“Tôi quá hoảng loạn và sợ hãi”, thực tập sinh người Việt bị đánh đập ở Nhật Bản

© Depositphotos.com / THESHOTS.CObạo hành
bạo hành  - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.01.2022
Đăng ký
Báo chí và dư luận Nhật Bản phẫn nộ về vụ việc một thực tập sinh người Việt Nam bị đồng nghiệp hành hung, ngược đãi, đánh gãy 3 chiếc xương sườn khi làm việc tại một công ty xây dựng ở tỉnh Okayama.
“Tôi quá hoảng loạn và sợ hãi”, nạn nhân người Việt Nam cho biết, anh cắn răng chịu đựng bị đồng nghiệp Nhật Bản hành hung, ngược đãi trong suốt thời gian dài, không dám báo cảnh sát vì sợ trả thù hay bị đuổi việc, trục xuất về Việt Nam.

Nhật Bản điều tra vụ thực tập sinh Việt Nam bị ngược đãi, bạo hành

Ngày 25/1, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh và Lưu trú Nhật Bản (ISAJ), Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) và Tổ chức Đào tạo Thực tập sinh Kỹ thuật (OTIT) đã ra tuyên bố kêu gọi các công ty tiếp nhận thực tập sinh và các tổ chức môi giới giám sát tình trạng bạo hành ở nơi làm việc.
Tuyên bố đáng lưu ý này được đưa ra sau vụ việc một thực tập sinh kỹ thuật người Việt Nam tố cáo bị đồng nghiệp bạo hành trong thời gian làm việc tại công ty xây dựng ở tỉnh Okayama.
Truyền thông Nhật Bản khẳng định Chính phủ Nhật cùng các cơ quan chức năng sẽ chỉ đạo Tổ chức Đào tạo Thực tập sinh Kỹ thuật (OTIT) vào cuộc điều tra vụ việc nghiêm trọng này. Nhiều đơn vị khẳng định có thể sẽ rút giấy phép của tổ chức môi giới lao động này.
Những ngày qua, dư luận Nhật Bản xôn xao về vụ việc một thực tập sinh kỹ thuật quốc tịch Việt Nam lên tiếng tố cáo bị đồng nghiệp ngược đãi, hành hung trong thời gian làm việc tại công ty xây dựng thuộc tỉnh Okayama.
Thực tập sinh người Việt đang nhờ các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, buộc đồng nghiệp có hành vi bạo hành phải xin lỗi và bồi thường.
Văn phòng Liên đoàn Lao động Fukuyama Tanpopo (tỉnh Hiroshima) xác nhận đã báo cáo về vụ bạo hành người lao động Việt Nam trên với Tổ chức Đào tạo Thực tập sinh Kỹ thuật (OTIT) và chờ hướng xử lý.
Đàn ông bị còng tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.12.2021
Nhật Bản bắt nghi phạm người Việt sát hại 4 đồng hương
Theo đó, thực tập sinh người Việt Nam 41 tuổi đến Nhật Bản từ mùa thu năm 2019 và làm việc tại Okayama ở một đơn vị xây dựng. Tuy nhiên, sau khoảng hơn một tháng làm việc, anh bị ba đồng nghiệp người Nhật Bản hành hung, ngược đãi trong thời gian dài. Ở vụ việc gần nhất, nạn nhân người Việt Nam đã bị gãy 3 chiếc xương sườn.
Sự việc thực tập sinh người Việt Nam bị đánh đập được phơi bày khi đoạn clip ghi lại cảnh đồng nghiệp người Nhật đấm liên tiếp và đánh bằng gậy vào người, đùi, đầu, cơ thể nạn nhân lan truyền trên các mạng xã hội chỉ vì “không trả lời tốt bằng tiếng Nhật”.
Cộng đồng mạng và dư luận Nhật Bản đặc biệt phẫn nộ và đặt câu hỏi vì sao một sự việc “vô nhân tính”, nạn nhân bị hành hung rõ ràng như thế lại phải chịu sự im lặng từ suốt thời gian dài, không được ai giúp đỡ.

“Tôi quá hoảng loạn và sợ hãi”

Chủ tịch Liên đoàn Lao động Fukuyama Tanpopo – ông Mitsugu Muto lên tiếng khẳng định, cơ quan chức năng sở tại đã hỗ trợ cho thực tập sinh Việt Nam.
Ông Muto cho biết, công ty xây dựng có trụ sở tại Okayama đã thừa nhận vụ bạo hành và cho biết sẽ xin lỗi nạn nhân.
“Phía công ty xây dựng cũng nhận trách nhiệm và cam kết sẽ bồi thường, xin lỗi nạn nhân”, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Fukuyama Tanpopo thông báo.
Ngoài ra, do thực tập sinh Việt Nam có yêu cầu các đồng nghiệp đã bạo hành anh, cũng như công ty và phía môi giới xin lỗi, bồi thường, nên theo Liên đoàn Lao động Fukuyama Tanpopo, phía môi giới đã nhận trách nhiệm và thừa nhận họ chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp cần thiết để ngăn chặn sự việc, dẫn đến việc nạn nhân người Việt bị hành hạ suốt hơn 2 năm qua bởi chính đồng nghiệp người Nhật Bản.
Do lo sợ bị tước giấy phép nên phía công ty môi giới cũng hứa sẽ đền bù cần thiết cho thực tập sinh Việt Nam.
Sông Dotonbori. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.08.2021
Bắt được nghi phạm sát hại nam thanh niên Việt Nam ở Nhật Bản
Được biết, hiện Tổ chức Đào tạo Thực tập sinh Kỹ thuật đang dàn xếp để thực tập sinh Việt Nam này và các đồng nghiệp chuyển tới công ty khác nhau để tiếp tục làm việc.
Thực tập sinh người Việt Nam cho hay, anh không dám báo cảnh sát vì lo sợ bị trả thù. Anh cắn răng chịu đựng việc bị đồng nghiệp hành hạ đến gãy răng, rách môi, thậm chí là gãy xương sườn.
Nạn nhân người Việt Nam cho hay, anh sợ không thể làm tại công ty xây dựng này nữa và bị trả về Việt Nam, sẽ mất rất nhiều tiền.
“Tôi quá hoảng loạn và sợ hãi nên không biết phải làm gì cả”, thực tập sinh người Việt nói.
Anh cho biết, những vụ tấn công mà bản thân phải chịu đựng là quá tàn nhẫn và hung ác nên không muốn các thực tập sinh người Việt Nam khác cũng phải chịu tình cảnh tương tự.
Tin vui đến với anh khi vụ việc được các cơ quan chức năng Nhật Bản vào cuộc điều tra. Theo lời Chủ tịch Liên đoàn Lao động Fukuyama Tanpopo, khi sự việc được phản ánh, làm rõ, một số công ty Nhật Bản đã ngỏ ý sẵn sàng mời thực tập sinh người Việt về làm việc.

“Vi phạm nhân quyền”

Được biết, vào khoảng tháng 10/2021, thực tập sinh người Việt đã liên lạc với Liên đoàn Lao động Fukuyama Tanpopo xin được bảo vệ.
Theo lời ông Mitsugu Muto, vụ hành hung thực tập sinh người Việt “gây sốc với mức độ chưa từng có ở Nhật và rõ ràng là hành vi bắt nạt”.
Ông Muto cũng đánh giá, nạn nhân người Việt Nam đối mặt tình huống cực đoan, nhưng tình trạng quấy rối, lương thấp và hành hạ tinh thần rất phổ biến đối với các thực tập sinh nước ngoài tại Nhật Bản.
“Chúng tôi tin rằng vấn đề bắt nguồn từ thiếu nhận thức về nhân quyền, đồng thời có cả yếu tố phân biệt chủng tộc ở đây”, ông Mitsugu Muto nhấn mạnh.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.08.2021
Bộ Ngoại giao Việt Nam thông tin thêm về việc nam thanh niên Việt Nam bị sát hại tại Nhật
Chủ tịch Fukuyama Tanpopo cũng lưu ý, nếu các cuộc đàm phán không mang lại giải pháp, Liên đoàn Lao động sẽ xem xét báo cáo vụ việc với cảnh sát và khởi kiện.
Tuy nhiên, phía đơn vị công ty xây dựng cũng như công ty môi giới và tổ chức giám sát liên quan đều từ chối đưa ra phản hồi với lý do các bên “đang đàm phán”, tìm kiếm giải pháp phù hợp nhất.
Theo ước tính, có khoảng trên 350.000 thực tập sinh đang sinh sống ở Nhật Bản theo chương trình được chính phủ tài trợ. Chương trình này hoạt động suốt thời gian dài kể từ 1993.
Mục đích chương trình được công bố là để giúp người lao động từ các nền kinh tế kém phát triển hơn có cơ hội học hỏi kỹ năng trong các ngành như nông nghiệp, xây dựng và chế biến thực phẩm (tức chuyển giao kỹ năng). Tuy nhiên, có nhiều ý kiến chỉ trích cho rằng một số nhà tuyển dụng đã lợi dụng chương trình này như một nguồn cung lao động giá rẻ, khiến các thực tập sinh rơi vào nguy cơ bị bóc lột và lạm dụng, bạo hành.
Ngày 25/1, Bộ trưởng Tư pháp Nhật bản Yoshihisa Furukawa cho biết đã chỉ thị cho cơ quan quản lý vấn đề nhập cư, di trú cần khẩn trương nhanh chóng giải quyết vụ việc của thực tập sinh người Việt.
“Những vụ việc vi phạm nhân quyền xảy ra đối với các thực tập sinh nước ngoài, chẳng hạn như bạo hành, lạm dụng, là hoàn toàn không thể tha thứ”, ông Yoshihisa Furukawa nêu rõ.
Hiện Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, Bộ Ngoại giao Việt Nam và các cơ quan chức năng trong nước vẫn chưa đưa ra bình luận chính thức nào liên quan vụ việc này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала