‘Chúa sơn lâm’ - Linh vật hộ mệnh của người Việt Nam

© Ảnh : Albina LegostaevaHình ảnh con hổ
Hình ảnh con hổ - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.02.2022
Đăng ký
Năm Nhâm Dần đã đến, và hình ảnh của loài thú dữ với vẻ đẹp dũng mãnh ở khắp mọi nơi quanh ta. Con hổ đã đi vào đời sống người Việt một cách vững chắc, trở thành một trong những nhân vật chủ chốt trong thần thoại, nghệ thuật, văn học và văn học dân gian.

Con người và hổ

Ngày xửa ngày xưa, trong các khu rừng rậm Đông Nam Á, Nam Á và Đông Á, có rất nhiều đại diện xinh đẹp con vật thuộc họ mèo. Nhiều dân tộc sinh sống trên những vùng đất này tôn kính và sùng bái con thú hùng dũng này. Trong rừng có rất nhiều thức ăn cho hổ, và chúng không cần phải đi ra ngoài để săn người hoặc gia súc. Đức tin của người dân địa phương không cho phép họ giết hại loài hổ, vì người ta tin rằng linh hồn con hổ bị giết có thể quay trở lại và trả thù. Người Việt đặt cho loài hổ nhiều biệt danh tôn nghiêm để tránh dùng tên thật của con vật đáng gờm: Sơn quân chi thần, Sơn quân chúa xứ, Sơn lâm đại tướng quân, Ông, Thầy, Ông Cả, Ông Ba Mươi, Hương quản.
Nhưng mọi thứ đã thay đổi với sự xuất hiện của những người châu Âu, họ bắt đầu săn bắt hổ, muốn có được một món đồ trang trí kỳ lạ cho ngôi nhà của mình hoặc bổ sung bộ sưu tập động vật tư nhân. Rừng bị chặt phá hàng loạt, thay đổi điều kiện môi trường sống của hổ, và để tìm kiếm thức ăn, những con mèo lớn bắt đầu tấn công gia súc và con người. Những hành động như vậy đã kích động việc tiêu diệt hổ thậm chí với mức độ lớn hơn: chính quyền thuộc địa đặt ra giải thưởng cho mỗi con hổ bị giết, dẫn đến sự tuyệt chủng gần như hoàn toàn của loài động vật này trong tự nhiên. Ngày nay, những con hổ còn sống trong rừng bị những kẻ săn trộm đe dọa , cũng như nhu cầu về các loại thuốc được cho là thần dược làm từ các bộ phận của loài động vật này. Kết quả thật đáng buồn: theo số liệu từ Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới, trong năm 2016, còn không quá 5 cá thể hổ sống trong các khu rừng Việt Nam, mặc dù trước đó 5 năm con số này là 30. Chúng ta không dám nghĩ đến việc chẳng bao lâu nữa hổ chỉ có thể sống sót trong các vườn thú, rạp xiếc, trong các bức tranh và tác phẩm điêu khắc.
Thắp nến tại ngôi đền trong lễ đón Tết Nguyên đán ở Indonesia - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.02.2022
Multimedia
Tết Nguyên đán: Năm Nhâm Dần đã đến

Con hổ trong văn hóa Việt Nam

“Con hổ chiếm một vị trí lớn trong tín ngưỡng các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam”, nhà nghiên cứu nghệ thuật, Trưởng Phòng Triển lãm và tác phẩm trưng bày thường xuyên của Bảo tàng phương Đông học quốc gia Albina Legostaeva nói. - Hổ là vật tổ của một số thị tộc, là thần núi bảo trợ , và là vị thần chiến tranh. Trong lĩnh vực ma thuật, hổ là đối thủ nguy hiểm của quỷ dữ đe dọa người sống và người chết, một phần trong tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu. Nó là một trong 8 con vật linh thiêng (bát vật) gồm: long (rồng), lân, quy (rùa), phượng (chim) ,ngư (cá chép), bức (con dơi), hạc, hổ.Trong dân gian, thần thoại và các câu chuyện Phật giáo, có những tích chuyện về hổ biến thành người …. ».

Hình tượng con hổ treo trên bàn thờ, đình chùa, nội thất nhà ở hoặc dán trên cửa ra vào để chống tà ma. Toàn bộ diện mạo con thú, uy nghiêm, đầy sức mạnh, địa vị của nó được nhấn mạnh bằng chữ tượng hình "vương" - "quan", được hình thành từ các nếp gấp trên trán. Theo truyền thống, gần bức tượng là thanh bảo kiếm hoặc tấm khiên hình tượng cho sức mạnh. Tượng hổ canh giữ nhiều đền thờ, trên nhiều đình chùa ta thấy các bức phù điêu miêu tả hổ, thường được ghép với rồng là hiện thân của sự kết hợp hai nguyên lý: Âm (rồng) và Dương (hổ), Trời và Đất. Hổ cùng với rồng bảo vệ Bồ tát Quán Thế Âm , một trong những vị Phật được những người theo tín ngưỡng Phật giáo yêu quý nhất.
© Ảnh : Albina LegostaevaHổ và rồng cạnh đền Ngọc Sơn, hồ Hoàn Kiếm
Hổ và rồng cạnh đền Ngọc Sơn, hồ Hoàn Kiếm - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.02.2022
Hổ và rồng cạnh đền Ngọc Sơn, hồ Hoàn Kiếm

“Đối với một số vị thần trong Phật giáo và Đạo giáo, con hổ phục vụ như một vật cưỡi. Người "cưỡi" hổ nổi tiếng nhất trong tranh dân gian là Chánh Nhất Huyền Đàn Nguyên soái , một trong những vị thần hộ mệnh được người Việt tôn kính. Người ta tin ông sở hữu tất cả bí mật của tự nhiên và có khả năng bay lên không trung. Ông đã tham gia một số lượng lớn các trận chiến, luôn có lợi thế và là người chiến thắng ”,- Albina Legostaeva nói.

© Ảnh : Albina LegostaevaThần tài Huyền Đan đang cưỡi hổ
Thần tài Huyền Đan đang cưỡi hổ - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.02.2022
Thần tài Huyền Đan đang cưỡi hổ
Hổ có vai trò quan trọng trong tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu. Thánh Mẫu ngự trị trong 3 hoặc 4 cung: bầu trời, rừng, nước, đất, có cung điện riêng và hổ làm tướng. Trong ngách dưới bàn thờ Thánh Mẫu, có Hạ Bàn - bàn thờ hổ dưới dạng hang lớn, có điêu khắc hình hổ, phía trước thắp nhang và đặt lễ vật gồm các món: cau, trầu, nước tinh khiết và thịt sống. Hình ảnh hổ được treo trên tường như một sự bảo vệ bổ sung khỏi những linh hồn xấu. Trong thời kỳ hoàng kim của tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu, các linh hồn hổ cũng có những phương tiện riêng, thay mặt Chúa Hổ báo tin về những rắc rối có thể xảy ra trong tương lai, cảnh báo về bệnh tật, trộm cắp, v.v., có thể phân phát thuốc đặc trị, được thỉnh cầu để bảo vệ, nhà phê bình nghệ thuật tiếp tục.
© Ảnh : Albina LegostaevaHạ ban trong một ngôi miếu ở Hà Nội.
Hạ ban trong một ngôi miếu ở Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.02.2022
Hạ ban trong một ngôi miếu ở Hà Nội.
Và ngày nay, trong tâm thức của người Việt, hổ vẫn tiếp tục là thần bảo vệ, là bùa hộ mệnh linh thiêng. Điều này được chứng minh bằng sự tiếp nối truyền thống khắc họa hổ trong tranh dân gian Đông Hồ ở thế kỷ 21. Con thú mạnh mẽ và đẹp oai nghiêm, Chúa tể sơn lâm, giống như nhiều thế kỷ trước, bảo vệ sự bình yên của người dân Việt Nam.
© Ảnh : Albina LegostaevaHình ảnh con hổ
Hình ảnh con hổ - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.02.2022
Hình ảnh con hổ
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала