Trung Quốc gọi kế hoạch chống Nga của Mỹ là điều không tưởng

© Sputnik / Sergey Guneevlô khí đốt tự nhiên hóa lỏng
lô khí đốt tự nhiên hóa lỏng - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.01.2022
Đăng ký
Những kế hoạch chống Nga của Mỹ nhằm làm suy yếu vị thế của Nga trên thị trường năng lượng châu Âu bằng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) là điều không tưởng, nhà nghiên cứu Dong Yifan tại Viện Nghiên cứu Châu Âu, Học viện Quan hệ Quốc tế đương đại Trung Quốc nhận định trong một bài báo đăng trên Thời báo Hoàn Cầu (Huanqiu).
Theo tin tức trên báo chí Mỹ, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang thảo luận với Qatar và các quốc gia Trung Đông khác về việc tăng lượng cung cấp LNG cho châu Âu nhằm "loại bỏ sự phụ thuộc" của châu lục này vào nguồn "nhiên liệu xanh" của Nga, tác giả viết.
Ông Yifan lưu ý rằng đây không phải là lần đầu tiên Hoa Kỳ tiến hành công cuộc "giành đồng minh" bằng cách xúc tiến chia tách năng lượng châu Âu và Nga. Ông nhắc lại rằng trong Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ đã ngăn cản việc hợp tác năng lượng giữa các nước châu Âu và Liên Xô.
“Lần này Hoa Kỳ hy vọng thực hiện các biện pháp quy mô nhỏ để cản trở hợp tác năng lượng EU-Nga thông qua vai trò làm cầu nối giữa các đồng minh của mình”, - Yifan viết.
Ông cho rằng với các điều kiện khách quan của ngành công nghiệp khí đốt thì Washington khó có thể kiểm soát Moskva bằng nguồn LNG.
Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.12.2021
CNN: Hoa Kỳ xem việc áp đặt trừng phạt Nga về năng lượng là biện pháp cực hạn
Yifan lưu ý rằng việc vận chuyển khí đốt cần có cơ sở hạ tầng thích hợp. Ông nhấn mạnh vận tải liên khu vực rất tốn kém và có nhiều khó khăn về mặt kỹ thuật. Theo ông, do vấn đề về chi phí nén khí nên khí tự nhiên hóa lỏng khó có thể đạt được mức giá và phương cách cung cấp như khí chuyển qua đường ống dẫn, do vậy nên nó chỉ có thể đóng vai trò bổ sung.
Chuyên gia nói thêm rằng nhu cầu đang gia tăng ở Đông Á khiến khu vực này trở thành khu vực chủ yếu về tiêu thụ LNG trên toàn cầu, nó cũng bao gồm nhiều khoản "phụ thu châu Á đối với khí tự nhiên" hơn so với người tiêu dùng châu Âu và Mỹ. Ngoài ra, các nước châu Âu đã tăng đáng kể lượng nhập khẩu khí hóa lỏng, nhưng so với khí đốt đường ống của Nga thì việc đó chung quy vẫn không có lãi.
Hạm đội Hải quân Hoa Kỳ hộ tống tàu LNG - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.12.2021
Được biết số lượng tàu chở khí đốt đi về hướng châu Âu gia tăng
Tác giả bài báo nhấn mạnh rằng việc chuyển đổi thị trường LNG Qatar từ châu Á sang châu Âu có nghĩa là các quốc gia châu Âu phải cung cấp cho Qatar những điều khoản có lợi hơn về giá so với khách hàng châu Á. Yifan nói rằng để giành được cơ sở hạ tầng Qatar và sự ổn định của chuỗi cung ứng không chỉ riêng khí đốt, mà những chi phí tương ứng cũng cần được tính vào giá thành cung cấp. Kết quả điều đó sẽ làm suy yếu hơn nữa khả năng cạnh tranh của nó đối với nguồn nhiên liệu thô từ Nga.
“Do vậy nên ý định dùng LNG để làm suy yếu hoặc thậm chí hạ bệ vị thế của Gazprom trên thị trường năng lượng châu Âu, cũng như để đạt được mục tiêu dài hạn là kiềm chế Moskva và cố gắng gây chia rẽ Nga và châu Âu, - không gì khác hơn là một điều không tưởng,”- tác giả nhận định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала