Nữ hoàng Anh lên ngôi, Bác Hồ thăm Ấn Độ và trận Làng Vây lịch sử

© AP PhotoChủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.02.2022
Đăng ký
Ngày này cách đây hơn nửa thế kỷ, bộ đội Việt Nam đã có trận đánh Làng Vây lịch sử, góp phần không nhỏ đưa tới thắng lợi của cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân năm 1968.
Cũng trong ngày này năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có chuyến thăm đến nước Cộng hòa Ấn Độ. Tại đây, Bác đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm về đức khiêm nhường, lòng yêu nước và tình ái hữu quốc tế với bạn bè thế giới.
Hôm nay cũng là kỷ niệm 70 năm đăng cơ của Nữ hoàng Elizabeth II của Anh. Ở tuổi 95, bà vẫn đảm nhận trọng trách chính thức của Hoàng gia trong các sự kiện quốc gia. Chủ tịch nước và Thủ tướng Việt Nam đã có thư chúc mừng đến người đứng đầu nước Anh.
Lính Mỹ cứu giúp nhau khi bị thương - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2018
Trận Làng Vây: Vì sao lính Mỹ dám gọi pháo binh, máy bay tự giội lửa xuống đầu mình?

Trận then chốt Làng Vây năm 1968

Cách đây đúng 54 năm, vào đêm ngày 6, rạng sáng 7/2/1968, tại chiến trường Đường 9-Khe Sanh, đơn vị xe tăng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam trên chiến trường miền Nam đã phối hợp với bộ binh và các binh chủng khác ra quân đánh thắng trận đầu tại Tà Mây-Làng Vây.
Làng Vây là một cứ điểm mạnh trong hệ thống phòng thủ Đường 9 - Khe Sanh, được chốt giữ bởi 4 đại đội thám báo, 1 trung đội Mỹ với nhiều vũ khí trang bị hạng nặng. Bộ đội Việt Nam chọn trận Làng Vây là trận then chốt bởi việc tiêu diệt cứ điểm này đồng thời sẽ cô lập quân của chúng đang đóng ở Tà Cơn.
Để đánh trận này, quân Việt Nam tổ chức thành động đội hình lớn, với sự yểm trợ của pháo binh, đặc biệt là sự góp mặt đầu tiên của xe tăng với 2 đại đội gồm 16 xe PT-76.
Vào 23h30 phút ngày 6/2/1968, sau khi pháo binh bắn chuẩn bị, bộ binh cùng lực lượng tăng thiết giáp đồng loạt từ 3 hướng (nam, tây và bắc) tiến công vào Làng Vây.
Đặc biệt, các mũi tiến công bí mật của xe tăng ở phía nam và phía tây đã gây cho địch sự bất ngờ, hoang mang. Đến 10 giờ ngày 7/2/1968, trận đánh kết thúc.
Trong trận này, quân đội Việt Nam tiêu diệt 400 tên, bắt sống 253 tên, thu toàn bộ vũ khí, trang bị chiến tranh của địch, tạo thuận lợi để tiếp tục tiến công đánh chiếm các mục tiêu quan trọng khác trong chiến dịch.
Chiến thắng Làng Vây đánh dấu bước phát triển mới về nghệ thuật tác chiến hiệp đồng binh chủng của quân đội Việt Nam. Chiến thắng này đã góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968.

“Tôi không phải là anh hùng”

Cũng vào ngày này (6/2) năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có chuyến thăm lịch sử đến nước Cộng hòa Ấn Độ. Tại đây, Bác đã tham dự buổi tiệc trà của “Ủy ban đón tiếp Hồ Chủ tịch” diễn ra ở Câu lạc bộ Hiến pháp, thủ đô New Delhi.
Tại buổi tiếp, Thủ tướng J. Nehru đã khẳng định: “Hồ Chủ tịch là một nhà đại cách mạng phi thường trong thời đại này. Người luôn luôn giải quyết những vấn đề khó khăn với nụ cười trên môi”.
Trong khi đó, Tổng thống R. Prasad thì bày tỏ hoan nghênh Chủ tịch Hồ Chí Minh như một “đại chiến sĩ cho tự do, một vị lãnh tụ thân mến”.
Khiêm tốn đáp lại lời ca ngợi của chủ nhà, Bác nói:
“Tôi không phải là anh hùng. Chính những người dân Việt Nam và Ấn Độ đã đoàn kết đấu tranh giành lại tự do, độc lập cho Tổ quốc mình - đó mới là những người anh hùng thật...”.
Tối hôm đó, Bác tới dự cuộc mít tinh chào mừng của nhân dân New Delhi tổ chức ở “Thành Đỏ”. Tại đây, Bác đã từ chối ngồi lên chiếc “ngai vàng” dành riêng cho mình, với mong muốn “được bình đẳng với mọi người”.
Trong đáp từ trước các nhà lãnh đạo Ấn Độ, quốc gia đang đóng vai trò Chủ tịch Ủy ban Quốc tế giám sát việc thực hiện Hiệp định Geneva năm 1954, Bác nhấn mạnh:
“Từ đã lâu, nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, không ai có thể chia cắt được. Chúng tôi kiên quyết phấn đấu để thực hiện thống nhất đất nước trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng phương pháp hòa bình”.
Nữ hoàng Anh Elizabeth II theo dõi một buổi lễ quân sự để đánh dấu sinh nhật chính thức của mình tại Lâu đài Windsor vào ngày 12 tháng 6 năm 2021 ở Windsor. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.02.2022
Elizabeth II nêu danh nữ hoàng tiếp theo của Vương quốc Anh

Lễ kỷ niệm Bạch kim của Nữ hoàng Elizabeth II

Nhân dịp Đại lễ Bạch kim kỷ niệm 70 năm trị vì của Nữ hoàng Anh Elizabeth II, ngày 6/2/2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gửi thư chúc mừng tới Nữ hoàng Anh Elizabeth II, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi thư chúc mừng tới Thủ tướng Anh Boris Johnson.
Ngày 6/2/1952, ở tuổi 25, công chúa Elizabeth chính thức đăng cơ trở thành Nữ hoàng Anh sau khi phụ thân của bà, Vua George VI, qua đời.
Nữ hoàng Elizabeth hiện là Nữ hoàng của Anh và hơn 12 quốc gia khác trong khối Vương quốc Thịnh vượng chung, bao gồm Canada, Úc và New Zealand.
Ở tuổi 95, bà vẫn đảm nhận trọng trách chính thức của Hoàng gia Anh. Ngày 4/2, Điện Buckingham đã công bố một số hình ảnh liên quan đến đại lễ kỷ niệm 70 năm trị vì của người đứng đầu đất nước.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала