Việt Nam là cứ điểm sản xuất mới của thế giới và cuộc soán ngôi hàng “made in China”

© Ảnh : TTXVN phátHoạt động sản xuất đầu năm tại Công ty TNHH Apparel Far Eastern (Việt Nam) đóng Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, thành phố Thuận An (Bình Dương)
Hoạt động sản xuất đầu năm tại Công ty TNHH Apparel Far Eastern (Việt Nam) đóng Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, thành phố Thuận An (Bình Dương) - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.02.2022
Đăng ký
Khi làn sóng tẩy chay và tránh phụ thuộc vào Trung Quốc ngày càng tăng, Việt Nam được chú ý nhiều hơn với kỳ vọng trở thành cứ điểm sản xuất mới của thế giới.
Xuất khẩu của Việt Nam đạt kỷ lục, nhiều mặt hàng “made in Vietnam” soán ngôi hàng “made in China” và ngày càng hiện hữu với số lượng, thị phần lớn trên trường quốc tế, tâm thế, vị thế của hàng hóa Việt Nam nhất là khối FDI ngày càng được nâng cao.

FDI vào Việt Nam tăng

Năm 2021, thu hút FDI của Việt Nam vẫn đạt nhiều tín hiệu tích cực. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, năm qua, thu hút FDI của Việt Nam đạt khoảng 31,15 tỷ USD.
Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh đây là “thành công” của Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát nghiêm trọng.
Theo số liệu cập nhật mới nhất từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/01/2022 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 2,1 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước.
Dây chuyền sản xuất của Công ty cổ phần ngói cao cấp Amado, Khu Tam Dương Tam Dương II, tỉnh Vĩnh Phúc - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.12.2021
FDI Việt Nam 2022: Tiền đến, tiền đi đều có thể lạc quan
Theo cơ quan này, hoạt động đầu tư trong tháng 1 tập trung chủ yếu vào việc phân khai kế hoạch vốn năm 2022, các công trình mới được bố trí vốn năm 2022 đang trong thời gian chuẩn bị hoàn tất các thủ tục, hồ sơ chuẩn bị đầu tư nên khối lượng thực hiện chủ yếu tại các công trình chuyển tiếp.
Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước đạt 4,8% so với kế hoạch năm và tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2021. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam tháng 1/2022 đạt mức khá (1,61 tỷ USD), tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng 1/2022 ước tính đạt 25,3 nghìn tỷ đồng, bằng 4,8% kế hoạch năm và tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 bằng 4,6% và tăng 24,9%).
Số này gồm vốn đầu tư thực hiện do Trung ương quản lý đạt 3,4 nghìn tỷ đồng, bằng 3,4% kế hoạch năm và tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư thực hiện do địa phương quản lý đạt 21,9 nghìn tỷ đồng, bằng 5,2% kế hoạch năm và tăng 8,5%.
Theo Cục Đầu tư với nước ngoài, vốn đăng ký cấp mới có 103 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 388 triệu USD, tăng 119,1% về số dự án và giảm 70,7% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đăng ký điều chỉnh có 71 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 1,27 tỷ USD, tăng 169% và vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 206 lượt với tổng giá trị góp vốn 443,5 triệu USD, tăng 100,9%.
Trong đó có 95 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 51,9 triệu USD và 111 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 391,6 triệu USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam tháng 1/2022, ước tính đạt 1,61 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.
Về quốc gia/vùng lãnh thổ, theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong tháng đầu năm, có 33 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam.
Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 666 triệu USD, chiếm 31,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm nhẹ 2,2% so với cùng kỳ 2021; Hàn Quốc đứng thứ hai với trên 481 triệu USD, chiếm gần 23% tổng vốn đầu tư, tăng gần 5 lần so với cùng kỳ. Trung Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 451 triệu USD, chiếm gần 21,5% tổng vốn đầu tư, giảm 27% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan (Đài Bắc Trung Hoa).
Thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.11.2021
FDI: Có lý do để nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục rót tiền vào Việt Nam
Xét về số lượng dự án, theo Cục Đầu tư nước ngoài, Hàn Quốc là đối tác có nhiều nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư và góp vốn mua cổ phần nhất trong tháng đầu năm này, chiếm 19,4% số dự án mới, 26,8% số lượt điều chỉnh và 35,4% số lượt góp vốn.
Về địa bàn đầu tư, trong tháng 1/2022, Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn FDI đăng ký trên 448 triệu USD, chiếm 21,3% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp gần 30 lần so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, Nghệ An mặc dù không thu hút được dự án mới, song với 2 dự án điều chỉnh vốn quy mô lớn, Nghệ An xếp thứ hai với 400 triệu USD, chiếm trên 19% tổng vốn đầu tư cả nước. Tiếp theo lần lượt là Bắc Ninh, Long An, Phú Thọ…
Nếu xét về số dự án mới, nhà đầu tư ngoại vẫn tập trung đầu tư nhiều tại các thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi như TP.HCM và Hà Nội. Trong đó, TP.HCM dẫn đầu về số dự án mới, chiếm gần 38%, số lượt dự án điều chỉnh gần 17% và góp vốn mua cổ phần hơn 71%.
Trong tháng 1, các dự án FDI điều chỉnh tăng vốn đáng lưu ý là dự án nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện (Trung Quốc) điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 260 triệu USD tại Nghệ An.
Dự án thương mại và dịch vụ GE Việt Nam (Hàn Quốc), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 216,9 triệu USD tại Bắc Ninh và dự án nhà máy sản xuất linh kiện điện tử (JNTC - Hàn Quốc), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 163 triệu USD tại Phú Thọ.

Đại gia FDI thế giới đặt niềm tin ở Việt Nam

Với việc các dự án FDI đầu tư mới, điều chỉnh tăng vốn hàng trăm triệu đô ngay những ngày đầu năm 2022 cho thấy niềm tin của nhà đầu tư vào triển vọng phục hồi kinh tế Việt Nam.
“Vốn đầu tư đăng ký mới tuy giảm so với cùng kỳ do không có nhiều dự án quy mô lớn song số lượng dự án đầu tư mới lại tăng mạnh, gấp 2,2 lần so cùng kỳ cho thấy niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư của Việt Nam”, theo Cục Đầu tư nước ngoài.
Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng khẳng định, Việt Nam có rất nhiều triển vọng thu hút FDI mặc dù dịch bệnh còn diễn biến phức tạp.
“Hiện tại, Việt Nam đón đầu dòng vốn đầu tư tái định vị sản xuất của nhiều công ty đa quốc gia, doanh nghiệp trong nước có cơ hội được tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu”, ông Hoàng nói.
Theo Cục trưởng Đỗ Nhất Hoàng, dự kiến đầu tư nước ngoài vẫn tăng trưởng và sẽ bứt phá trong năm 2022 khi các quốc gia đang dần mở cửa nền kinh tế, thích ứng với điều kiện bình thường mới.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.10.2021
Các “ông lớn” FDI như Apple, Intel, Foxconn muốn mở rộng sản xuất ở Việt Nam
Đồng quan điểm, GS.TS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) nhận định, năm 2022, Việt Nam có thể thu hút được 40 tỷ USD vốn đăng ký và vốn thực hiện đạt khoảng 21-22 tỷ USD. Như đã thấy, Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất hàng đầu của rất nhiều “ông lớn” FDI thế giới.
Ngoài gã khổng lồ Samsung, Nokia hay Intel, vừa qua, liên tục hàng loạt dự án sản xuất của các tập đoàn lớn hay được ủy quyền như Foxconn, Pegatron (chuyên sản xuất, lắp ráp linh kiện cho Apple), Wistron, LEGO cũng đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam.
Quyết định của Panasonic chuyển nhà máy sản xuất tủ lạnh và máy giặt tại Thái Lan sang Việt Nam cũng chứng minh xu hướng chuyển dịch toàn cầu ngày càng mạnh mẽ. Bất chấp những khó khăn trong năm 2021 vừa qua, giới đầu tư không đánh mất niềm tin vào Việt Nam, nhiều đơn vị đã hiện diện lâu năm cũng đều lên kế hoạch mở rộng sản xuất, khẳng định cam kết làm ăn lâu dài ở quốc gia Đông Nam Á này.
Điển hình như Tập đoàn Samsung Việt Nam đang vận hành 6 nhà máy sản xuất tại các tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên và TP.HCM cùng một pháp nhân bán hàng. Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam Choi Joo Ho nêu rõ trong kế hoạch phát triển, Việt Nam không chỉ là cứ điểm sản xuất trọng điểm toàn cầu mà sẽ còn trở thành trung tâm chiến lược về nghiên cứu phát triển mới.
“Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất toàn cầu với chiến lược đầu tư lâu dài và Hà Nội trở thành nơi đặt trung tâm R&D lớn nhất Đông Nam Á của Samsung”, báo cáo kết quả kinh doanh năm 2021 của Samsung Việt Nam khẳng định.
Như đã biết, Samsung Việt Nam đang xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển mới tại Hà Nội với quy mô đầu tư lên tới 220 triệu USD, dự kiến khánh thành vào cuối năm 2022, tập trung nghiên cứu những xu hướng công nghệ mới của thế giới như AI, Big Data, IoT...
Như Sputnik thông tin, lãnh đạo Tập đoàn hàng không vũ trụ hàng đầu thế giới Airbus đã khẳng định cam kết hiện diện lâu dài tại Việt Nam sau 30 năm đồng hành cùng đất nước trong các lĩnh vực hàng không dân sự, trực thăng quân sự, công nghệ quốc phòng, vệ tinh vũ trụ ở quốc gia Đông Nam Á này.
“Việt Nam vẫn là thị trường trọng điểm của Airbus trong các lĩnh vực máy bay thương mại, quốc phòng, hàng không vũ trụ và máy bay trực thăng”, bà Hoàng Tri Mai, Tổng Giám đốc mới được bổ nhiệm của Airbus Việt Nam nêu rõ.
Ngoài ra, đại diện tập đoàn Nike tại Việt Nam cũng chia sẻ với truyền thông quốc tế rằng với chiến lược sống chung an toàn với dịch bệnh và độ phủ vaccine cao tại Việt Nam, Nike vẫn đặt niềm tin và lạc quan với chuỗi cung ứng không còn bị đứt đoạn.
Ba dự án FDI lớn “xông đất” đầu năm Nhâm Dần 2022, gồm Dự án nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện của Tập đoàn Goertek (Hồng Kông, Trung Quốc) tại Khu công nghiệp WHA ở Nghệ An được điều chỉnh tăng vốn đầu tư từ 100 triệu USD lên 500 triệu USD; Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử (JNTC - Hàn Quốc), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 163 triệu USD tại Phú Thọ; Dự án thương mại và dịch vụ GE Việt Nam (Hàn Quốc), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 216,9 triệu USD đã một lần nữa khẳng định tín hiệu tích cực về thu hút vốn FDI của Việt Nam.

Việt Nam đang trên đà thành cứ điểm sản xuất toàn cầu mới

Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, năm 2021, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam đạt 57,54 tỷ USD, tăng 12,4% so với năm 2020.
Mức kỷ lục này trở thành “kỳ tích xuất khẩu” của nhóm sản phẩm này từ trước đến nay của Việt Nam. Cần nhắc lại rằng, nếu như năm 2010, xuất khẩu điện thoại và linh kiện mới chỉ đạt 2,3 tỷ USD thì đến nay kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm này đã tăng 25 lần lên mức trên 57 tỷ đô la.
Cửa hàng sản phẩm Samsung tại Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.09.2021
FDI, nền kinh tế và ổn định chính trị, vì sao Samsung sẽ không rời bỏ Việt Nam?
Cũng như Sputnik đã đề cập, động lực lớn tạo thành thành công này của Việt Nam chính là Samsung. Doanh thu Samsung Việt Nam năm qua xấp xỉ mức 20% GDP của đất nước Đông Nam Á này. Samsung Việt Nam năm 2021 đạt doanh thu 74,2 tỷ USD, tăng 14% và kim ngạch xuất khẩu đạt 65,5 tỉ USD, tăng 16% so với năm 2020. Tính đến hết năm 2021, tổng vốn đầu tư lũy kế của Samsung tại Việt Nam là 18 tỷ USD, đạt 102% so với vốn đầu tư được phê duyệt vào năm 2020 là 17,7 tỷ USD.
Samsung Việt Nam cho biết tập đoàn cũng gặp phải một số khó khăn khi trong năm vừa qua, các nhà máy và nhà cung ứng đặt tại các địa phương có sự bùng phát dịch Covid-19 mạnh mẽ và phải thực hiện một số biện pháp phòng dịch quyết liệt. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ toàn diện của Chính phủ Việt Nam và chính quyền các địa phương nơi Samsung và các nhà cung cấp đặt nhà máy, nên những khó khăn này đã nhanh chóng được giải quyết để đảm bảo hoạt động sản xuất không bị gián đoạn.
Đặc biệt, Samsung cam kết không thay đổi chiến lược kinh doanh tại Việt Nam. Như đã biết, hơn 50% sản lượng điện thoại Samsung toàn cầu được sản xuất tại Việt Nam. Các sản phẩm di động thông minh sản xuất tại các nhà máy Samsung ở Việt Nam đang được xuất khẩu đến 128 quốc gia và vùng lãnh thổ, tỷ lệ hàng hóa điện thoại “made in Vietnam” ngày càng tăng trên thị trường toàn cầu.
Đâu chỉ có điện thoại, cuối năm ngoái, báo chí và giới chuyên gia còn bình luận nhiều về việc Việt Nam chính thức thay thế Trung Quốc là cứ điểm sản xuất toàn cầu lớn nhất của Nike.
Theo đó, CNBC dẫn báo cáo tài chính của tập đoàn chuyên về sản phẩm thể thao hàng đầu thế giới Nike cho biết, năm 2021 Việt Nam sản xuất cho Nike chiếm 51% sản lượng toàn cầu của hãng, trong khi tỷ lệ này tại Trung Quốc đã giảm xuống còn 21%. Xu hướng chuyển dịch toàn cầu đã gây nên hiện tượng từ “made in China”, hàng hóa của Nike và nhiều hãng giày, may mặc thế giới đã chuyển thành “made in Vietnam”.
Nay câu chuyện đã đổi khác. Qua từng giai đoạn, tỷ lệ xưởng sản xuất ở Việt Nam của Nike không ngừng tăng lên. Thống kê cho thấy, năm 50% sản phẩm giày Nike được sản xuất tại Việt Nam và năm 2021, tỷ lệ này tăng lên 51%. Đồng thời, tỷ lệ sản xuất của Trung Quốc đã giảm dần từ 35% năm 2006 xuống còn 21% vào năm 2021.
Thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.09.2021
FDI vào Việt Nam, gió đã đổi chiều?
Như vậy, Việt Nam đã chính thức vượt xa Trung Quốc, trở thành cơ sở sản xuất chính cho thương hiệu này. Ngay cả đối thủ của Nike là Adidas cũng đi theo hướng tương tự, với 40% sản lượng giày dép được sản xuất ở Việt Nam. Ngoài ra, từ năm 2013, Việt Nam đã thay thế Trung Quốc trở thành cơ sở sản xuất ớn nhất các sản phẩm giày Adidas.
Giới chuyên gia cho rằng, việc đơn hàng ngày càng tăng chủ yếu do nguồn lao động dồi dào, kỹ năng tay nghề cao và ổn định, đảm bảo được chất lượng sản phẩm theo yêu cầu từ đối tác. Hệ thống nhà máy được đầu tư ở Việt Nam rất tốt, chi phí lao động vẫn đang ở mức cạnh tranh dù có tăng trong những năm qua.

Là ngôi sao đang lên nhưng Việt Nam vẫn chịu sự cạnh tranh rất lớn

Như đã thấy, không chỉ Samsung, LG, Apple, Intel… nhiều nhà đầu tư nước ngoài đều thấy rằng, Việt Nam đang cung cấp một môi trường đầu tư hấp dẫn như nguồn lao động dồi dào, tình hình chính trị xã hội ổn định, cơ sở hạ tầng sản xuất và lưu thông cùng các ưu đãi đầu tư.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2020, đa số doanh nghiệp FDI tiếp tục coi Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn, với lợi thế chính trị ổn định, thủ tục hành chính dần thông thoáng, thanh kiểm tra và chi phí không chính thức đã giảm bớt.
Công ty Optrontec Vina khu công nghiệp Bá Thiện 2, Vĩnh Phúc là công ty 100% vốn Hàn Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.09.2021
‘Không phải chuyện đùa’: FDI sẽ rời Việt Nam nếu chậm mở cửa kinh tế
Đồng thời, những thành công ban đầu trong việc kiểm soát dịch bệnh, chính trị ổn định, môi trường kinh doanh không ngừng cải thiện, cùng các điều kiện khuyến khích thương mại và đầu tư quốc tế đã đưa Việt Nam trở thành điểm sáng thu hút FDI.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư FDI đang ngày càng quyết liệt, đặc biệt là giữa các quốc gia có điều kiện tương đồng Việt Nam như Ấn Độ, Indonesia.
“Việt Nam sẽ chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để thu hút đầu tư”, ông Dũng khẳng định.
Các nhà làm chính sách của Việt Nam sẽ rà soát, bổ sung quỹ đất sạch; rà soát lại quy hoạch điện; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; bổ sung chính sách để phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Đặc biệt, Việt Nam cũng sẽ “kén chọn” nhà đầu tư hơn dựa vào chất lượng thay vì số lượng thông qua việc xây dựng các quy định, tiêu chuẩn như một bộ lọc mới nhằm lựa chọn các nhà đầu tư FDI có công nghệ tiên tiến, có khả năng chống chịu sức ép từ bên ngoài để phát triển bền vững và bảo đảm an ninh quốc gia.
Bộ trưởng Dũng cho biết, cơ quan chức năng cũng ẽ chủ động lên danh sách các doanh nghiệp đang có quan tâm đến đầu tư tại Việt Nam để tiếp cận, trao đổi, mời vào đầu tư.
TS. Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho hay, Việt Nam được đánh giá là một trong 20 quốc gia có đầu tư nước ngoài ấn tượng nhất. So với các quốc gia trong khu vực ASEAN, Việt Nam cũng là quốc gia có thứ hạng cao trong việc thu hút đầu tư nước ngoài FDI. Tuy nhiên, trong cuộc trao đổi với Lao động, ông Toàn cũng lưu ý, khi nói về sự chuyển dịch đầu tư, hiện đầu tư trực tiếp từ Mỹ hoặc EU vào Việt Nam không thể sánh được với Trung Quốc. Thế nhưng, nguồn vốn từ các nhà đầu tư Mỹ thông qua các kênh khác vào Việt Nam trong thời gian vừa qua cũng khá lớn.
Phun khử khuẩn phòng chống COVID-19 tại phân xưởng A nơi công nhân A làm việc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.06.2021
Vì sao Việt Nam là ‘đối thủ đáng gờm’ đe dọa nguồn FDI của Trung Quốc?
Dẫn chứng câu chuyện của Samsung, ban đầu khởi điểm chỉ là 560 triệu đô ở Bắc Ninh, đến nay trên 18 tỷ đô la Mỹ, ông Toàn cho rằng, chỉ 8 năm thôi nhưng tỷ lệ đầu tư của Samsung tại Việt Nam tăng lên hơn 20 lần, sử dụng đến 157.000 lao động. Trong đó, có một dự án rất quan trọng là Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển mới tại Việt Nam (R&D) tại Hà Nội, sử dụng hơn 2.000 kỹ sư phần mềm của Việt Nam và đây là một con số vô cùng ấn tượng, một kết quả rất tích cực.
Theo vị chuyên gia, xu hướng này sẽ tiếp tục phổ biến hơn, thực tế đang ngày càng có nhiều doanh nghiệp đa quốc gia tìm cách xây dựng cơ sở sản xuất tại Việt Nam.
“Thậm chí, một số ý kiến cho rằng, Việt Nam như là “ngôi sao đang lên” của các chuỗi sản xuất cung ứng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, TS. Nguyễn Văn Toàn nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала