Campuchia thành đối thủ đáng gờm của Việt Nam khi bán nông sản sang Trung Quốc

© REUTERS / KhamNông dân trên ruộng lúa, Việt Nam
Nông dân trên ruộng lúa, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.01.2022
Đăng ký
Campuchia đang muốn đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trực tiếp sang Trung Quốc bởi đây là “miếng bánh béo bở” với thị trường trên 1,4 tỷ dân. Việt Nam chắc chắn sẽ có thêm đối thủ cạnh tranh và cần nhiều biện pháp thúc đẩy bán nông sản sang Trung Quốc bền vững, hiệu quả hơn.
Trong một diễn biến khác, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) vừa lên tiếng cảnh báo việc xuất khẩu tiêu qua Trung Quốc gặp khó vì chính sách Zero COVID-19 của chính quyền Bắc Kinh.

Campuchia đẩy mạnh bán nông sản sang Trung Quốc

Đầu tháng 1/2022, Bộ Thương mại Trung Quốc ra thông báo cho biết nước này và Campuchia đang đẩy mạnh thực hiện Thỏa thuận thương mại tự do (FTA) song phương có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.
Thỏa thuận này cho phép 90% hàng hóa xuất khẩu giữa hai nước được hưởng mức thuế suất 0%.
Theo đại diện Phòng Thương mại Campuchia, điều này sẽ giúp Campuchia thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản sang Trung Quốc.
Các sản phẩm chủ yếu mà Campuchia đang xuất khẩu sang Trung Quốc bao gồm gạo, sắn, xoài tươi, trong khi nhập khẩu chính là các nguyên liệu thô cho ngành may mặc, vật liệu xây dựng và ôtô, xe máy.
Hiện Trung Quốc đang là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Campuchia với 309.709 tấn, chiếm 50,19% tổng khối lượng gạo xuất khẩu của Campuchia. EU đứng thứ hai với 155.773 tấn (chiếm 25,24%).
Cửa khẩu quốc tế Kim Thành - Lào Cai vắng lặng do phía Trung Quốc tạm dừng hoạt động xuất nhập khẩu - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.01.2022
Thấy rõ sự phụ thuộc của Việt Nam trong quan hệ thương mại với Trung Quốc

Thị trường Trung Quốc là “miếng bánh béo bở”

Sau 3 năm đàm phán, Campuchia đã xuất khẩu những quả xoài tươi đầu tiên sang Trung Quốc vào 7/5/2021.
37 công ty có trang trại trồng cây xoài và 5 công ty có nhà máy xử lý đóng gói quả xoài tươi đạt điều kiện đã được Tổng cục Hải quan Trung Quốc chấp nhận cho xuất khẩu trực tiếp vào Trung Quốc.
Đặc biệt, xoài là loại trái cây thứ hai của Campuchia, sau quả chuối, được trực tiếp xuất khẩu sang Trung Quốc.
© Depositphotos.com / isampuntarat@gmail.comSầu riêng trên băng chuyền trái cây
Sầu riêng trên băng chuyền trái cây - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.01.2022
Sầu riêng trên băng chuyền trái cây
Ông Veng Sakhon - Bộ trưởng Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Campuchia cho biết, công suất của 05 nhà máy trên cho phép xuất khẩu sang Trung Quốc mỗi năm 100.000 tấn xoài.
Ngoài ra, Campuchia còn là nước cung cấp nhiều xoài chế biến sang Trung Quốc, chủ yếu là xoài keo. Giống xoài keo này được trồng phổ biến tại Campuchia, có giá thành rẻ hơn xoài cát.
Tờ Khmer Times cho biết, các công ty Trung Quốc đang tăng cường các khoản đầu tư vào Campuchia. Hai nước đang đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp.
Quan chức hai nước cũng đã triển khai các cuộc đàm phán về yêu cầu và thủ tục với sản phẩm cá da trơn Campuchia.
Quang cảnh thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.01.2022
Phép lạ kinh tế Việt Nam là một tấm gương cho các nước khác
Hiệp hội Nuôi trồng Thủy sản Campuchia cho biết người nông dân được khuyến khích tăng cường kỹ thuật nuôi cá tiêu chuẩn nhằm phục vụ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Hiệp hội kêu gọi người nông dân chú ý kỹ thuật nuôi cá, vệ sinh kiểm dịch thực vật và tiêu chuẩn chất lượng.
Cá da trơn Campuchia hiện đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn và chất lượng, đủ cho nhu cầu từ phía Trung Quốc.
Ngoài ra, hai nước sẽ ưu tiên đàm phán về xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc, bao gồm thanh long, nhãn và dừa, phần lớn theo đường chính ngạch.
Hồi tháng 5/2020, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Campuchia đã khởi động dự án trồng 1 triệu cây thanh long nhằm phục vụ xuất khẩu.
Nước này cũng dự định thành lập một nhà máy chế biến để xuất khẩu sang Trung Quốc và Việt Nam.
Bộ trưởng Veng Sakhon tuyên bố sẽ đón đầu nhiều cơ hội xuất khẩu nông sản ra quốc tế, nhất là sang Trung Quốc. Theo ông, các sản phẩm nông nghiệp của Campuchia đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, an toàn và đủ sức cạnh tranh ở thị trường nước ngoài.
Trước những động thái của Campuchia nhằm đưa nông sản sang Trung Quốc, nhiều loại trái cây của Việt Nam như thanh long, xoài, chuối sẽ đối mặt với sức ép cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại từ Campuchia.
Nhiều xe container chở thanh long chờ thông quan ngày 12/1 - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.01.2022
Việt Nam cần giảm sự phụ thuộc vào hình thức xuất khẩu tiểu ngạch

Tiêu Việt Nam gặp khó vì chính sách 'Zero COVID' của Trung Quốc

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết, lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong năm 2021 chỉ đạt 38.259 tấn, giảm 31,7% so với năm 2020, thấp nhất 4 năm gần đây.
Trong 15 ngày đầu tháng 1 năm 2022, lượng xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc cũng chỉ đạt 289 tấn, con số không mấy khả quan.
VPA nhận định, chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc đã ảnh hưởng lớn đến thị trường hồ tiêu Việt Nam trong bối cảnh 90% lượng hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch.
Tiêu thụ hồ tiêu cũng giảm xuống do sự ứ đọng hàng hóa tại cửa khẩu, cũng như do các biện pháp siết chặt giao thương thị trường nội địa để phòng dịch của Trung Quốc.
Hiện phần đông các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc qua các tuyến biên giới đất liền ở các tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Quảng Ninh và Lạng Sơn.
Điểm thông quan lớn nhất là cửa khẩu Chi Ma – Lạng Sơn, chiếm 60% sản lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam sang nước bạn.
Tuy nhiên, tương tự rau quả và thủy sản, lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đã giảm mạnh sau đợt bùng phát dịch lần thứ 4.
Việc Trung Quốc liên tục đóng, mở biên giới, cửa khẩu và siết chặt các biện pháp kiểm dịch đã khiến cho nông sản Việt Nam, trong đó có hồ tiêu, gặp nhiều khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường này.
Như Sputnik đã thông tin, ngoài chính sách Zero COVID-19, từ ngày 1/1/2022, Trung Quốc còn áp dụng hàng loạt chính sách mới khắt khe với nhiều quy định mới về các mặt hàng nông sản nhập khẩu từ các nước, trong đó chủ yếu là từ Việt Nam.
Các nhà làm chính sách Việt Nam đã lưu ý, những thay đổi này có thể sẽ gây ra nhiều khó khăn cho xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang Trung Quốc trong thời gian tới.
Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo rằng, năm 2022, ngành hồ tiêu Việt Nam vẫn được hưởng lợi về giá do nguồn cung hạn chế.
Tuy nhiên, thời điểm đầu năm, ngành hồ tiêu Việt Nam đối mặt với khó khăn do phía Trung Quốc tạm dừng hoạt động thông quan. Tuy vậy, khi mở cửa trở lại, phía Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tăng mạnh nhập khẩu để bù đắp cho thời gian bị gián đoạn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết hai năm Việt Nam đảm nhiệm cương vị Uỷ viên không thường trực HĐBA Liên hợp quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.01.2022
“Các nước nể Việt Nam hơn”
Bên cạnh đó, theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, ngoài việc gặp khó khăn trong thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhu cầu nhập khẩu hồ tiêu của Trung Quốc trong năm qua cũng không cao như năm trước.
Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc cho thấy, nhập khẩu hồ tiêu của của nước này trong năm 2021 giảm mạnh 38,2% so với năm 2020, chỉ đạt 13.639 tấn.
Trong đó, các thị trường cung cấp hồ tiêu chính cho Trung Quốc là Indonesia 7.072 tấn, Việt Nam 4.467 tấn, Brazil 683 tấn, Malaysia 765 tấn.
Tuy nhiên, lượng hồ tiêu mà Trung Quốc đã nhập khẩu từ các thị trường trên đã giảm mạnh từ 37 – 47% so với năm 2020.
Số liệu mà Hải quan Trung Quốc công bố thấp hơn đáng kể so với số liệu mà Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam thống kê bởi phần lớn hồ tiêu Việt Nam xuất sang Trung Quốc bằng đường biên mậu, nên thường không được ngành Hải Quan báo cáo, theo dõi. Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đang kêu gọi xuất khẩu nông sản, trong đó có hồ tiêu qua Trung Quốc cần thực hiện bằng chính ngạch thay vì tiểu ngạch để tránh lặp lại rủi ro ùn ứ kinh hoàng như trong thời gian qua.
Quy trình sản xuất rất nghiêm ngặt từ khâu nhập nguyên liệu cho đến chế biến thanh long tại Công ty - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.01.2022
“Việt Nam ‘thầu’ phần lớn nông sản Campuchia” không phải chỉ là nói đùa
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала