Mỹ cố gắng thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong lĩnh vực đất hiếm

© Depositphotos.com / ChinaImagesKhai thác kim loại đất hiếm tại một mỏ ở huyện Mojiang Hani, thành phố Simao, tỉnh Vân Nam ở tây nam Trung Quốc
Khai thác kim loại đất hiếm tại một mỏ ở huyện Mojiang Hani, thành phố Simao, tỉnh Vân Nam ở tây nam Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.02.2022
Đăng ký
Trung Quốc đã nâng mức khai thác đất hiếm lần đầu tiên trong năm nay lên thêm 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tương tự, hạn ngạch nấu chảy và phân tách kim loại cũng tăng lên. Có thông tin cho rằng những hạn ngạch này sẽ được phân bổ cho bốn nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất ở Trung Quốc.
Mức sản xuất hiện đã được đặt ở 100 800 tấn. Đối với cùng kỳ năm 2021, con số này là 84 000 tấn. Ngoài ra, hạn ngạch để nấu chảy và phân tách kim loại được đặt ở mức 97 200 tấn. Con số tương tự năm trước là 81 000 tấn. Theo ấn bản Global Times của Trung Quốc, trích dẫn các chuyên gia trong ngành, việc tăng hạn ngạch 20% trong năm nay là do nhu cầu ngày càng tăng đối với nam châm neodymium, được sử dụng rộng rãi trong sản xuất tuabin gió, ô tô chạy bằng năng lượng mới và biến áp điện tiêu dùng. Như vậy, việc tăng tốc quá trình chuyển đổi năng lượng “xanh”, phát triển hình thức vận tải điện ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu sử dụng đất hiếm.
Nói chung, nếu không có kim loại đất hiếm - một nhóm các nguyên tố hóa học sử dụng trong hợp kim để tạo ra vật liệu mới - thì không thể hình dung được toàn bộ ngành công nghệ hiện đại.
Máy đào - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.11.2021
Việt Nam có “kho báu” lớn thứ hai thế giới nhưng vì sao chưa thể khai thác đất hiếm?

Trung Quốc vẫn là nhà sản xuất kim loại đất hiếm hàng đầu

Thứ nhất, ở Trung Quốc, tập trung các mỏ đất hiếm khá lớn theo tiêu chuẩn thế giới - khoảng 36 triệu tấn, hay một phần ba trữ lượng thế giới. Tuy nhiên, lợi thế cạnh tranh chính của Trung Quốc chính nằm ở việc sở hữu các công nghệ khai thác và chế biến đất hiếm. Cuối thế kỷ 20, Hoa Kỳ là nhà cung cấp chính các sản phẩm này. Nhưng vì việc khai thác, chế biến đất hiếm là một quá trình phức tạp có liên quan đến rủi ro môi trường, nên ngành công nghiệp này đã bị hạn chế ở Mỹ.
Hoa Kỳ đã nhiều lần bày tỏ lo ngại việc Trung Quốc chiếm vị trí gần như độc quyền trên thị trường kim loại đất hiếm, đồng thời kêu gọi tạo ra các chuỗi sản xuất thay thế cho Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc tỏ rõ mình là đối tác đáng tin cậy. Bắc Kinh đang tăng hạn ngạch khai thác và chế biến đất hiếm theo nhu cầu ngày càng tăng của thế giới đối với các sản phẩm này, Mei Xinyu, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Hợp tác Kinh tế và Thương mại Quốc tế thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc, nói với Sputnik.
© Depositphotos.com / Tab62Tàu chở đất hiếm vận chuyển nó để xuất khẩu sang Trung Quốc
Tàu chở đất hiếm vận chuyển nó để xuất khẩu sang Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.02.2022
Tàu chở đất hiếm vận chuyển nó để xuất khẩu sang Trung Quốc
Năm ngoái, Ủy ban Kiểm soát và Quản lý Tài sản Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thông qua một thỏa thuận hợp nhất 3 công ty khai thác đất hiếm. Trong khuôn khổ của tập đoàn mới, được gọi là China Rare Earth Group Co, đã có 3 trong số 6 nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới. Trên thực tế, hiện nay nhóm này chiếm hơn một phần ba số hạn ngạch được phân bổ. Trong liên doanh, Ủy ban Kiểm soát và quản lý tài sản Nhà nước sở hữu 31,21%.
Như vậy, theo kế hoạch của chính quyền Trung Quốc, việc khai thác và chế biến kim loại đất hiếm sẽ trở nên tinh gọn hơn, ngành công nghiệp này sẽ tập trung vào việc tối ưu hóa nguồn tài nguyên. Về vấn đề này, mối quan tâm từ phía Washington là điều dễ hiểu. Khi một ngành được hợp nhất, nó sẽ dễ quản lý hơn. Do Mỹ coi Trung Quốc là đối thủ chiến lược nên họ lo ngại Trung Quốc có thể sử dụng đất hiếm làm phương tiện gây áp lực với Mỹ.
Chính trị và hệ tư tưởng đôi khi đi ngược lại với tính hiệu quả kinh tế và các nguyên tắc thị trường. Tuy nhiên, trong những năm qua, quá trình toàn cầu hóa đã đạt đến mức độ khiến các nền kinh tế lớn nhất thế giới, Hoa Kỳ và Trung Quốc, trở nên cực kỳ phụ thuộc lẫn nhau. Chẳng hạn như Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào công nghệ sản xuất chất bán dẫn của Mỹ, và Mỹ phụ thuộc vào Trung Quốc về đất hiếm. Trong cả hai trường hợp, các quốc gia đã tích lũy năng lực công nghệ của mình trong nhiều thập kỷ. Tất nhiên, Mỹ có thể cô lập tẩy chay chuỗi cung ứng đất hiếm từ Trung Quốc. Tuy nhiên, các sản phẩm Mỹ sẽ cạnh tranh như thế nào lại là một câu hỏi lớn, chuyên gia lưu ý.
Đất hiếm - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.12.2021
Trung Quốc thành lập “đại công ty” sản xuất đất hiếm
Trong hai năm qua, Mỹ đã tài trợ không hoàn lại để tái khởi động việc sản xuất kim loại đất hiếm ở nước này. Đặc biệt, MP Materials Corp, TDA Magnetics Inc, Urban Mining Co và những công ty khác đã nhận được sự giúp đỡ. Vào tháng 1 năm nay, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Tom Cotton và Nghị sĩ Đảng Dân chủ Mark Kelly đã đưa ra dự luật cấm các nhà thầu Bộ Quốc phòng Mỹ mua kim loại đất hiếm từ Trung Quốc vào năm 2026. Tài liệu cho thấy, nếu dự luật được thông qua, ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ sẽ chỉ có 4 năm để cắt Trung Quốc ra khỏi chuỗi cung ứng của mình.
Các nhà thầu được cho là đã tăng cường mua đất hiếm từ Trung Quốc để bổ sung kho dự trữ. Tuy nhiên, ngay cả các thượng nghị sĩ diều hâu Mỹ cũng hiểu rõ ý tưởng loại bỏ hoàn toàn đất hiếm của Trung Quốc là sự viển vông. Dự luật mang nhiều ý nghĩa chính trị hơn là thực tiễn. Nếu luật được thông qua, nó sẽ áp dụng cho một nhóm rất hẹp các đơn hàng quốc phòng nhà nước về vũ khí. Tuy nhiên, tài liệu không áp dụng cho nhiều hạng mục mua hàng của Lầu Năm Góc.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала