Nỗi lo kháng thuốc kháng sinh với sức khỏe người dân Việt Nam và thế giới

© Flickr / Assorted pharmaceuticalsThuốc
Thuốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.02.2022
Đăng ký
Các nghiên cứu, thống kê trong những năm qua cho thấy, tình trạng kháng kháng sinh đã và đang trực tiếp đe dọa đến sức khỏe toàn nhân loại, gây ra gánh nặng lớn đối với mọi quốc gia trên toàn thế giới.
Theo WHO, Việt Nam hiện là một trong những nước có tình trạng kháng thuốc kháng sinh xảy ra nghiêm trọng nhất. Nguyên nhân của việc này không những đến từ bệnh nhân mà còn có phần trách nhiệm của các y bác sĩ trong việc kê đơn, chỉ định sử dụng thuốc trong quá trình khám chữa bệnh.

Hậu quả khủng khiếp của kháng kháng sinh

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kháng kháng sinh là khả năng của các vi sinh vật như vi khuẩn, vi rút, nấm hoặc ký sinh trùng sinh trưởng với sự hiển diện của một loại thuốc mà thông thường có thể giết chết hoạc hạn chế sự phát triển của chúng.
Kết quả là các liệu pháp điều trị thông thường trở nên không hiệu quả. Tình trạng nhiễm trùng do đó trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến thời gian bị bệnh lâu hơn, chi phí điều trị đắt đỏ hơn và nguy cơ tử vong của người bệnh cao hơn.
Năm 2019, có khoảng 4,95 triệu ca tử vong được ghi nhận trên thế giới liên quan đến kháng kháng sinh. Đây là căn nguyên gây tử vong đứng thứ 3 thế giới.
Thuốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.02.2022
Một tác dụng phụ nguy hiểm của paracetamol
Ngày 19/1, nhóm chuyên gia tại Đại học Washington, Mỹ đã có nghiên cứu đăng trên tạp chí The Lancet, trong đó nhấn mạnh những tác hại khôn lường mà tình trạng kháng kháng sinh gây ra cho nhân loại.
Năm 1928, Alexander Fleming phát hiện tính chất kháng khuẩn trong nấm Penicillium, mở ra kỷ nguyên mới y học. Kể từ đó, bệnh lậu hay những vết thương nhỏ gây nhiễm trùng không còn là nỗi lo của loài người. Trong gần một thế kỷ, thuốc kháng sinh đã cứu mạng cho hàng tỷ người trên thế giới.
Tuy vậy, những loài vi khuẩn vẫn liên tục phát triển khả năng kháng thuốc kháng sinh, thậm chí từ rất lâu trước cả khi nhân loại biết đến loại thuốc này. Khả năng này vốn là vũ khí sinh học tiến hóa tự nhiên để các vi khuẩn chiến đấu với nhau.
Việc sử dụng liên tục cùng một loại kháng sinh đã giúp cho vi khuẩn thích nghi nhanh hơn nữa. Hậu quả là, ngày càng có nhiều người sau khi nhiễm trùng không còn đáp ứng với kháng sinh truyền thống.
Trong bối cảnh đó, lượng bệnh nhân không qua khỏi do các bệnh nhiễm trùng vì kháng thuốc ngày một tăng lên. Các chuyên gia y tế đã ra sức cảnh báo về tình trạng số người tử vong vì kháng kháng sinh thậm chí còn cao hơn nhiều lần số người chết do sốt rét hay HIV/AIDS, những căn bệnh đã và đang gây đau đầu cho nhân loại trong nhiều thập kỷ qua.
Theo chuyên gia kinh tế học sức khỏe Chris Murray (Đại học Washington, Mỹ), các tính toán cho thấy sẽ có gần 10 triệu người tử vong mỗi năm vì kháng kháng sinh cho đến năm 2050.
“Nếu không muốn bị bỏ lại trong cuộc đua chống kháng thuốc, chúng ta cần tận dụng dữ liệu này để hành động đúng và thúc đẩy đổi mới. Những dữ liệu mới của chúng tôi tiết lộ quy mô thực sự của tình trạng kháng thuốc trên toàn cầu và là cảnh báo rõ ràng cho việc chúng ta phải hành động ngay trước mối đe dọa”, Murray cho biết.
lá thuốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.01.2022
Đại dịch COVID-19
Tác dụng dược lý của cây thuốc lá. Nga sáng chế vaccine ngừa COVID-19 dựa trên thực vật

Cần phải hành động ngay

Các chuyên gia đã phân tích dữ liệu 23 loài vi khuẩn khác nhau (trong đó có E.Coli, S.Pneumoniae, S.Aureus…) với 88 loại thuốc kháng sinh từ 204 quốc gia. Nhóm nghiên cứu sử dụng 471 triệu hồ sơ về trường hợp nhiễm trùng và xây dựng mô hình thống kê quy mô về tình trạng kháng thuốc trên thế giới.
Ước tính vào năm 2019, có 1,27 triệu người tử vong liên quan trực tiếp đến tình trạng kháng thuốc. Điều này tạo ra gánh nặng lớn với tất cả quốc gia, đặc biệt là những nơi có thu nhập thấp hoặc trung bình.
Kháng kháng sinh là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 thế giới năm 2019, ngay sau đột quỵ và bệnh tim mạch. Khu vực có tình trạng kháng thuốc nghiêm trọng nhất là châu Phi hạ Sahara và Nam Á. Tại hai khu vực trên, tỷ lệ tử vong do kháng thuốc lần lượt là 24 và 22 ca tử vong trên 100.000 dân.
Do đây là lần đầu tiên có một nghiên cứu toàn cầu được thực hiện về vấn đề này, có thể có một vài khoảng trống dữ liệu ở một số khu vực. Dù vậy, kháng kháng sinh vẫn là một vấn đề rất thật đang đe dọa toàn nhân loại.

"Mối đe dọa của tình trạng kháng thuốc kháng sinh đã được báo hiệu từ lâu. Điều cần làm bây giờ là nâng cao nhận thức cộng đồng, giám sát, cải thiện chẩn đoán, sử dụng kháng sinh hợp lý hơn, tiếp cận với nguồn nước sạch và đảm bảo vệ sinh cũng như đầu tư vào thuốc kháng sinh, vaccine mới”, nghiên cứu nêu rõ.

Tốc độ gia tăng của vi khuẩn kháng kháng sinh hiện còn nhanh hơn tốc độ tìm ra các loại kháng sinh mới.
Chính vì lẽ đó, các nhà khoa học đã lên tiếng kêu gọi phải có hành động ngay và thận trọng bởi nếu không, mức độ tử vong sẽ cao hơn trong những năm tới.

Tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam

Hiện Việt Nam đang là nước thuộc nhóm có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới, theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới.
Báo cáo tại Hội nghị toàn quốc về hồi sức cấp cứu và chống độc 2017, kể từ năm 2009, số thuốc kháng sinh ở Việt Nam bán ra cộng đồng đã tăng gấp 2 lần. Đáng lo ngại, tại thành thị có đến 88% kháng sinh được bán mà không cần kê đơn, trong khi con số này ở nông thôn là 91%.
Thuốc trong lọ - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.10.2021
Đại dịch COVID-19
Khi nào sẽ phát minh ra thuốc điều trị COVID-19 và loại thuốc vạn năng, điều trị tất cả các bệnh?
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), trong khi nhiều nước phát triển vẫn sử dụng có hiệu quả kháng sinh thế hệ 1, thì Việt Nam đã phải sử dụng tới kháng sinh thế hệ 3 và 4.
Đặc biệt, Việt Nam đã xuất hiện một số loại siêu vi khuẩn kháng tất cả loại kháng sinh. Trong đó, phổ biến nhất là nhóm vi khuẩn gram âm đường ruột.
Các chuyên gia cũng cảnh báo tình trạng bác sĩ chỉ định kháng sinh bất hợp lý. Khảo sát của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho thấy, khoảng 50% kháng sinh được bác sĩ kê đơn chưa hợp lý. Có chừng 32% bác sĩ kê kháng sinh cho các bệnh nhân không nhiễm khuẩn. Khoảng 33% bác sĩ sử dụng kháng sinh kéo dài và không cần thiết.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала