“Ván cờ mới” ở châu Âu đang tiếp diễn

© Sputnik / Maria DevakhinaTháp Spasskaya của Điện Kremlin Moscow.
Tháp Spasskaya của Điện Kremlin Moscow. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.01.2022
Đăng ký
Nga chắc chắn sẽ vẫn giữ nguyên lập trường 8 điểm của mình, tạo lòng tin với các nước lớn trong EU.
45 ngày sau khi Nga đưa văn bản những yêu cầu về an ninh ở châu Âu của mình, hôm 26/1 Mỹ đã có văn bản trả lời thông qua nhà ngoại giao John Sullivan, đại sứ Mỹ tại Moskva. Mặc dù Mỹ yêu cầu Nga không công khai văn bản này, nhưng phía Mỹ, không rõ vô tình hay cố ý, đã để “rò rỉ” một số thông tin trong bản “phản đề nghị” của mình về việc sẽ không nhượng bộ đối với Nga. Tiếp theo đó là việc người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố rằng mặc dù văn bản trả lời của Mỹ đã được trình lên tổng thống Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Nga còn đang xem xét nhưng chính truyền thông phương Tây đã tiết lộ các chi tiết trong các văn bản phản hồi cho Nga.
Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron hôm 28/1, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng trong văn bản trả lời của Hoa Kỳ và NATO về các đề xuất của Moskva về đảm bảo an ninh không tính đến những lo ngại cơ bản của Nga. Đó là về việc dừng mở rộng Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO), từ bỏ việc triển khai các hệ thống tấn công gần biên giới của Nga và trở lại tiềm năng quân sự và cơ sở hạ tầng của NATO ở châu Âu về vị trí của năm 1997, khi Founding Act của Nga-NATO được ký kết.
Tổng thống Nga Putin nói chuyện điện thoại - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.12.2021
Điện Elysee kể về cuộc điện đàm giữa hai Tổng thống Putin và Macron

Vì sao Mỹ yêu cầu không đăng câu trả lời của phía Mỹ cho Nga?

Theo nhìn nhận chung của một số chuyên gia quan hệ quốc tế Sputnik đã phỏng vấn, những gì đã từng diễn ra trong “ván cờ mới” ở Châu Âu đang lặp lại gần giống những gì đã diễn ra tại Hội nghị Paris về Việt Nam trong suốt 5 năm (1968-1973). Sau khi “bộ tứ Normandy” tái khởi động lại “Công thức Minsk 2.0”, Mỹ không còn cửa can thiệp và quan hệ Nga - Ukraina, đồng thời cũng chỉ có thể gián tiếp nói chuyện với Nga về vấn đề Ukraina mà thôi. Vì vậy, Mỹ đưa ra chiêu bài vừa đàm phán công khai đa phương, vừa đàm phán bí mật song phương với Nga.
Tuy nhiên, vấn đề quan hệ Nga – Mỹ căng thẳng tới mức “xuống đáy” thì vẫn còn đó. Với tư cách là chủ soái của NATO, Mỹ tính toán rằng, họ có thể chia tách các vấn đề thành “hai gói”. Trong đó, gói quan trọng nhất là quan hệ Mỹ - Nga. Sau đó mới đến gói quan hệ NATO – Nga cũng như quan hệ EU – Nga và cuối cùng mới là vấn đề Ukraina.
“Cuộc “đàm phán chỉ để tiếp tục đàm phán” hồi giữa tháng Một giữa các bên xung quanh các vấn đề quân sự - chính trị ở Châu Âu đã chuyển sang một trạng thái mới và trở thành cuộc tranh chấp giữa các “đề nghị” và các “phản đề nghị”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Hồng Long nói với Sputnik.
Chuyên gia Hồng Long cũng cho đưa ra nhận định, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc cho rằng, bằng cách tạo ra một cuộc “đi đêm” với Nga, họ có thể tránh bị các mối quan hệ với các đồng minh NATO, với Ukraina chi phối. Nó khiến cho các cuộc đàm phán vốn đang lâm vào “ngõ cụt” lại càng bế tắc hơn do phải giải quyết nhiều vấn đề chung nhưng không giống nhau. Đồng thời, nếu đàm phán song phương Mỹ - Nga thất bại, Mỹ có thể lật lọng và đổ lỗi cho phía Nga.
Moskva thì thừa biết thủ đoạn này của Washington nên, trong khi vẫn giữ mối liên hệ mong manh với đối thủ, Nga vẫn có quyền đưa ra những đánh giá của riêng mình. Sở dĩ Nga làm như vậy vì mục đích của Nga là phải giải quyết vấn đề theo công thức “cả gói” chứ không thể chia tách theo cách của Mỹ mà Nga cho rằng Mỹ sẽ “cài cắm” các điều khoản bất lợi cho Nga ở nhiều vấn đề có tính chiến lược cũng như chiến thuật nhằm “câu giờ”.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.01.2022
Ông Lavrov: Các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với LB Nga sẽ tương đương với việc cắt đứt quan hệ

Ngoại trưởng Sergey Lavrov nói câu trả lời của Mỹ mang đậm chất địa vị đặc biệt của Liên minh Bắc Đại Tây Dương

Ngày 18/12/2021, phía Nga đã gửi cho phía Mỹ và NATO hai bản đề nghị gồm 8 điểm mấu chốt về các vấn đề an ninh châu Âu. Như Sputnik đã đề cập ở trên, đề nghị cơ bản là dừng mở rộng NATO về phía Đông (trong đó có việc không kết nạp Ukraina và Gruzia vào NATO), không triển khai các hệ thống tấn công gần biên giới của Nga.
Ngoại trưởng Nga Sergeiy Lavrov cho biết hôm 28/1, trong trả lời của mình về đảm bảo an ninh, Mỹ đã không tuyên bố từ bỏ việc NATO mở rộng sang phía Đông.

"Không có phản ứng tích cực nào về vấn đề chính trong tài liệu này. Vấn đề chính là lập trường rõ ràng của chúng tôi về việc không thể chấp nhận việc NATO mở rộng thêm về phía Đông và triển khai các vũ khí tấn công có thể đe dọa lãnh thổ Liên bang Nga", - Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói.

© Ảnh : Dịch vụ báo chí của Bộ Ngoại giao Nga / Chuyển đến kho ảnhNgoại trưởng Nga Sergei Lavrov
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov  - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.01.2022
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov
Ngoại trưởng Sergey Lavrov đánh giá câu trả lời của Mỹ “gần như là một kiểu mẫu về sự lịch sự trong ngoại giao, câu trả lời rất mang tính ý thức hệ, nó mang đậm chất địa vị đặc biệt của Liên minh Bắc Đại Tây Dương, mang hơi thở của một sứ mệnh đặc biệt, đến nỗi ông hơi xấu hổ cho những người viết ra những văn bản đó”.
Về câu trả lời của NATO, chuyên gia Hồng Long cho rằng, NATO do Mỹ cầm đầu nên các nước Châu Âu trong NATO không có cách nào khác là phải “ăn theo Mỹ, nói theo Mỹ, làm theo Mỹ”. Trong “cuộc cờ” với Nga, nếu thắng thế thì Mỹ sẽ là bên hưởng lợi nhiều nhất; nhưng nếu thất bại thì mọi trách nhiệm sẽ trút lên đầu người dân các nước Châu Âu. Kinh nghiệm lịch sử của hai cuộc chiến tranh thế giới và chiến tranh lạnh trong thế kỷ XX đã cho thấy rõ điều đó.
Vì vậy, ở mặt bên ngoài của Châu Âu thì khối NATO tỏ vẻ cứng rắn nhưng bên trong Châu Âu, các quyết sách EU và các định chế khác như EC, OSCE mới là điều quyết định. Chính giới các quốc gia Tây Âu cho rằng các nước Đông Âu đang là gánh nặng đối với họ. Và nếu xảy ra chiến tranh nóng thì “nhà họ cháy trước” chứ không thể là Mỹ. Hơn nữa, phía Nga đã cảnh báo về một cuộc “Khủng hoảng tên lửa” mới đang sắp sửa diễn ra nếu các nước EU, đứng đầu là Đức và Pháp không cân nhắc đầy đủ đén các đề xuất 8 điểm của Nga.
Quân đội Ukrainа - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.01.2022
Nga với chiến thuật “lạt mềm buộc chặt”

Nga không muốn chiến tranh, nhưng cũng sẽ không cho phép lợi ích của mình bị tấn công một cách thô bạo

Hôm thứ Sáu 28/1, trả lời câu hỏi của đại diện RT, sẽ có chiến tranh hay không, Ngoại trưởng Nga trả lời: “Nếu điều đó phụ thuộc vào Nga, sẽ không có chiến tranh. Chúng tôi không muốn chiến tranh. Nhưng chúng tôi sẽ không cho phép lợi ích của chúng tôi bị tấn công một cách thô bạo, không cho phép xem thường lợi ích của chúng tôi”.

Câu trả lời của phía Nga chắc chắn sẽ là vẫn giữ nguyên lập trường 8 điểm của mình và yêu cầu phía Mỹ phải xem xét nghiêm túc các đề nghị đó nếu Mỹ muốn tiếp tục đàm phán. Hơn nữa, quân đội Nga vẫn tiếp tục các cuộc tập trận quy mô lớn cùng với quân đội Belarus trên lãnh thổ Belarus. Để đối phó lại với thái độ bất hợp tác của Mỹ và NATO, Nga vẫn còn “quân bài khí đốt” để “nói chuyện” với các thành viên NATO ở Châu Âu trong khi Mỹ vẫn chưa thể có kế hoạch “cứu đói năng lượng” cho Châu Âu vì còn đang bận giải quyết thâm hụt thương mại lớn chưa từng có lên tới hơn 100 tỷ USD.
“Nga cũng biết rõ rằng không ít phe phái ở các nước Liên minh Châu Âu rất muốn đàm phán với Nga về vấn đề an ninh của Châu Âu mà không có Mỹ. Việc hôm 28/1 ngoại trưởng Nga đã có cuộc điện đàm với ngoại trưởng Đức, Tổng thống Nga Vladimir Putin thì có cuộc điện đàm với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron, rồi việc cơ chế “Normandy” phục hồi, tất cả những động thái này đã chứng minh cho điều đó”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang bình luận với Sputnik.
© AFP 2023 / Stephane De Sakutin Tổng thống Putin hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
 Tổng thống Putin hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.01.2022
Tổng thống Putin hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
Tuy nhiên, EU chưa thể tự mình vượt qua được rào cản do Mỹ dựng lên trong quan hệ EU – Nga do khối NATO vẫn còn đó và vẫn đang tiếp tục tạo ảnh hưởng đến tính tự chủ của các quốc gia Châu Âu.
Trong hoàn cảnh đó, Nga cần kiên trì lập trường của mình. Một mặt, không lùi bước trước sức ép của Mỹ, mặt khác, tạo lòng tin với các nước lớn trong EU. Định hướng này là có cơ sở bởi Đức, quốc gia đầu tàu của EU hiện nay đã tỏ ra dè dặt trước những sự thúc ép của Mỹ. Điều này dễ hiểu vì Đức vẫn muốn bảo vệ thành quả hợp tác của họ với Nga thông quan dự án đường ống “Dòng chảy phương Bắc -2”. Người Đức thừa biết rằng việc sử dụng đường ống này bị chậm là do chiêu bài của Mỹ muốn giữ vị thế cho Ukraina chứ không hề vì lợi ích của Đức nói riêng và Châu Âu nói chung.
Như Sputnik đã đề cập ở trên, vào hôm thứ Sáu 28/1, ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Đức Annalena Burbocktheo sáng kiến của phía Đức. Trước đó, Burbock đã có chuyến thăm Moskva vào ngày 18/1 và đã hội đàm với ngoại trưởng Lavrov.
“Hai bên đã bày tỏ sự cùng ủng hộ đối với hoạt động theo “định dạng Normandy” nhằm thúc đẩy việc thực hiện đầy đủ các thỏa thuận Minsk về giải quyết cuộc khủng hoảng ở miền đông Ukraina. Điều này là thực sự quan trọng, đặc biệt trong tình hình căng thẳng hiện nay”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang nếu đánh giá của mình với Sputnik.
Tại cuộc điện đàm, ông Sergey Lavrov một lần nữa thu hút sự chú ý của phía Đức đến các sáng kiến của Nga về đảm bảo an ninh ở châu Âu và chia sẻ phản ứng đầu tiên đối với các trả lời bằng văn bản của Mỹ và NATO đã nhận được. Một lần nữa, phía Nga nhấn mạnh tính ưu tiên của vấn đề không mở rộng Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) về phía Đông và không triển khai vũ khí tấn công đe dọa Nga.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.01.2022
Tổng thư ký NATO: Nga "sẽ phải trả giá đắt" trong trường hợp leo thang ở Ukraina

Dự đoán về diễn biến tiếp theo

Cuộc đấu trí sẽ còn kéo dài! Tình hình trước mắt chắc chắn sẽ là sự giằng co bởi tất cả các hai bên đều cố gắng tránh một cuộc chiến, cho dù là cuộc chiến cục bộ với vũ khí thông thường. Bởi nếu xung đột quân sự lại nổ ra ở Châu Âu thì chỉ có Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc được hưởng lợi. Còn người Châu Âu thì vốn đã từng bị hai cuộc chiến tranh tổng lực tàn phá sẽ không thể chấp nhận một cuộc chiến mới mà lần này, sẽ có sức tàn phá không thể tưởng tượng nổi diễn ra trên lãnh thổ của mình.

Do đó, rất dễ hiểu rằng sự im lặng của Vladimir Putin đang làm cả thế giới “nín thở” chờ đợi là do ông vận dụng kinh nghiệm của Đại nguyên soái Mikhail Kutuzov. “Trong cuộc Chiến tranh vệ quốc năm 1812, rất nhiều tướng lĩnh nóng ruột muốn mở các cuộc tấn công lớn vào quân đội xâm lược của Napoléon Bonaparte như Mikhail Kutuzov đều không phê duyệt. Ông từng nói: “Kiên tâm và thời gian là hai chiến binh tin cậy của ta”. Và bây giờ, có lẽ Tổng thống Nga cũng đang làm như vậy trong cuộc “thi gan” có một không hai này. Còn Mỹ cũng như phương Tây đừng trông mong Vladimir Putin sẽ “chớp mắt” trước như Nikita Khrushov đã mắc sai lầm năm 1962”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Hồng Long bình luận với Sputnik.

“Ván cờ mới” ở châu Âu đang tiếp diễn. Chúng ta hãy chờ đợi. Hồi sau sẽ rõ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала