Thái độ nghi ngại của Việt Nam và các nước trong khu vực với Bitcoin

© Depositphotos.com / InkDropCreativeNgười đàn ông vẫy cờ Việt Nam đứng trên đỉnh biểu tượng tiền điện tử bitcoin
Người đàn ông vẫy cờ Việt Nam đứng trên đỉnh biểu tượng tiền điện tử bitcoin - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.02.2022
Đăng ký
Chính phủ Việt Nam và các quốc gia ASEAN hiện đều giữ thái độ cẩn trọng đối với các loại tiền điện tử, trong đó có Bitcoin, do tính chất dễ biến động của đồng tiền kỹ thuật số.
Trong khi đó, người dân Việt Nam đang cho thấy sự quan tâm ngày càng tăng đối với tiền điện tử, thể hiện trong xu hướng tìm kiếm từ khóa trên Internet vào năm qua.

Thái Lan, Việt Nam và các nước ASEAN siết quản lý tiền điện tử

Mới đây, Ngân hàng Trung ương Thái Lan cho biết sẽ ban hành thêm các quy định mới để siết chặt vấn đề tiền kỹ thuật số. Theo đó, việc sử dụng tiền kỹ thuật số để thanh toán bị hạn chế, chỉ có thể giao dịch dưới dạng tài sản ở các nền tảng được cấp phép.
Trong bối cảnh giá Bitcoin đang giảm mạnh thời gian gần đây, thị trường tiền điện tử tại Thái Lan nhiều khả năng sẽ còn bị kìm hãm hơn nữa.
Ngân hàng Trung ương Thái Lan nhận định, sự biến động của các đồng tiền kỹ thuật số có thể gây ra rủi ro và thiệt hại cho cả người mua và người bán.
Blockchain. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.06.2021
Việt Nam chính thức nghiên cứu, thí điểm tiền ảo?
Quyết định chính thức sẽ được công bố và áp dụng vào khoảng giữa tháng 2 sau phiên thảo luận ngày 8/2. Sau đó, kể cả người mua hay người bán, nếu bị phát hiện vi phạm sẽ có thể bị phạt 300.000 baht (hơn 200 triệu đồng), cùng với khoản phạt bổ sung 10.000 baht (gần 7 triệu đồng) mỗi ngày nếu vẫn tiếp tục vi phạm.
Thực ra, việc siết chặt tiền điện tử không phải là mới ở các quốc gia ASEAN. Trước đó, các nước như Brunei, Indonesia và Malaysia đều đã có các quy định tương tự. Trong khi đó, ngân hàng trung ương Việt Nam và Singapore đều từ chối mọi thanh toán bằng các loại tiền điện tử.
Vào tháng 12 năm ngoái, Ngân hàng Trung ương Thái Lan từng cảnh báo các ngân hàng thương mại trực tiếp tham gia vào giao dịch tài sản kỹ thuật số do lo ngại rủi ro của thị trường này.
Tuy nhiên, cơ quan này và Ủy ban Giao dịch Chứng khoán (SEC) vẫn cho phép mua bán và trao đổi tiền điện tử trên các nền tảng đã được SEC cấp phép.
Hiện Thái Lan có 8 nền tảng được phép trao đổi tiền điện tử, mà lớn nhất trong số đó là Bitkub. Một ngân hàng có tuổi đời lâu năm của Thái Lan là Ngân hàng Thương mại Siam (SCB) đã bỏ ra 17,85 tỷ baht để mua 51% cổ phần nhằm kiểm soát Bitkub hồi tháng 11.
"Thông báo mới nhất từ Ngân hàng Trung ương Thái Lan khiến các công ty lớn chịu áp lực, bao gồm cả những công ty đã công bố các khoản đầu tư lớn vào việc đào tiền kỹ thuật số, nhất là vào thời điểm giá Bitcoin giảm", Tổng thư ký Hiệp hội tài sản kỹ thuật số Thái Lan Nares Laopannarai cho biết.
Để giảm rủi ro, những công ty từng chấp nhận thanh toán bằng tiền kỹ thuật số như The Mall Group hay Sansiri và Ananda có thể tạm dừng các hoạt động đang triển khai.
Trong khi đó, những công ty lớn đã đầu tư khai thác Bitcoin đối mặt nhiều vấn đề hơn, trong bối cảnh tiền kỹ thuật số sụt giá do những quy định mà Ngân hàng Trung ương Thái Lan ban hành.
Hồi tháng 1/2020, đồng Bitcoin từng ghi nhận mức giá cao kỷ lục 68.000 USD. Tuy nhiên, đồng tiền này đã giảm mạnh xuống còn 38.595 USD ngày 1/2/2022.
Theo chuyên gia phân tích Terdsak Thaweethiratham đang làm việc cho Asia Plus Securities, các chính sách của ngân hàng trung ương là không thể tránh được, bởi cơ quan này chịu trách nhiệm điều tiết nền kinh tế, cắt giảm rủi ro và đảm bảo ổn định tài chính quốc gia.
"Nhưng mặt khác, chúng ta không thể bỏ qua sự đột phá về công nghệ tài chính hay bỏ qua việc sử dụng blockchain, sử dụng Bitcoin. Vì vậy, tôi hy vọng các quy định có thể linh hoạt hơn và đem lại sự công bằng cho tất cả những người chơi trên thị trường", ông Terdsak cho biết.
Game blockchain Axie Infinity - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.08.2021
CEO Sky Mavis: Axie Infinifty vẫn chưa hoàn thiện, nhiều thử thách phía trước
Ở Việt Nam hiện nay, các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt chỉ bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác mà Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Vì vậy, nếu dùng các loại tiền điện tử như Bitcoin làm phương tiện thanh toán tại Việt Nam là trái pháp luật. Dù vậy, việc dùng tiền mua Bitcoin và bán Bitcoin để thu tiền thì cho đến nay vẫn chưa bị cấm.

Người Việt dành sự quan tâm cho Bitcoin, chứng khoán trong năm 2021

Trình duyệt tìm kiếm Cốc Cốc mới đây đã công bố báo cáo thống kê chi tiết về xu hướng tìm kiếm của người dùng Internet tại Việt Nam năm 2021.
Báo cáo có tên Xu hướng tìm kiếm nổi bật của người Việt năm 2021 (Cốc Cốc Year in Search) được công bố hôm 25/1 đã cho thấy những thay đổi trong nhu cầu tìm kiếm của người dùng mạng Việt Nam trong một năm nhiều biến động như năm qua. Đặc biệt, hành vi tiêu dùng là một trong những biến chuyển được thể hiện rõ nét trong báo cáo.
Năm 2021, các từ khoá liên quan đến tiền điện tử đã tăng mạnh, đặc biệt là trong những tháng cuối năm (từ tháng 10 đến 12) do giá Bitcoin thay đổi chóng mặt.
Với chủ đề tài chính, top những từ khóa tìm kiếm phổ biến là về tiền điện tử, ví dụ như “Bitcoin là gì” hay “cách kiếm tiền trực tuyến”.
Ngoài ra, người dùng Việt cũng cho thấy sự dịch chuyển mối quan tâm từ ngân hàng sang thị trường chứng khoán. Các ngân hàng có xu hướng giảm trong khi lượng tìm kiếm về chứng khoán lại tăng mạnh, từ 50 - 600%. Đặc biệt, từ khóa "vps bảng giá" (bảng giá chứng khoán của Công ty VPS) đã tăng đến gần 2.000%.
Trong một năm nhiều biến động và chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch bệnh, Internet và công nghệ đã trở thành một phần không thể thiếu của con người, thể hiện một lối sống “số hóa” hơn bao giờ hết.
Tiền ảo - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2021
Nhiều nghệ sĩ Việt lên tiếng xin lỗi vì ‘lỡ’ quảng cáo sai sự thật: Cần chấn chỉnh
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала