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Bloomberg cũng cho hay, họ liên hệ với đại diện Bộ Công Thương Việt Nam nhưng chưa nhận được phản hồi về tình hình nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Thanh Hóa.
Việt Nam hiện có hai nhà máy lọc dầu đảm bảo sản xuất phần lớn nhu cầu nhiên liệu và việc cắt giảm công suất chế biến có thể dẫn đến tình trạng phải tăng nhập khẩu sản phẩm.
Nhu cầu nhiên liệu trong nước sụt giảm do các biện pháp hạn chế vì Covid-19 và thị trường dầu thô toàn cầu biến động đã góp phần vào cuộc khủng hoảng nguồn vốn gây ra những khó khăn tài chính tại Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn.
Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn bắt đầu hoạt động từ năm 2018 với công suất chế biến 200.000 thùng dầu thô Kuwait mỗi ngày. Ngoài Nghi Sơn, nhà máy lọc dầu hàng đầu khác của Việt Nam là Dung Quất có thể xử lý đến 148.000 thùng dầu thô mỗi ngày.
Khai thác dầu khí  - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.01.2022
PVN và nỗi lo trữ lượng dầu khí của Việt Nam sụt giảm

PVN đã phải ‘bao tiêu’ sản phẩm và bù lỗ cho Lọc dầu Nghi Sơn

Nhà máy Nghi Sơn do 4 liên doanh trong nước, quốc tế góp vốn, gồm Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), Công ty Dầu khí Quốc tế Kuwait KPI (Kuwait), Công ty Idemitsu và Công ty Hóa chất Mitsui (Nhật Bản).
Theo thoả thuận với nhà đầu tư, Lọc dầu Nghi Sơn được hưởng ưu đãi, trong đó có thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 70 năm, được cấp bù (từ tiền của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, PVN) giai đoạn 2017-2027 nếu thuế suất áp dụng chung trên thị trường thấp hơn thuế ưu đãi.
Ngoài ra, Nghi Sơn cũng được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm (chỉ phải nộp thuế suất bình quân 10% trong 70 năm sau đó).
Bên cạnh đó, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam PVN chính là đơn vị bao tiêu sản phẩm của Nghi Sơn trong 15 năm, với giá mua buôn tương đương nhập khẩu cùng thời điểm cộng với ưu đãi thuế nhập khẩu 3-7% tuỳ chủng loại mặt hàng.
Theo các tính toán được đề cập, PVN cho biết có thể phải bù lỗ 1,5-2 tỷ USD cho Lọc dầu Nghi Sơn.
Giàn khai thác tại mỏ Đại Hùng - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.10.2021
Vì sao Việt Nam phải sửa đổi Luật Dầu khí, thêm quyền cho PVN?
Đồng thời, những khó khăn, vướng mắc của Lọc dầu Nghi Sơn cũng như nguồn để bù chênh lệch thuế suất nhập khẩu sản phẩm theo cam kết của Chính phủ với dự án này trước đó cũng từng nhiều lần được PVN nêu trong các cuộc làm việc với đại diện Bộ Công Thương và Chính phủ.
Tại Nghị quyết kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV diễn ra giữa tháng 11/2021, Quốc hội đã đồng ý cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được sử dụng lợi nhuận sau thuế, sau trích các quỹ, để xử lý số tiền bù giá trong bao tiêu sản phẩm của dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Cụ thể, Quốc hội giao Chính phủ tổ chức thực hiện nội dung này đồng bộ với các cam kết khác theo đúng “Thỏa thuận bảo lãnh và cam kết của Chính phủ”.
“Chính phủ báo cáo Quốc hội số tiền xử lý bù giá nêu trên khi lập và thực hiện dự toán, quyết toán hằng năm. Số liệu này phải được Kiểm toán nhà nước kiểm toán”, Nghị quyết nhấn mạnh.

“Ế và lỗ”

Với vốn đầu tư 9 tỷ USD, Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn nằm trong Khu kinh tế mở Nghi Sơn huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa có công suất giai đoạn 1 là 200.000 thùng dầu thô một ngày, tương đương 10 triệu tấn dầu thô mỗi năm.
Mức công suất này trên thực tế lớn hơn nhiều so với Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi).
Sản phẩm của nhà máy Nghi Sơn gồm khí hoá lỏng LPG, xăng, diesel, dầu hoả/nhiên liệu máy bay... chủ yếu sử dụng cho thị trường trong nước của Việt Nam.
Đáng chú ý, vốn từng được kỳ vọng là sẽ làm thay đổi bộ mặt kinh tế của Việt Nam nhưng dự án lọc dầu Nghi Sơn vẫn đứng trước nguy cơ phải bù lỗ khoảng 3.500 tỷ đồng/năm trong 10 năm đầu và chất lượng đầu ra không đạt tiêu chuẩn Việt Nam áp dụng từ năm 2017. Đến năm 2019, một báo cáo từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho hay, PVN phải bù lỗ từ 1,5-2 tỷ USD cho lọc dầu Nghi Sơn.
Mua bán xăng, dầu tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu của Petrolimex - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.01.2022
Giá dầu thế giới biến động mạnh, giá xăng, giá dầu Việt Nam đồng loạt tăng trước Tết
Báo cáo của PVN cho thấy, Nghi Sơn đã khó khăn từ lúc vận hành năm 2018. Theo đó, trong năm này, Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) lỗ kế hoạch 1.379 tỷ đồng, doanh thu đạt 29.323 tỷ đồng, đạt 18% kế hoạch năm.
Ngoài ra, Nghi Sơn còn một vấn đề khác khiến PVN lo lắng, đó là việc bù thuế do bao tiêu sản phẩm dự án.
Bước qua năm 2021, tình trạng giãn cách xã hội ở nhiều địa phương khiến nhu cầu tiêu thụ dầu thô, xăng sụt giảm mạnh. Báo cáo của PVN hồi tháng 8/2021 cho thấy, lượng tồn kho của các nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và Dung Quất lên đến 85%, bất chấp việc các đơn vị đã nỗ lực để tìm giải pháp giải quyết tình trạng tồn kho. Trước đó, hồi năm 2018, tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu Chính phủ “xin dừng nhập xăng vì lo xăng dầu Nghi Sơn bị ế”.

Nhà máy Nghi Sơn “đang chịu áp lực về tài chính”

Ngày 25/1/2022, đại diện nhà máy lọc dầu Nghi Sơn cho biết, hiện lọc dầu Nghi Sơn đã cắt giảm 20% công suất so với mức sản xuất bình thường.
Đại diện Nghi Sơn cũng thừa nhận, họ đang gặp những khó khăn về tài chính và đang làm việc tích cực với cơ quan chức năng để có phương án giải quyết, đưa nhà máy sớm trở lại bình thường.
Báo cáo lên các cấp chính quyền, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn cho hay, hiện doanh nghiệp đang gặp khó khăn và có thể phải tạm dừng sản xuất từ giữa tháng 2 nếu tình hình tài chính không được các bên liên quan tháo gỡ kịp thời.
nhà máy lọc dầu - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.10.2016
Số phận nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ ra sao?
Cần lưu ý rằng, là nhà máy lọc dầu lớn nhất Việt Nam, với thị phần nguồn cung khoảng hơn 35%, việc Nghi Sơn phải giảm công suất, hoặc xấu hơn là có thể dừng sản xuất, sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung xăng, dầu trong nước thời gian tới.
Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) trả lời VnExpress cho biết, để đảm bảo nguồn cung, Bộ Công Thương cũng làm việc với lãnh đạo nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và một số doanh nghiệp, thương nhân phân phối xăng dầu trong nước.
Theo ông Đông, sau cuộc họp, Bộ đã yêu cầu phía Nghi Sơn báo cáo về kế hoạch nhập khẩu nguyên liệu (dầu thô), kế hoạch sản xuất như đã đăng ký.
Bên cạnh đó, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn cũng phải báo cáo tiến độ, kế hoạch và tiến độ giao hàng các hợp đồng đã ký với các thương nhân đầu mối xăng dầu, nhằm để tránh chuyện ngừng sản xuất mà không thực hiện hợp đồng, ảnh hưởng tới nguồn cung xăng dầu trong nước.
Ông Trần Duy Đông cho biết, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn “đang chịu áp lực về tài chính”.
“Tuy nhiên, họ cần tính toán cân đối chi phí giữa được - mất khi dừng sản xuất và tiếp tục vận hành”, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước lưu ý.
Riêng đối với các đơn vị kinh doanh xăng dầu, thương nhân đầu mối khác, Bộ Công Thương cũng yêu cầu lập kế hoạch nhập khẩu, đảm bảo nguồn cung, duy trì xăng dầu trong hệ thống để bán hàng liên tục, phục vụ sản xuất, tiêu dùng, không để xảy ra tình trạng khan hiếm, gây mất ổn định thị trường.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала