"Crưm sẽ không bao giờ quay trở lại Ukraina". Người Đức cãi nhau vì quan hệ với Nga

© AP Photo / Markus SchreiberCác lãnh đạo đảng tại hội nghị sau khi kết thúc cuộc đàm phán liên minh về thành lập Chính phủ Đức
Các lãnh đạo đảng tại hội nghị sau khi kết thúc cuộc đàm phán liên minh về thành lập Chính phủ Đức - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.01.2022
Đăng ký
Một vụ bê bối đã nổ ra tại Đức vì Crưm. Tư lệnh Hải quân đã tuyên bố rằng, bán đảo này sẽ không bao giờ quay trở lại Ukraina. Theo ông, châu Âu cần Nga để đối đầu với Trung Quốc, và Vladimir Putin nên được tôn trọng. Phó đô đốc đã phải trả giá đắt cho phát biểu thẳng thắn của mình - ông buộc phải từ chức.
Tình huống này cho thấy rằng, các mối quan hệ với Matxcơva làm suy yếu sự thống nhất của liên minh cầm quyền tại Đức và tác động tiêu cực đến quan hệ hữu nghị với Hoa Kỳ.

Các biện pháp trừng phạt đang đi sai hướng

“Những nhận xét hấp tấp của tôi ở Ấn Độ đang gây căng thẳng cho cơ quan của tôi. Tôi coi bước này (từ chức) là cần thiết để ngăn chặn thiệt hại thêm cho hải quân Đức, lực lượng Đức và đặc biệt là Cộng hòa Liên bang Đức”, - Tư lệnh Hải quân Đức, Phó đô đốc Kay-Achim Schoenbach từ chức một ngày sau hội nghị ở Ấn Độ, điều này đã gây ồn ào trên các phương tiện truyền thông.

Phát biểu với bài giảng “Chiến lược của Đức ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” tại Viện Nghiên cứu và Phân tích ở New Delhi, ông Schoenbach đã nói: “Bán đảo Crưm đã biến mất, nó sẽ không bao giờ quay trở lại Ukraina, đây là một sự thật”.
Ứng cử viên thủ tướng Đức của đảng Xanh Annalena Baerbock - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.01.2022
Ngoại trưởng Đức đe dọa chống Dòng chảy phương Bắc-2 nếu tình hình Ukraina tiếp tục leo thang
Ông Schoenbach không tin vào những câu chuyện rằng Matxcơva có ý định chiếm các vùng lãnh thổ của Ukraina:

“Chuyện Nga muốn tấn công Ukraina là vô lý. Putin có thể đang gây áp lực vì ông ấy có thể làm như vậy, và điều này đang chia rẽ EU. Nhưng, điều Putin thực sự muốn là tôn trọng. Dành cho ai đó sự tôn trọng thì đâu cần gì nhiều, thậm chí là chẳng tốn kém đồng nào. Thật dễ dàng khi trao cho ông ấy sự tôn trọng mà ông ấy muốn và có lẽ cũng xứng đáng”.

Hơn nữa, Matxcơva là rất quan trọng đối với Ấn Độ và Đức để đối đầu với Trung Quốc.

"Các biện pháp trừng phạt của chúng tôi đang đi sai hướng", - ông Schoenbach nhấn mạnh.

Có lẽ, Phó đô đốc Schoenbach không nghĩ rằng, đoạn video sẽ xuất hiện trên YouTube, mặc dù những người tham gia hội nghị có thể đặt câu hỏi trực tuyến. Bằng cách này hay cách khác, phát biểu của ông đã bị rò rỉ trên trang Web, và Tư lệnh Hải quân Đức đã bị chỉ trích và lên án gay gắt .
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trước cuộc họp của Hội đồng Nga-NATO tại Brussels - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.01.2022
Đàm phán Nga và phương Tây có tiếp tục?
Theo Der Spiegel, bài phát biểu của Schoenbach đã khiến các nhà chức trách Đức tức giận. Bộ trưởng Quốc phòng Christine Lambrecht đã gặp Tổng thanh tra quân sự Eberhard Zorn và cố vấn PR của bà. Họ quyết định rằng phó đô đốc nên làm rõ lời nói của mình, xin lỗi và gặp Tổng thanh tra Zorn.
Ngày hôm sau Schoenbach bày tỏ sự ăn năn và từ chức.

“Phát biểu về chính sách quốc phòng của tôi trong phiên thảo luận tại một tổ chức ở Ấn Độ phản ánh ý kiến cá nhân của tôi tại thời điểm đó. Chúng không hề phản ánh quan điểm chính thức của Bộ Quốc phòng”, - ông giải thích.

Vụ bê bối nổ ra vào những ngày Berlin cấm các nước Baltic chuyển giao pháo Đức cho Ukraina. Do đó, Kiev có một số lý do để phẫn nộ.
Bộ Ngoại giao Ukraina đã triệu tập Đại sứ Đức tại Kiev Anka Feldhausen. Bộ trưởng Ngoại giao Ukraina Dmitry Kuleba nói:

"Những tuyên bố gần đây của Đức về việc Berlin từ chối chuyển giao vũ khí quốc phòng cho Kiev, về việc Ukraina sẽ không bao giờ lấy lại được Crưm, và sự do dự liên quan đến việc ngắt kết nối Nga khỏi SWIFT là không phù hợp với mức độ quan hệ song phương và tình hình an ninh hiện tại", - Ngoại trưởng Ukraina viết trên Twitter .

Schoenbach ngay lập tức bị đưa vào cơ sở dữ liệu Mirotvorets của Ukraina với lý do phá hoại "chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina".

"Ukraina đang lôi kéo Đức vào cuộc xung đột"

Có vẻ như chính phủ liên minh mới của Đức đã được thành lập với nhiều khó khăn vào cuối năm ngoái, đang đứng trước nguy cơ chia rẽ. Đặc biệt có nhiều bất đồng về đường ống Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Khi các bên thành lập liên minh "đèn giao thông" Đỏ-Vàng-Xanh, dự án trị giá hàng tỷ đô la không được đề cập trong thỏa thuận, vì các bên có lập trường khác nhau về vấn đề này. Đảng Xanh nhất quyết chống lại dự án này, Đảng Dân chủ Xã hội và Đảng Dân chủ Tự do ủng hộ nó.
Dòng chảy phương Bắc-2 - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.01.2022
Ở Đức có ý kiến nói nước này cần gấp “Dòng chảy phương Bắc - 2”
Chuyên gia Janis Kluge từ Viện Các vấn đề Quốc tế và An ninh Đức cho biết: “Đây là một nút thắt thực sự trong liên minh, vấn đề này có nguy cơ làm căng thẳng leo thang. Nord Stream 2 là một bài kiểm tra sức mạnh của chính phủ”.
Đảng Xanh cho rằng, Nord Stream 2 sẽ làm tăng sự phụ thuộc của châu Âu vào năng lượng của Nga. Đảng Dân chủ Tự do chỉ ra tầm quan trọng của dự án đối với nền kinh tế.
Thủ tướng Olaf Scholz đã từ chối công khai các biện pháp trừng phạt chống lại dự án. Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock thuộc Đảng Xanh cho rằng, không thể khởi động Nord Stream 2 trong bối cảnh leo thang xung đột với Ukraina. Bộ trưởng Quốc phòng Christina Lambrecht nhấn mạnh, hai vấn đề này không liên quan với nhau. Nghị sĩ Petr Bystron, thành viên đảng Sự lựa chọn khác cho nước Đức, cho rằng, bà Baerbock nên nỗ lực để giảm leo thang tình hình ở châu Âu và không nên làm hỏng quan hệ với Nga bằng cách đưa ra các cáo buộc chống Maxcơva.
Trong khi đó, quá trình phê duyệt dự án Dòng chảy phương Bắc 2 lại bị đình chỉ.

Xung đột với “Anh Cả”

Vì Nga, Đức có những cuộc cãi vã và gây gổ với một số quốc gia khác. Về mặt hình thức, Berlin ủng hộ Washington, không loại trừ khả năng áp đặt các biện pháp trừng phạt và lo ngại Nga “xâm lược” Ukraina. Nhưng, trong chính sách của Đức có những chi tiết tạo ra sự khác biệt.
Trong khi Mỹ cùng với Anh đang tăng cường hỗ trợ quân sự cho Kiev bằng cách gửi vũ khí và thiết bị, Đức chính thức tuyên bố sẽ không cung cấp bất cứ thứ gì và cấm các nước Baltic chuyển giao hệ thống pháo cho Ukraina.
Berlin phản đối việc loại Matxcơva khỏi SWIFT và yêu cầu Ukraina thực hiện các thỏa thuận Minsk. Ngoài ra, Olaf Scholz không muốn để các thành viên mới sớm gia nhập NATO, dù ông chưa sẵn sàng đưa ra những đảm bảo chính thức.
Về phần mình, các phương tiện truyền thông Mỹ kêu gọi "xóa Berlin khỏi danh sách các đồng minh của Washington". Nhà nghiên cứu hàng đầu của Trung tâm Nghiên cứu Đức thuộc Viện châu Âu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga Alexander Kamkin cho rằng, điều này là không thực tế.

"Mặc dù một số chính trị gia Đức khó chịu vì phải thừa nhận vị thế chư hầu trước Mỹ, và ông Martin Schulz đã từng nói rằng, sẽ rất tốt nếu Mỹ rút hết các vũ khí hạt nhân của họ khỏi lãnh thổ Đức, nhưng Washington không phản ứng với điều này theo bất kỳ cách nào".

Theo ông Kamkin, Đức vẫn phụ thuộc vào chính sách đối ngoại của Mỹ, ủng hộ Washington về mặt chiến lược, nhưng đang cố gắng chiếm lĩnh một số “dư địa” để điều động trong nền kinh tế và chính sách năng lượng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала