Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Bộ trưởng Quốc phòng Australia: không được nhường Biển Đông cho Trung Quốc

© AP Photo / Rod McGuirk Bộ trưởng Quốc phòng Úc Peter Dutton
 Bộ trưởng Quốc phòng Úc Peter Dutton - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.02.2022
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Úc và các đồng minh của họ sẽ gặp khó khăn nếu Trung Quốc, nước trước đây đã nhận được cơ hội củng cố tiềm lực quân sự ở Biển Đông, không vấp phải sự phản đối, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Peter Dutton nói với tờ báo The Sydney Morning Herald hôm thứ Hai.

Bộ trưởng nói: "Nếu chúng ta tiếp tục đi theo quỹ đạo này, thì tôi nghĩ chúng ta sẽ thua trong thập kỷ tới. Và cảm giác của tôi là chúng ta cần thành thật hơn về điều này".

Theo ông, Hoa Kỳ và các đồng minh trước đây đã "im lặng đồng ý" với các hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông, khu vực vốn là đối tượng của tranh chấp lãnh thổ giữa một số quốc gia, do đó Trung Quốc đã xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông, triển khai các căn cứ quân sự trên các rạn san hô và nắm quyền kiểm soát 20% vùng biển này.
Hải quân Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản tập trận ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.02.2022
Biển Đông
Luật Mỹ chống Trung Quốc ảnh hưởng thế nào đến tình hình Biển Đông?

"Tôi nghĩ rằng chúng ta đã mất rất nhiều thời gian khi Trung Quốc nhận được sự đảm bảo về khả năng hoạt động ở Biển Đông", - ông Dutton nói.

Đồng thời, ông bày tỏ tin tưởng rằng trước năm 2038 Australia sẽ nhận được tàu ngầm hạt nhân căn cứ thỏa thuận dựa trên quan hệ đối tác an ninh ba bên AUKUS gồm Mỹ, Anh và Australia.

Cuộc gặp mặt của bộ tứ Quad

Tờ báo giải thích rằng những tuyên bố này được đưa ra trước khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tới Úc và sẽ tham dự cuộc họp của bộ tứ Quad - cuộc đối thoại chiến lược của Úc, Ấn Độ, Hoa Kỳ và Nhật Bản về các vấn đề an ninh ở Ấn Độ- Vùng Thái Bình Dương.
Trong khi đó, tờ The Sydney Morning Herald lưu ý rằng các chuyên gia an ninh ngày càng nghi ngờ về việc liệu Australia có đủ lực lượng quân sự đủ để duy trì sự ổn định trong khu vực hay không. Tình trạng khó khăn trên có thể gia tăng và những năm tới trong bối cảnh dân số và nền kinh tế của Úc giảm so với các nước láng giềng ở châu Á.

Tranh chấp Biển Đông

Căng thẳng trên Biển Đông vẫn tiếp diễn trong nhiều năm do yêu sách của một số nước trong khu vực đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Các quốc gia liên quan đến tranh chấp quyền sở hữu vùng lãnh thổ này là Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ quần đảo. Ngoài vị trí chiến lược nằm ở ngã tư của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa còn được các chuyên gia đánh giá là nơi tập trung trữ lượng dầu và khoáng sản lớn. Tại các Hội nghị, họp báo quốc tế, Bộ Ngoại giao Việt Nam luôn thể hiện rõ lập trường của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, Hà Nội nhiều lần tái khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Theo đó, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông, vốn đã được xác lập phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) cũng như Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên COC.
Tàu khu trục tên lửa Benfold  - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.01.2022
Biển Đông
Bắc Kinh lại tố Mỹ xâm phạm lãnh hải "Trung Quốc"
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала