Thành phố Mỹ mua quyền tổ chức Thế vận hội: vụ bê bối tham nhũng gây chấn động thế giới

© AFP 2023 / Jacques DemarthonThế vận hội Mùa đông 2002 tại Salt Lake City
Thế vận hội Mùa đông 2002 tại Salt Lake City  - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.01.2022
Đăng ký
Salt Lake City của Mỹ đấu tranh để giành quyền đăng cai Thế vận hội Mùa đông trong một thời gian rất dài - thành phố đã gửi đơn đăng ký đầu tiên không thành công vào năm 1932, tiếp theo là hai lần nữa vào những năm 70. Năm 1995, IOC trao quyền tổ chức Thế vận hội 2002 cho người Mỹ, nhưng cái giá mà các quan chức Salt Lake phải trả là quá cao.
Bị thua trong chiến dịch Thế vận hội 1998 trước Nagano của Nhật Bản, các quan chức Mỹ đổ lỗi cho người Nhật cạnh tranh không lành mạnh, phàn nàn về những món quà đắt tiền mà Ủy ban tổ chức Nagano-98 tặng cho các thành viên IOC. Thế nhưng Salt Lake City không chỉ kêu ca về cách tiếp cận của Nhật Bản, mà còn quyết định cải tiến và áp dụng nó trong cuộc tranh giành tổ chức Thế vận hội tiếp theo.
Thành phố Salt Lake dễ dàng giành chiến thắng trong cuộc bầu chọn đăng cai Thế vận hội 2002 - IOC công bố điều này trong kỳ họp thứ 104 vào năm 1995.

Scandal nổ ra 3 năm sau đó

Cuối năm 1998, cựu phó chủ tịch IOC người Thụy Sĩ Mark Hodler, người từng là chủ tịch ủy ban tài chính và trưởng ban điều phối Thế vận hội 2002, ra tuyên bố cáo buộc một số thành viên IOC nhận hối lộ khi chọn địa điểm tổ chức Thế vận hội.
© AP Photo / Douglas C. PizacÔng Mark Hodler
Ông  Mark Hodler - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.01.2022
Ông Mark Hodler
Tuyên bố của Hodler đã khởi động bốn cuộc điều tra độc lập của IOC, Ủy ban Olympic Quốc gia Hoa Kỳ, ban vận động tranh cử Salt Lake City 2002 và FBI. Họ làm rõ cách mà các đại diện của ban vận động tranh cử Thế vận hội 2002 ảnh hưởng đến các thành viên IOC. Theo dữ liệu không chính thức, các quan chức Salt Lake City đã chi khoảng 1 triệu đô la trong chiến dịch - số tiền này, bằng hình thức này hay hình thức khác, đã thuộc về 24 thành viên IOC và đảm bảo chiến thắng của thành phố Mỹ trong cuộc bỏ phiếu.
Ban vận động cho Salt Lake City đã nghĩ đến mọi chuyện - các quan chức IOC không nhận hối lộ theo cách tầm thường với số tiền vài nghìn hay vài chục nghìn đô la. Người Mỹ đã ảnh hưởng đến các đại diện tổ chức theo một cách khác. Ví dụ, Sergio Santander - đại diện IOC từ Chile nhận được khoản tài trợ 10 000 đô la để vận động tranh cử chức thị trưởng Santiago, và đại diện Phần Lan Pirjo Hegman chuyển đến sống ở Quebec, nơi chồng cô nhận được một công việc trong chính quyền địa phương.
Một số thành viên IOC bị dụ dỗ bằngcơ hội tạo ra tương lai cho con cái của mình. Trong chiến dịch, con gái của Agustin Arrojo (Ecuador) đã nhận được một công việc trong ban tổ chức Salt Lake City. Cô cũng được trả chi phí du học Mỹ. Đại diện Hàn Quốc Hoi Jung Kim đã không thể cưỡng lại khicó con trai cũng xin việc ở thành phố để xin giấy phép cư trú. Các người con của đại diện Libya, Bashir Attarabulsi, và đại diện Swaziland, Sihulumi Sibandze, được trợ cấp để theo học tại trường đại học địa phương, còn Jean-Claude Ganga từ Congo có mẹ vợ chữa trị miễn phíở thành phố Salt Lake.
© AFP 2023 / Timothy A. Clary Phái đoàn Mỹ tham dự lễ khai mạc Thế vận hội Mùa đông 2002 tại Thành phố Salt Lake
Phái đoàn Mỹ tham dự lễ khai mạc Thế vận hội Mùa đông 2002 tại Thành phố Salt Lake - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.01.2022
Phái đoàn Mỹ tham dự lễ khai mạc Thế vận hội Mùa đông 2002 tại Thành phố Salt Lake

Uy tín IOC bị thiệt hại

Vụ bê bối làm dấy lên tin đồn về việc Chủ tịch IOC lúc bấy giờ là Juan Antonio Samaranch sẽ từ chức, nhưng tại một trong những phiên họp của ủy ban, việc ứng cử của ông đã được đa số phiếu ủng hộ. Tuy nhiên, IOC đã bị thiệt hại - do kết quả điều tra, 10 thành viên của ủy ban đã phải rời khỏi vị trí của họ và các biện pháp trừng phạt khác nhau được áp dụng với 10 người khác. Chủ tịch ban vận động tranh cử Salt Lake City Tom Welch và Dave Johnson đã từ chức ở giai đoạn đầu của cuộc điều tra.

"Ban vận động tranh cử có thể hành động không đúng, nhưng điều này đã xảy ra trong quá khứ. Bây giờ IOC bị đánh giá bằng hành động của mình. Và nhiệm vụ của chúng tôi là giải quyết tình huống này", Samaranch cho biết sau cuộc điều tra.

IOC thực sự đã xóa bỏ khả năng hối lộ trắng trợn như vậy đối với các quan chức trong tương lai bằng cách cấm họ đến thăm các thành phố ứng cử viên trong chiến dịch vận động. Lệnh cấm này hiện vẫn còn hiệu lực.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала