PVN và Quân chủng Hải quân quyết giữ chủ quyền Việt Nam

© TTXVNMỏ Bạch Hổ
Mỏ Bạch Hổ - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.01.2022
Đăng ký
Lực lượng Hải quân và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam – PVN) quyết tâm vừa bảo vệ vững chắc chủ quyền của Việt Nam, vừa thăm dò dầu khí, phát triển kinh tế - xã hội.
PVN cũng vừa bổ nhiệm Trưởng ban Chiến lược. Theo đó, bà Nguyễn Thị Thủy Tiên được làm Trưởng ban.
Theo Chủ tịch PVN Hoàng Quốc Vượng, Ban Chiến lược có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng chiến lược, định hướng, kế hoạch phát triển dài hạn cho tập đoàn trong bối cảnh ngành năng lượng nói chung, Petrovietnam nói riêng phải đối mặt với các thách thức dịch chuyển năng lượng.

PVN bổ nhiệm Trưởng ban Chiến lược

Sáng ngày 27/1, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam - PVN) đã tổ chức Lễ công bố và trao quyết định Trưởng ban Chiến lược Tập đoàn cho bà Nguyễn Thị Thủy Tiên.
Theo thông tin từ PVN, dự sự kiện quan trọng này có ông Hoàng Quốc Vượng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn.
Nhà máy lọc dầu Moskva - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.01.2022
PVN lý giải vì sao nhà máy lọc dầu Nghi Sơn thua lỗ
Ngoài ra, còn có ông Phạm Xuân Cảnh, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Thành viên HĐTV, ông Bùi Minh Tiến, Thành viên HĐTV, ông Nguyễn Văn Mậu, Phó Tổng giám đốc PVN cùng lãnh đạo các Ban Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Tại lễ trao quyết định hôm nay, ông Phan Anh Minh, Trưởng ban Tổ chức và Quản trị nguồn nhân lực của PVN đã công bố quyết định của Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về việc bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Thủy Tiên, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chiến lược Tập đoàn giữ chức Trưởng ban Chiến lược Tập đoàn.
Việc bổ nhiệm bà Thủy Tiên làm Trưởng ban Chiến lược là “có thời hạn” và Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

PVN đối mặt nhiều thách thức

Phát biểu tại sự kiện, thay mặt lãnh đạo Tập đoàn, Chủ tịch HĐTV Hoàng Quốc Vượng đã trao quyết định cho tân Trưởng ban Chiến lược Nguyễn Thị Thủy Tiên.
Chủ tịch Hoàng Quốc Vượng nhấn mạnh Ban Chiến lược có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng chiến lược, định hướng, kế hoạch phát triển dài hạn cho PVN.
Điều này là đặc biệt cần thiết trong bối cảnh ngành năng lượng nói chung, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nói riêng phải đối mặt với các thách thức dịch chuyển năng lượng.
Lãnh đạo PVN mong muốn tân Trưởng ban Nguyễn Thị Thủy Tiên cùng tập thể cán bộ, nhân viên Ban Chiến lược đoàn kết, nỗ lực, phát huy năng lực, kinh nghiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được lãnh đạo Tập đoàn giao.
Phát biểu trên cương vị mới, bà Nguyễn Thị Thủy Tiên cảm ơn sự tin tưởng của lãnh đạo PVN.
Khai thác dầu khí  - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.01.2022
PVN và nỗi lo trữ lượng dầu khí của Việt Nam sụt giảm
Cùng với đó, Tân Trưởng ban Chiến lược xin tiếp thu các ý kiến giao nhiệm vụ của Chủ tịch HĐTV Tập đoàn và cam kết sẽ nỗ lực, đoàn kết, quyết tâm, cùng tập thể Ban Chiến lược hoàn xuất sắc nhiệm vụ lãnh đạo Tập đoàn tin tưởng giao phó.
Như Sputnik thông tin, năm 2021, kết quả kinh doanh của PVN rất khả quan. Sản lượng khai thác dầu hoàn thành kế hoạch cả năm trước 39 ngày và đạt 10,97 triệu tấn, vượt 1,25 triệu tấn (13%) kế hoạch năm. Khai thác dầu ở nước ngoài hoàn thành kế hoạch cả năm trước 28 ngày, với sản lượng cả năm đạt 1,87 triệu tấn, vượt 140.000 tấn so với kế hoạch.
Tổng doanh thu của PVN hoàn thành kế hoạch cả năm trước 2 tháng, đạt 620,2 nghìn tỷ đồng, vượt 26,4% kế hoạch năm, tăng 28% so với năm 2020. Nộp ngân sách Nhà nước toàn Tập đoàn hoàn thành kế hoạch cả năm trước 3 tháng, năm 2021 đạt 112,5 nghìn tỷ đồng, vượt 80% kế hoạch năm, tăng 36% so với năm 2020. Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2021 đạt 45 nghìn tỷ đồng, vượt 2,6 lần kế hoạch năm, tăng 2,2 lần so với năm 2020.
PVN cũng phát hiện 1 mỏ dầu khí mới tại giếng khoan Sói Vàng -1X Lô 16-1/15, đưa 3 mỏ/công trình dầu khí mới vào khai thác. Đó là Mỏ Sư Tử Trắng pha 2A (ngày 14/6/2021), công trình BK-18A (ngày 10/11/2021) và công trình BK-19 (ngày 13/11/2021).
Về công nghiệp Điện, Tổ máy số 1 Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 đã hoàn thành công tác xây dựng, lắp đặt và chạy thử nghiệm thu, chuẩn bị vận hành thương mại. Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 cũng chuyển biến tích cực, sẵn sàng đảm bảo cho các mốc tiến độ đốt dầu lần đầu.
Về khó khăn thách thức năm qua, tập đoàn nhận định, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tác động lên mọi mặt hoạt động kinh doanh sản xuất ngành dầu khí. Thị trường các sản phẩm dầu khí đứt gãy chuỗi cung ứng do tình trạng giãn cách xã hội diện rộng trong thời gian dài tại nhiều địa phương. Đồng thời, PVN tiếp tục phải đối diện với nhiều khó khăn như tình hình Biển Đông tiếp tục diễn biến không thuận lợi tác động đến hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí của tập đoàn.
Nhiều dự án lớn khâu sau, dự án điện tồn tại vướng mắc cơ chế cần phải được cấp thẩm quyền vào cuộc giải quyết, tháo gỡ. Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách phát triển liên quan đến ngành Dầu khí còn chồng chéo, bất cập chưa được sửa đổi, ban hành phù hợp với tình hình mới. Luật Dầu khí (sửa đổi) vẫn đang trong giai đoạn quá trình dự thảo. Đề án tái cấu trúc Tập đoàn chưa được phê duyệt…
Lãnh đạo Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro thực hiện nghi thức đón dòng dầu đầu tiên - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.11.2021
PVN, Vietsovpetro đón dòng dầu đầu tiên từ các giàn BK-18A và BK-19, mỏ Bạch Hổ
Năm 2022 dự báo, PVN sẽ còn phải đối mặt với nhiều thách thức như khủng hoảng năng lượng, biến đổi khí hậu, tăng trưởng kinh tế thế giới tiếp tục không đồng đều và vững chắc. Tuy nhiên, lãnh đạo tập đoàn khẳng định, sẽ tiếp tục thích ứng linh hoạt và kiểm soát an toàn hiệu quả dịch bệnh nhằm đạt được mục tiêu kép là đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động và duy trì sản xuất, hoàn thành kế hoạch đề ra.
PVN sẽ đẩy mạnh tìm kiếm thăm dò để gia tăng sản lượng (đạt từ 10 - 18 triệu tấn); hoàn thành đưa vào vận hành thương mại 2 nhà máy điện lớn là Sông Hậu 1 và Thái Bình 2. Tập đoàn cũng sẽ hướng đến việc giải quyết xong tranh chấp với PM tại dự án LP1 và cá dự án khó khăn khác. Các dự án khác như VNPoly, 3 dự án Ethanol cũng cần có giải pháp xử lý, giải quyết hiệu quả trong năm 2022.
PVN cũng sẽ khởi công các dự án lớn như Nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4, dự án khí Lô B, tập trung nguồn lực, hoàn thành các công đoạn chuẩn bị đầu tư như thu xếp vốn, lựa chọn được tổng thầu để khởi công và hoàn thành dự án đúng tiến độ, tạo năng lực và động lực mới cho sự phát triển của PVN trong giai đoạn tới.
Cùng với đó, PVN cũng đang nỗ lực đàm phán với các bên về biện pháp hỗ trợ nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa đang vướng phải nhiều khó khăn tài chính, phải cắt giảm công suất và đứng trước nguy cơ đóng cửa ngay trong tháng 2/2022 này nếu không được can thiệp kịp thời.

PVN và Hải quân quyết bảo vệ chủ quyền, phát triển kinh tế

Cùng ngày 27/1, tại Hà Nội, Chuẩn đô đốc Hoàng Hồng Hà, Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân đã cùng Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Hải quân tới thăm, chúc Tết lãnh đạo, cán bộ, người lao động Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Ông Nguyễn Hùng Dũng, thành viên HĐTV PVN đã tiếp và làm việc với đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Hải quân.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chuẩn đô đốc Hoàng Hồng Hà đã thông tin tới lãnh đạo PVN về tình hình hoạt động, thực hiện nhiệm vụ năm 2021 của Quân chủng Hải quân.
Ông Hà cho hay, năm 2021, Quân chủng Hải quân đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao như đảm bảo an ninh, an toàn và chủ quyền quốc gia trên biển, xây dựng lực lượng bảo vệ an ninh, an toàn hàng hải; trong phòng, chống Covid-19.
Giàn công nghệ Trung tâm số 2 tại mỏ Bạch Hổ do Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro quản lý
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.10.2021
Samsung, Viettel, PVN hay Vingroup, doanh nghiệp nào làm ăn tốt nhất ở Việt Nam?
“Trong đó, Quân chủng Hải quân cùng các lực lượng khác đã phối hợp với Tập đoàn Dầu khi Việt Nam, tham gia đảm bảo an ninh, an toàn cho các công trình, hoạt động dầu khí trên biển”, Chuẩn đô đốc Hoàng Hồng Hà nhấn mạnh.
Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân bày tỏ, để có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ trong năm 2021, Quân chủng Hải quân đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ thường xuyên, thiết thực của PVN.
Chuẩn Đô đốc Hà nêu rõ, sự hợp tác, gắn bó bền chặt giữa lực lượng Hải quân và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã thực hiện tốt “nhiệm vụ kép” là vừa bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước, vừa làm tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế.
Thay mặt PVN, ông Nguyễn Hùng Dũng đã thông tin tới Chuẩn đô đốc Hoàng Hồng Hà cùng đoàn công tác về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn và các đơn vị thành viên năm 2021.
Nhà máy chế biến khí. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.10.2021
PVN nêu lý do tiêu thụ khí giảm, một số mỏ của Việt Nam có nguy cơ dừng sản xuất
Đại diện ban lãnh đạo PVN cũng cho rằng, để đạt được những thành công trong năm qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên, đặc biệt các đơn vị trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, phối hợp kịp thời, chặt chẽ của Quân chủng Hải quân cùng các lực lượng khác, đảm bảo duy trì ổn định, an toàn, liên tục các công trình dầu khí trên biển của Việt Nam.
Thay mặt lãnh đạo Tập đoàn, tập thể cán bộ, người lao động Dầu khí, Thành viên HĐTV Nguyễn Hùng Dũng gửi lời cảm ơn lãnh đạo Quân chủng Hải quân, các cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm thực hiện nhiệm vụ ngoài biển.
“Các chiến sĩ Hải quân đã và đang là những chỗ dựa vững chắc cho người lao động dầu khí yên tâm thực hiện nhiệm vụ được giao”, ông Hùng nói.
Trong thời gian tới, lãnh đạo PVN cam kết sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp chặt chẽ, thiết thực, hiệu quả với Quân chủng Hải quân trong việc vừa đảm bảo phát triển kinh tế, vừa tham gia bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển của Việt Nam bất chấp tình hình Biển Đông, khu vực và trên thế giới còn nhiều biến động phức tạp.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала