Thiếu tướng Nga liệt kê những rủi ro có thể xảy ra khi Ukraina gia nhập NATO

© Sputnik / StringerKiev
Kiev - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.02.2022
Đăng ký
Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, Thiếu tướng dự bị Vladimir Bogatyrev giải thích về việc Ukraina gia nhập Liên minh Bắc Đại Tây Dương có thể dẫn đến những hệ quả gì.
Trả lời phỏng vấn của Sputnik, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hiệp hội các sĩ quan dự bị của lực lượng vũ trang (MEGAPIR), Thiếu tướng dự bị Vladimir Bogatyrev bày tỏ quan điểm rằng, các chính trị gia của các nước NATO không nhận ra nguy cơ của việc Kiev đặt ra mục tiêu tham gia Liên minh Bắc Đại Tây Dương.
Theo vị tướng, chính bởi vậy, lời cảnh báo về vấn đề này mà Tổng thống Nga Putin đưa ra là rất xác đáng.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.01.2022
Tổng thư ký NATO: Nga "sẽ phải trả giá đắt" trong trường hợp leo thang ở Ukraina
Tại cuộc họp báo sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Hungary ngày 1/2, khi trả lời câu hỏi về tư cách thành viên NATO của Ukraina, ông Vladimir Putin đề nghị tưởng tượng tình huống khi Ukraina là một thành viên NATO và bắt đầu chiến dịch quân sự ở Crưm.

"Học thuyết nhà nước chính thức của Ukraina bao gồm ý định khôi phục chủ quyền của Kiev đối với bán đảo Crưm, kể cả bằng các biện pháp quân sự. Hãy tưởng tượng Ukraina là một thành viên NATO “ngập” vũ khí, có các hệ thống tấn công hiện đại giống như ở Ba Lan và Romania, ai có thể cản trở? Và Ukraina bắt đầu chiến dịch quân sự ở Crưm, ở đây tôi thậm chí không nói về Donbass", - ông Putin lưu ý.

Ông Putin cho rằng, sự nguy hiểm này đang được đánh giá thấp.
"Đây là lãnh thổ thuộc chủ quyền của Nga. Đối với chúng tôi, vấn đề Crưm đã dứt khoát khép lại. Hãy tưởng tượng rằng Ukraina là một quốc gia NATO và bắt đầu chiến dịch quân sự ở đó. Chúng tôi có phải gây chiến với khối NATO không? Có ai suy nghĩ về nguy cơ này không? Rõ ràng là không", - ông Putin nói thêm.
Ukraina - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.01.2022
Chuyên gia nêu ra điều kiện để Ukraina gia nhập NATO
Thiếu tướng Vladimir Bogatyrev nhận xét rằng, lời cảnh báo của Tổng thống Nga về những hành vi không lường trước được của giới lãnh đạo Ukraina, bao gồm cả khía cạnh quân sự-chính trị, là rất xác đáng vì một số lý do.

"Thứ nhất, học thuyết chính thức của Ukraina chỉ ra khả năng “giành lại” Crưm bằng các biện pháp quân sự. Điều này ngụ ý các hành động thù địch công khai chống lại Liên bang Nga. Cuộc xung đột dân sự nội bộ Ukraina chưa được giải quyết ở Donbass là mối nguy hiểm thứ hai có thể dẫn đến những hành động khó lường từ phía Kiev. Thứ ba: ở Ukraina có những nhóm vũ trang không trực thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu của Ukraina. Và những nhóm này có thể thực hiện bất kỳ hành động khiêu khích bất kỳ lúc nào. Và thứ tư, những hành động của lãnh đạo một số nước NATO đang đẩy chính quyền Ukraina tới những hành động khiêu khích như vậy", - ông Vladimir Bogatyrev nhấn mạnh.

Giới chính trị của các nước NATO không nhận ra sự nguy hiểm của tình hình hiện nay

"Nếu Ukraina được kết nạp vào NATO, thì trong trường hợp Kiev phát động chiến dịch quân sự, Liên minh Bắc Đại Tây Dương phải sử dụng Điều 5 Hiến chương NATO và cung cấp hỗ trợ cho Ukraina. Đáng tiếc, các chính trị gia NATO không hiểu điều này. Chắc là, họ không đọc các tài liệu đã được thông qua vào năm 1949 (vào thời điểm thành lập Liên minh Bắc Đại Tây Dương), và tình hình chính trị ngày nay làm lu mờ mọi cân nhắc hợp lý", - Thiếu tướng Bogatyrev nói thêm.

Khi nào Crưm đã trở thành một phần của Nga

Crưm đã trở thành khu vực của Nga sau cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức trên bán đảo hồi tháng 3 năm 2014, trong đó 96,77% cử tri ở Cộng hòa Crưm và 95,6% cử tri ở Sevastopol ủng hộ sáp nhập Nga. Ukraina vẫn coi Crưm là lãnh thổ của mình, nhưng bị chiếm đóng tạm thời.
Matxcơva đã nhiều lần tuyên bố rằng, Kiev không tuân thủ các thỏa thuận Minsk về việc giải quyết xung đột ở Donbass, và trong những tháng gần đây đã điều động một nửa lực lượng quân đội Ukraina tới đường ranh giới với Donbass.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала