Luận điệu chống Trung Quốc đánh lạc hướng người Mỹ khỏi các vấn đề nội bộ của Hoa Kỳ

© AP Photo / David PhillipCờ của Hoa Kỳ
Cờ của Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.01.2022
Đăng ký
Thị trường chứng khoán Trung Quốc đang giảm điểm trong bối cảnh kỳ vọng về cuộc họp của Fed. Chỉ số CSI300 giảm 0,8%, chỉ số Shanghai Composite giảm 1,1%. Các nhà phân tích kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm chương trình nới lỏng định lượng, và chính sách tiền tệ của Fed sẽ được thắt chặt.
Trong khi các cơ quan quản lý đang cố gắng giải quyết các vấn đề cấp bách trong nước, thì luận điệu chính trị của Nhà Trắng nhằm chuyển hướng sự chú ý của cử tri sang các mối đe dọa tưởng tượng từ bên ngoài.

Mỹ trong "vòng vây" của các mối đe dọa từ bên ngoài

Nếu bạn nhìn vào chương trình nghị sự bị định hình bởi các phương tiện thông tin đại chúng phương Tây, bạn sẽ có cảm giác rằng Mỹ đang ở trong "vòng vây" của các mối đe dọa từ bên ngoài. Lúc thì Hoa Kỳ nói về mối đe dọa quân sự được cho là từ Nga, lúc thì lại nói về mối đe dọa từ Trung Quốc. Về nguyên tắc, Trung Quốc đã trở thành “đối tượng” chú ý chính của giới truyền thông Mỹ trong những năm gần đây. Các phương tiện truyền thông tiếp tục đăng tải báo cáo về các hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc, về mối đe dọa đánh cắp công nghệ tiên tiến của Mỹ, về các vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc, về sự mất cân bằng thương mại, v.v. Những luận điệu chống Trung Quốc bắt đầu vang lên dưới thời Tổng thống Donald Trump, và đang tăng cường dưới thời Biden.
Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã cho biết rằng, mỗi 10 giờ, cơ quan này mở một cuộc điều tra về các hành động của Trung Quốc liên quan đến gián điệp và trộm cắp tài sản trí tuệ, cũng như các mối đe dọa khác đối với an ninh quốc gia của Mỹ.
Tuy nhiên, sau đó, hầu hết các cuộc điểu tra đều đổ bể trước khi đưa ra xét xử, như đã xảy ra với giáo sư Trần Cương thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), người bị cáo buộc che giấu mối quan hệ với Trung Quốc. Đồng thời, chính quyền Mỹ không thực hiện bất kỳ bước thiết thực nào liên quan đến việc Trung Quốc bị cáo buộc không tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1, vốn đã hết hạn. Nói cách khác, trên thực tế Hoa Kỳ không có bằng chứng gì để có thể tố cáo Trung Quốc.
Nhưng, các phương tiện truyền thông vẫn tạo ra một nền tiêu cực, tăng cường tung ra các luận điệu về mối đe dọa từ Trung Quốc. Các chính trị gia Mỹ lặp đi lặp lại những từ tương tự như câu thần chú: thuế quan, không tuân thủ thỏa thuận, mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, gián điệp, hạn chế tự do, chế độ chuyên quyền, trừng phạt. Mục đích chính của họ là để người dân Mỹ luôn cảm thấy rằng họ đang bị đe dọa từ bên ngoài, và các nhà chức trách Mỹ đang nỗ lực hết sức mình để ngăn chặn nguy cơ này.
Ảnh minh họa lời kêu gọi của Joe Biden với Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.01.2022
Liệu Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể thiết lập một cuộc đối thoại mới vào năm 2022?
Tuy nhiên, nếu có ai đó cố gắng thu hút sự chú ý đến các vấn đề cấp bách trong nội bộ nước Mỹ, thì người đó có thể tiếp xúc với sự thô lỗ và bị xúc phạm, hơn nữa, bởi chính tổng thống. Đó là những gì đã xảy ra với nhà báo Peter Doocy của Fox News, người chỉ hỏi Joe Biden rằng liệu lạm phát có phải một trách nhiệm chính trị hay không trong bối cảnh cuộc bầu cử giữa kỳ sắp diễn ra? Sau khi nghe thấy câu hỏi, Tổng thống Biden nói một cách châm biếm: "Đó là một tài sản tuyệt vời, lạm phát nhiều hơn”. Sau đó, ông lắc đầu và gọi phóng viên Peter Doocy là "gã khốn ngu ngốc". Cùng ngày, Tổng thống Biden đã gọi điện cho phóng viên để xin lỗi về câu nói của mình.
Tình huống này cho thấy chủ đề lạm phát nhạy cảm như thế nào đối với các chính trị gia Mỹ. Cuộc bầu cử sắp tới không mang lại điềm báo tốt cho đảng Dân chủ, - chuyên gia Qian Yaxu, nhân viên của Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ thuộc Đại học Giao thông Tây Nam (Trung Quốc), nhận xét:
“Chúng tôi thấy rằng, chính sách mà chính quyền Biden theo đuổi là trái với ý muốn của xã hội, các phòng thương mại, cơ cấu kinh doanh. Những mâu thuẫn này cho thấy rằng, tiềm năng của chính quyền Biden bị hạn chế. Đảng Dân chủ dự kiến ​​sẽ mất quyền kiểm soát Quốc hội vào tháng 11, theo các cuộc thăm dò mới nhất. Và khi đó Biden sẽ phải chịu trách nhiệm về mọi thứ”.

Tài trợ bằng nợ

Khi người ta nói về Mỹ với tư cách là nền kinh tế lớn nhất thế giới, đôi khi họ quên rằng Mỹ tài trợ cho các hoạt động của mình bằng nợ. Năm ngoái, lần đầu tiên nợ công Mỹ lớn hơn cả tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này kể từ năm 1946, tức sau Thế chiến thứ hai. Các chương trình quy mô lớn nhằm kích thích nền kinh tế, trợ giúp người dân và các doanh nghiệp được tài trợ bằng cách phát hành đô la mới. Chỉ riêng trong năm 2020, Hoa Kỳ đã in thêm tiền để tung ra thị trường chiếm một phần tư tổng số đô la lưu hành trên thế giới. Theo các nguyên tắc cơ bản của lý thuyết kinh tế, việc bơm lượng tiền lớn ra thị trường dẫn đến lạm phát tăng mạnh. Trong một thời gian, các nhà chức trách Hoa Kỳ đã cố gắng kiềm chế sự gia tăng giá hàng hóa tiêu dùng, và thị trường chứng khoán đã kìm hãm đà tăng của lạm phát. Chỉ số tổng hợp S&P 500 đã có mức tăng 27% trong một năm.
Nhưng cuối cùng, quá trình lạm phát lan sang thị trường tiêu dùng. Mặc dù thu nhập của các hộ gia đình đã tăng khá nhanh nhờ các biện pháp chưa từng có của chính quyền Hoa Kỳ nhằm giúp người dân vượt qua cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra (hơn 1 nghìn tỷ đô la), nhưng lạm phát là thậm chí còn mạnh hơn. Do đó, so với mức của năm 2020, thu nhập hộ gia đình ở Mỹ đã giảm 1,2%.
Vì sao Trung Quốc từ bỏ năng lượng than đá? - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Chiến tranh thương mại làm trầm trọng thêm khủng hoảng năng lượng ở Trung Quốc
Chính bởi vậy, các nhà chức trách Hoa Kỳ cố gắng chuyển hướng sự chú ý của người dân khỏi vấn đề cấp bách này. Những luận điệu chống Trung Quốc sẽ có ích ở đây. Vì vậy, trong tương lai gần, các chính trị gia Mỹ sẽ cố tình tìm cách thổi phồng mối đe dọa từ Trung Quốc để che đậy những tính toán sai lầm của họ, chuyên gia Qian Yaxu nói.

“Theo tôi, những luận điệu chống Trung Quốc của Biden sẽ còn mạnh mẽ hơn nữa. Nhưng, điều này cho thấy rằng sự nghiệp chính trị của ông sắp kết thúc. Trên thực tế, chính sách bầu cử của Mỹ lâm vào bế tắc. Các cuộc bầu cử giữa kỳ được tổ chức bốn năm một lần. Trong chu kỳ này, các chính trị gia bận tâm đến những tham vọng và lợi ích của chính họ. Họ không nghĩ đến những cải cách dài hạn cần đầu tư quy mô lớn. Ngay cả những biện pháp mà Biden đề xuất đã vấp phải sự phản đối nghiêm trọng của Đảng Cộng hòa. Quyền lực của Biden bị hạn chế nghiêm trọng. Các vấn đề liên quan đến đại dịch cũng chưa được giải quyết - ở đây Mỹ đã đạt được những kết quả rất ít ỏi.

Do đó, tất cả những gì Biden có thể làm là đẩy mạnh các luận điệu chống Trung Quốc để thu được một số tác động nhanh chóng, ngắn hạn dưới dạng tăng một chút mức độ nổi tiếng của ông ta. Trong mọi trường hợp, con bài Trung Quốc vẫn là một con bài mặc cả, và mọi người có thể thấy thái độ cứng rắn của Biden với Trung Quốc, thái độ này phù hợp với kỳ vọng của họ. Nhưng điều này không giúp giải quyết những vấn đề cơ bản, hơn nữa, nó sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng tại Hoa Kỳ”, - chuyên gia Qian Yaxu nói với Sputnik.

Vấn đề là ở chỗ: Washington càng khai thác chủ đề về mối đe dọa từ Trung Quốc lâu hơn, thì sự khác biệt giữa luận điệu và thực tế sẽ càng dễ nhận thấy. Thuế quan đối với các sản phẩm của Trung Quốc vẫn chưa được bãi bỏ, điều đó chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề lạm phát. Hoa Kỳ không thể từ chối nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc, bởi vì có tới 50% hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc là hàng hóa trung gian, sau đó được sử dụng bởi các nhà sản xuất Mỹ. Và với sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu do đại dịch, nhu cầu vể hàng hóa Trung Quốc đã tăng lên. Số liệu thống kê cho thấy rõ điều này. Năm 2017, ngay trước cuộc chiến thương mại, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc là 375 tỷ USD. Vào năm 2021, con số này lên đến 396,5 tỷ USD.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала