Nga và Trung Quốc bắt tay chặt hơn

© Sputnik / Alexei Druzhinin / Chuyển đến kho ảnhTổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp tại nhà khác quốc gia Diaoyutai ở Bắc Kinh
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp tại nhà khác quốc gia Diaoyutai ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.02.2022
Đăng ký
Lần đầu tiên kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, hai quốc gia hàng đầu thế giới đưa ra tuyên bố chung về quan hệ quốc tế. Điều này là dấu hiệu của một liên minh chính trị khi các bên có đồng quan điểm về các mối quan hệ quốc tế cơ bản, có sức chi phối toàn cầu trong thời đại hiện nay.
Hôm thứ Sáu ngày 4/2, tại Bắc Kinh Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước thềm khai mạc Olympic mùa đông. Nga và Trung Quốc đã ký khoảng 20 văn kiện, bao gồm Tuyên bố chung. Đặc biệt, trong Tuyên bố chung, Moskva và Bắc Kinh đã khẳng định quan hệ hai bên cao hơn các liên minh quân sự-chính trị thời đại Chiến tranh Lạnh, tình hữu nghị giữa hai nước không có biên giới và không có vùng cấm trong hợp tác.
© Sputnik / Mikhail Klimentyev / Chuyển đến kho ảnhTổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp tại nhà khác quốc gia Diaoyutai ở Bắc Kinh
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp tại nhà khác quốc gia Diaoyutai ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.02.2022
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp tại nhà khác quốc gia Diaoyutai ở Bắc Kinh
Theo lời Tổng thống Vladimir Putin, quan hệ đối tác Nga-Trung đã mang tính chất chưa từng có trong tiền lệ. Đồng thời, ông Tập Cận Bình cũng chú ý đến việc tăng cường sự tin cậy lẫn nhau về chính trị và chiến lược giữa Liên bang Nga và Trung Quốc. Ngoài ra, Chủ tịch CHND Trung Hoa coi các yêu cầu của Nga về đảm bảo an ninh đối với Hoa Kỳ và NATO là hợp lý. Còn thư ký báo chí của Tổng thống Nga Peskov gọi cuộc gặp giữa Vladimir Putin và Tập Cận Bình là ấm áp, mang tính đối tác và đồng minh.
Sputnik có bài phân tích về kết quả chuyến thăm với một số bình luận của các chuyên gia quan hệ quốc tế Việt Nam.

“Dân chủ là một giá trị chung của nhân loại, không phải là đặc quyền của các quốc gia riêng lẻ”

Điện Kremlin cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ký Tuyên bố chung về quan hệ quốc tế bước vào kỷ nguyên mới và phát triển bền vững toàn cầu.
“Các bên thống nhất hiểu rằng, dân chủ là một giá trị chung của nhân loại, không phải là đặc quyền của các quốc gia riêng lẻ, việc thúc đẩy và bảo vệ nó là nhiệm vụ chung của toàn thể cộng đồng thế giới”, - Văn bản viết.
Chuyến thăm của Tổng thống Nga Putin tới Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.02.2022
Anh nói về "kỷ nguyên mới" sau cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình

“Đây là lần đầu tiên kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, hai quốc gia hàng đầu thế giới đưa ra tuyên bố chung về quan hệ quốc tế. Điều này là dấu hiệu của một liên minh chính trị khi các bên có đồng quan điểm về các mối quan hệ quốc tế cơ bản, có sức chi phối toàn cầu trong thời đại hiện nay”, - Nhà phân tích các vấn đề chính trị và quân sự quốc tế Nguyễn Minh Tâm đưa ra đánh giá với Sputnik.

Cũng theo nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, Tuyên bố chung này còn phản ánh một thực trạng của thế giới hiện nay là thời của “cảnh sát toàn cầu”, của “sen đầm quốc tế” đã kết thúc. Điều đó có nghĩa là loài người phải quay trở lại những tiêu chí ưu việt nhất về quan hệ quốc tế được Hiến chương Liên Hợp Quốc và các văn bản kèm theo quy định từ năm 1946.

“Luận điểm này của Nga và Trung Quốc là luận điểm tổng quát nhất và cũng phản ánh bản chất đặc trưng nhất về khái niệm “dân chủ”; thứ mà người Mỹ vẫn mang ra để vừa làm một “Mauthausen” đối với thế giới; vừa ve vãn dư luận bởi cách giải thích hoàn toàn sai về dân chủ”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh.

Dân chủ là khái niệm vừa có giá trị chung, vừa có giá trị riêng. Một mặt, đó là giá trị chung của nhân loại và nhân loại cần phải bảo vệ. Mặt khác, dân chủ còn có giá trị riêng khi nó được thực hiện cụ thể ở một quốc gia-dân tộc nhất định và luôn phải phù hợp với các điều kiện đặc thù về chính trị, kinh tế, xã hội, truyền thống văn hóa, nếp sống, phong tục, tập quán của quốc gia-dân tộc đó mà các nước khác không có quyền can thiệp, lại càng không có quyền áp đặt các giá trị dân chủ của riêng mình lên các quốc gia dân tộc khác. Nói ngắn gọn thì tuy dân chủ là giá trị chung của nhân loại, nhưng trong tính lịch sử của nó, dân chủ không thể cao hơn chủ quyền quốc gia-dân tộc, không thể cao hơn ý chí của người dân.
Luận điểm về “dân chủ” trong Tuyên bố chung Nga – Trung cho thấy, dân chủ là giá trị chung của nhân loại. Điều đó không cho phép một quốc gia nào đó được độc quyền các giá trị dân chủ và buộc các quốc gia khác phải tuân theo cái mà họ gọi là dân chủ. Điều này là một thông điệp cương quyết về chính trị gửi đến Mỹ, nói đúng hơn là đến chính giới Mỹ, những người tự cho mình không chỉ là tinh hoa của Hợp Chủng Quốc mà còn tự cho mình là tinh hoa của thế giới.
“Thông điệp này còn một mặt vạch trần sự giả dối của Mỹ và phương Tây khi họ vẫn rêu rao về những giá trị dân chủ của mình nhưng lại hành động ngược lại, buộc thế giới phải phụ thuộc vào họ, mặt khác, cũng tước đi của Mỹ và phương Tây thứ “vũ khí” mà bấy lâu nay, họ vẫn mang ra để phục vụ cho mưu đồ thống trị thế giới”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng bình luận với Sputnik.
© Sputnik / Alexei Druzhinin / Chuyển đến kho ảnhTổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp tại nhà khác quốc gia Diaoyutai ở Bắc Kinh
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp tại nhà khác quốc gia Diaoyutai ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.02.2022
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp tại nhà khác quốc gia Diaoyutai ở Bắc Kinh

Không quốc gia nào có thể hoặc phải đảm bảo an ninh của mình tách biệt với an ninh của toàn thế giới và bằng an ninh của những nước khác

Một phần của Tuyên bố chung Nga- Trung nói về tình hình quốc tế. Tuyên bố chung nhấn mạnh rằng, không quốc gia nào có thể hoặc phải đảm bảo an ninh của mình tách biệt với an ninh của toàn thế giới và bằng an ninh của những nước khác.
"Các quốc gia riêng lẻ, các liên minh quân sự-chính trị hoặc liên minh khác theo đuổi mục tiêu giành các lợi thế quân sự đơn phương trực tiếp hoặc gián tiếp gây tổn hại đến an ninh của các nước khác, bao gồm cả việc cạnh tranh không lành mạnh, tăng cường cạnh tranh địa chính trị, tăng cường đối kháng và đối đầu, phá hoại nghiêm trọng trật tự trong lĩnh vực an ninh quốc tế và ổn định chiến lược toàn cầu”, - Tuyên bố nhấn mạnh.
Liên quan tới vấn đề này, Nga và Trung Quốc:
Phản đối sự mở rộng hơn nữa của NATO;
Kêu gọi Liên minh Bắc Đại Tây Dương từ bỏ các cách tiếp cận mang tính chất ý thức hệ của Chiến tranh Lạnh;
Phản đối việc hình thành các cấu trúc khối khép kín và các phe đối lập ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
“Những điểm này trong Tuyên bố chung Nga-Trung cho toàn thế giới thấy rằng, nhân loại không còn sống trong thế giới của ngày hôm qua nữa, thế giới này đã bước vào thời đại mới. Ngay cái tên của Tuyên bố chung là “Tuyên bố chung về quan hệ quốc tế bước vào kỷ nguyên mới và phát triển bền vững toàn cầu”, nó mang tính hệ tư tưởng thuần túy. Một cơ chế mới của quan hệ quốc tế giữa các quốc gia đã hoạt động. Đó là hiện thực. Và hiện thực này cần thấy và công nhận nó”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang bình luận với Sputnik.
Trong thời đại ngày nay, nhân loại không chỉ phải đối mặt với nguy cơ chiến tranh cục bộ, chiến tranh tổng lực mà còn phải đối mặt với nhiều vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống. Khi mà các mối quan hệ của loài người ngày càng mang đậm tính chất toàn cầu hóa sâu và rộng thì sự ràng buộc giữa các quốc gia-dân tộc sẽ ngày càng chặt chẽ hơn. Trong điều kiện ấy, các cơ chế bảo đảm an ninh đơn phương, một phía dựa trên những khác biệt về ý thức hệ đã không còn nhiều ý nghĩa; thậm chí, nó còn trở nên lạc hậu và chứa đựng những nguy hiểm khôn lường.
“Ở thời đại vũ khí hạt nhân lên ngôi, không một quốc gia nào, một khối quân sự nào còn có thể bảo đảm an ninh toàn cầu trong khi những kiểu tư duy, những cách hành xử kiểu áp đặt, thậm chí là côn đồ vẫn còn tồn tại. Đó mới chính là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với toàn cầu chứ không phải mấy thứ lặt vặt như chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, chủ nghĩa khủng bố mà dưới “cây cọ vẽ” của người Mỹ, chúng hiện ra lờ mờ, lúc lộ diện, lúc biến mất một cách đầy ẩn ý”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng bình luận với Sputnik.
Trên thế giới hiện nay, Mỹ và phương Tây vẫn thi hành chính sách dùng vũ lực để thực hiện cạnh tranh chiến lược, đe nẹt các nước nhỏ, mặc cả với các nước lớn… Tất cả chỉ đều nhằm đem lại lợi ích cho chính Mỹ và phương Tây bằng cách hy sinh lợi ích của các nước khác. Đây chính là điều bất công lớn nhất thế giới hiện nay. Do đó, vấn đề an ninh toàn cầu trước hết cần phải có sự công bằng, bình đẳng.
Từ đó có thể thấy sự tồn tại của các khối quân sự khổng lồ như NATO hay khối AUKUS vừa được lập ra trở thành nguy cơ đe dọa an ninh toàn cầu. Đặc biệt là ở thế kỷ XXI, khi xu thế hòa bình, hợp tác, lấy đối thoại thay cho đối đầu đã trở thành xu thế cơ bản của thời đại, của loài người.
“Riêng đối với Châu Á – Thái Bình Dương, khu vực được coi là năng động nhất toàn cầu về kinh tế hiện nay đã và đang đứng trước nguy cơ “mất trắng” những thành quả đã đạt được trong mấy chục năm qua chỉ vì những thủ đoạn, chiêu bài cạnh tranh chiến lược cũng như chủ nghĩa đơn phương của các nước lớn ven bờ Thái Bình Dương, khi họ coi lợi ích quốc gia cốt lõi của mình là duy nhất, là trên hết, bất chấp lợi ích của các quốc gia khác”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng nhấn mạnh trong trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc gặp với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình qua liên kết video - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.12.2021
Quan hệ Nga-Trung: Không phải là đồng minh, nhưng vượt qua mức này về sức mạnh và hiệu quả

Ủng hộ Nga về vấn đề an ninh ở châu Âu, Trung Quốc đưa tín hiệu gửi cho các cường quốc Châu Âu

“Nga và Trung Quốc đang có những nỗ lực mang tính nhất quán để xây dựng một hệ thống an ninh bình đẳng, cởi mở, bao trùm, không chống bên thứ ba ở Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APR) nhằm đảm bảo hòa bình, ổn định và thịnh vượng", - Tuyên bố chung nói.
Văn bản này cũng cho biết thêm, CHND Trung Hoa hiểu và ủng hộ các đề xuất do Liên bang Nga đưa ra về việc hình thành các bảo đảm an ninh ràng buộc bằng pháp lý lâu dài ở châu Âu.

“Một điều cực kỳ quan trọng là Chủ tịch CHND Trung Hoa đã công khai ủng hộ các đề xuất của Nga về đảm bảo an ninh quốc tế, vốn là chủ đề của các cuộc đàm phán giữa Liên bang Nga với Hoa Kỳ và NATO. Không một quốc gia nào có thể hoặc phải đảm bảo an ninh của mình tách biệt với an ninh của toàn thế giới và bằn gan ninh của các quốc gia khác. Cộng đồng quốc tế phải tham gia tích cực vào quản trị toàn cầu vì lợi ích đảm bảo an ninh phổ quát, toàn diện, không thể chia cắt và bền vững”, - Tuyên bố chung viết. Những luận điểm này hoàn toàn phù hợp với đề xuất của Nga về đảm bảo an ninh trong quá trình đàm phán với Mỹ và NATO”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang nói với Sputnik.

Theo chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng, nếu người Mỹ và phương Tây cho rằng cái bắt tay chặt hơn giữa Nga và Trung Quốc thông qua bản Tuyên bố chung vừa qua chỉ để giải tỏa sức ép của Mỹ và NATO đối với Nga ở Châu Âu thì họ đã và đang mắc sai lầm.
“Những chiêu trò của Mỹ và NATO gây sức ép quân sự-chính trị, trừng phạt kinh tế và ngoại giao đối với Nga ở Châu Âu sẽ trở thành một “tấn trò hề” rẻ tiền trong khi Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang trở thành trọng tâm, trọng điểm về phát triển kinh tế, xã hội của thế giới và do đó, trọng tâm cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc sẽ chuyển sang khu vực này. Muốn không bị “chậm chân” khi tham gia “sân khấu” Châu Á-Thái Bình Dương, các cường quốc ở Châu Âu sẽ phải tính toán lại các chính sách của họ”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng đưa ra bình luận trong trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Cách tiếp cận của Nga và Trung Quốc hoàn toàn khác với cách tiếp cận của Mỹ và phương Tây. Cách tiếp cận cứng rắn của chính quyền Donald Trump đối với Trung Quốc đã tước đi rất nhiều cơ hội cũng như thành quả của Mỹ trong hợp tác làm ăn với Trung Quốc. Như người ta thường nói: “Xây lên thì khó, phá đi thì dễ”. Trong điều kiện Trung Quốc đã sớm khắc phục cơ bản hậu quả của Đại dịch COVID-19 và trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng lớn nhất thế giới trong năm 2021, người Mỹ muốn đặt chân trở lại vào thị trường Trung Quốc sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với cách đây nửa thế kỷ.
“Sự ủng hộ của Trung Quốc đối với lập trường của Liên bang Nga ở Châu Âu cũng là một tín hiệu mà Trung Quốc gửi đến cho các cường quốc Châu Âu đang có quan hệ kinh tế, tài chính với Trung Quốc”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh với Sputnik.
Председатель КНР Си Цзиньпин и президент РФ Владимир Путин на церемонии официальной встречи в Георгиевском зале Кремля - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.02.2022
Độc giả Trung Quốc: NATO nói nhiều, nhưng chạy khỏi "gấu Nga"
“Tất nhiên là các nước Pháp, Đức đang là đầu tàu của EU sẽ không thể hành xử như Mỹ đã hành xử với Trung Quốc trong “Thương chiến Mỹ-Trung” vừa qua. Trong điều kiện chịu sự ràng buộc từ nhiều phía, các cường quốc châu Âu (trừ Anh) sẽ không để các mâu thuẫn giữa Mỹ và Nga chi phối tính độc lập của mình. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để giảm căng thẳng tại Đông Âu, để các nước Châu Âu không bị cuốn vào vòng xoáy do Mỹ tạo ra nhân danh Ukraina hoặc các nguyên cớ vô lý khác mà Mỹ cố tình gán cho Nga”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng đưa ra nhận định của mình với Sputnik.

Những điểm quan trọng nhất về chính trị và kinh tế toàn cầu trong Tuyên bố chung Nga-Trung

Trong số các điều khoản quan trọng của Tuyên bố chung có tuyên bố như sau:
Moskva và Bắc Kinh sẽ chống lại sự can thiệp từ bên ngoài vào công việc nội bộ của các nước có chủ quyền, phản đối việc phá hoại an ninh thế giới và chống lại các cuộc cách mạng màu;
Hướng tới củng cố Tổ chức hợp tác Thượng Hải và nâng cao vai trò của nó trong việc định hình một trật tự thế giới đa trung tâm dựa trên các nguyên tắc an ninh bền vững; kêu gọi các quốc gia hạt nhân thực hiện các bước để giảm thiểu rủi ro của các cuộc chiến tranh hạt nhân;
Nga và TQ muốn tăng cường công việc liên kết các kế hoạch phát triển của Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) và sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” nhằm tăng cường hợp tác thiết thực giữa EAEU và Trung Quốc
Sẽ kiên quyết giữ vững tính bất khả xâm phạm về kết quả của Chiến tranh thế giới thứ hai và trật tự thế giới đã được thiết lập sau chiến tranh, bảo vệ uy tín của Liên hợp quốc và công lý trong quan hệ quốc tế, đồng thời chống lại những âm mưu phủ nhận, xuyên tạc và làm sai lệch lịch sử…

“Đó là những điểm quan trọng nhất về chính trị và kinh tế toàn cầu trong tuyên bố chung Liên bang Nga – Trung Quốc vừa qua và hoàn toàn phù hợp với xu thế của thời đại. Trong 20 năm đầu thế kỷ XXI, nhiều nước dần nhận ra bản chất thực của “chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan” chỉ là tấm bình phong tinh vi để che đậy cho “chủ nghĩa khủng bố nhà nước” do Mỹ cầm đầu”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik.

Bằng chiêu bài “chống khủng bố” cực đoan đến mức chia thế giới thành hai phe ủng hộ khủng bố và chống khủng bố, người Mỹ đã tưởng chừng như tạo ra được một thế giới của họ, một thế giới luôn có sự “bất ổn có kiểm soát” để họ có cớ can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Bên cạnh đó, chiêu bài dân chủ và nhân quyền cũng được người Mỹ lợi dụng để yểm trợ về dư luận cho các hành động can thiệp nói trên.

“Chính các chiêu bài bảo vệ dân chủ, nhân quyền và chống khủng bố đã trở thành hai thứ vũ khí chính trị để Mỹ áp đặt những giá trị riêng của họ đối với các nước khác thông qua các cuộc “cách mạng màu”. Đó mới là các nguyên nhân đích thực đe dọa an ninh toàn cầu”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng phát biểu với Sputnik.

Đương nhiên là tuyên bố chung Liên bang Nga – Trung Quốc vừa qua là bước tiếp tục của kết quả cuộc đàm phán trực tuyến giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình cũng như các cuộc làm việc của chuyên viên hai bên cuối năm 2021. Đó là vấn đề hợp tác kinh tế.

“Với việc thúc đẩy sự gắn kết chặt chẽ hơn nữa của hai tổ chức kinh tế châu Á gồm Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và Liên minh Kinh tế Á – Âu (EAEU) cùng với sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” của Trung Quốc và đặc biệt là tăng cường sử dụng đồng nội tệ trong các giao dịch song phương, một nền kinh tế thế giới đa cực, nhiều trung tâm đang hình thành, làm nền tảng quyết định cho một trật tự chính trị thế giới đa cực, nhiều trung tâm chứ không phải là quân sự”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nêu quan điểm của mình với Sputnik.

Tất cả những điều đó cho thấy rằng, chỉ có hợp tác hòa bình, phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa xã hội, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, phối hợp chặt chẽ để đối phó với các nguy cơ an ninh truyền thống và phi truyền thống, loài người mới có thể tiến đến một thế giới công bằng, bình đẳng, lấy hợp tác và đối thoại thay cho đối đầu. Và đó cũng là mục tiêu cao nhất trong các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc – một tổ chức hợp tác toàn cầu.

Khẳng định “lòng tin chiến lược bền vững”

Trên trang web của Điện Kremlin công bố:
“Tình hữu nghị giữa hai quốc gia không có biên giới, không có vùng cấm trong hợp tác, việc tăng cường hợp tác chiến lược song phương không nhằm vào các nước thứ ba, không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của môi trường quốc tế và những thay đổi tình huống ở các nước thứ ba”.
Tuyên bố về tình hữu nghị giữa hai quốc gia trong bản Tuyên bố chung của Nga và Trung Quốc không chỉ nhằm khẳng định tính độc lập, tự chủ của các quốc gia trong quan hệ quốc tế mà còn là một thông điệp tái phủ định ý đồ buộc các nước nhỏ phải “chọn phe” của Mỹ và phương Tây trong “cuộc cờ toàn cầu hóa” hiện nay. Mặt khác, đó cũng là một thông điệp tái khẳng định rằng, mối quan hệ song phương giữa Nga và Trung Quốc ở bất kỳ cấp độ nào, trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng chỉ là quan hệ song phương chứ không nhằm gây ảnh hưởng đa phương.
“Ở mệnh đề cuối cùng có viết: Mối quan hệ đó “không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của môi trường quốc tế và những thay đổi tình huống ở các nước thứ ba”. Đây chính là sự khẳng định “lòng tin chiến lược bền vững” giữa Liên bang Nga và Trung Quốc”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh với Sputnik.
Cuộc gặp của Bộ trưởng Ngoại giao Nga và Trung Quốc Sergei Lavrov với Vương Nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.01.2022
Nga và Trung Quốc sẽ ngăn chặn sự hỗn loạn ở Trung Á

“Những điểm trong Tuyên bố chung, cả về quan hệ quốc tế, chính trị, kinh tế, …cho cả thế giới thấy rõ rằng, cả hai cường quốc, Liên bang Nga và Trung Quốc đều phủ nhận mô hình trật tự thế giới đơn cực. Và hai nước không phải là đối tác của nhau do tình thế ép buộc, vì tất cả các vấn đề cấp bách của chương trình nghị sự toàn cầu đều là những lĩnh vực hợp tác song phương của hai quốc gia này và đều được đề cập tới trong Tuyên bố chung”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang phát biểu với Sputnik

Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала