Nga-ASEAN gắn kết, Việt Nam hưởng lợi

© Sputnik / Foreign Ministry of the Russian Federation / Chuyển đến kho ảnhMaria Zakharova
Maria Zakharova  - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2022
Đăng ký
Thông tin về lễ khai mạc năm chéo hợp tác khoa học - kỹ thuật giữa Nga và ASEAN, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhấn mạnh, Nga- ASEAN kỳ vọng đưa quan hệ Đối tác chiến lược lên tầm cao mới.
Trong khi Nga và ASEAN đã thông qua Kế hoạch Hành động toàn diện nhằm thực hiện quan hệ đối tác chiến lược song phương giai đoạn 2021–2025, hợp tác Liên bang Nga - Việt Nam được dự báo sẽ ghi nhận nhiều bước phát triển tích cực hơn nữa.

Nâng quan hệ Nga – ASEAN lên tầm cao mới

Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 9/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Liên bang Nga Maria Zakharova đề cập đến tiềm năng đưa quan hệ đối tác chiến lược Nga với ASEAN lên một tầm cao mới đặc biệt thông qua việc khai mạc năm chéo đặc biệt.
Theo đó, hôm qua, ngày 9/2, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga đã trả lời cụ thể về lễ khai mạc năm hợp tác khoa học – kỹ thuật giữa Nga và ASEAN, sự kiện dự kiến được tổ chức vào ngày 14/2 tới đây.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tại phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.01.2022
Ngoại trưởng Lavrov nói về quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga và ASEAN
Theo người phát ngôn, lễ khai mạc năm hợp tác khoa học và kỹ thuật giữa Liên bang Nga với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ được tổ chức thông qua qua cầu truyền hình (do ảnh hưởng của dịch bệnh).
“Sự kiện có sự tham dự của nhiều lãnh đạo cấp cao thuộc Bộ Giáo dục và Khoa học Liên bang Nga cùng đại diện quan chức, người đứng đầu ban ngành liên quan đến từ 10 nước ASEAN”, bà Maria Zakharova cho hay.
Theo phát ngôn viên Zakharova, quyết định tổ chức “năm chéo này” được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm Nga-ASEAN năm 2021 theo sáng kiến đề xuất ​​của phía Nga.
Trong năm nay, trong khuôn khổ năm chéo, sẽ có một số hội nghị, hội thảo chuyên đề, đối thoại bàn tròn và giao lưu kinh tế thương mại về đa dạng nhiều chủ đề mà Nga và ASEAN cùng quan tâm.
Trong đó, nổi bật là các chủ đề như y học, sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hòa bình, hợp tác đảm bảo an ninh năng lượng, kinh tế số và cách mạng công nghệ, giáo dục, phát triển sinh thái – môi trường… sẽ được tổ chức tại Nga cùng với những quốc gia của ASEAN.
Cờ ASEAN - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.10.2021
Nga và ASEAN nhất trí đảm bảo tự do hàng hải và an toàn trên biển
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ, các dự án hợp tác song phương sẽ nhằm phát triển quan hệ hữu nghị Nga-ASEAN đối với những ngành công nghiệp sáng tạo, công nghệ cao và lĩnh vực dịch vụ chuyên sâu về tri thức – sản xuất hàng hóa (thâm dụng tri thức).
“Việc thực hiện chương trình năm chéo phong phú đa dạng này sẽ không chỉ giúp củng cố quan hệ hữu nghị tốt đẹp hiện có trong từng lĩnh vực mà còn góp phần đưa quan hệ Đối tác chiến lược Nga- ASEAN lên tầm cao mới”, bà Maria Zakharova khẳng định.

Nga – ASEAN hợp tác vượt qua thách thức phi truyền thống

Tại họp báo ngày qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cũng thông tin về cuộc họp sắp tới của Ngoại trưởng Sergey Lavrov với các thành viên Ủy ban ASEAN ở thủ đô Moskva.
Theo bà Zakharova, ngày 17/2 sẽ diễn ra cuộc họp, thảo luận làm việc chung giữa Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và các Đại sứ - thành viên Ủy ban Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Moskva.
Được biết, sự kiện quan trọng này sẽ tập trung vào việc triển khai các quyết định của Hội nghị cấp cao Nga - ASEAN đặc biệt kỷ niệm 30 năm quan hệ Nga- ASEAN (vốn đã được tổ chức vào hồi tháng 10 năm 2021 vừa qua).
Bộ Ngoại giao Nga  - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.10.2021
Bộ Ngoại giao Nga cho biết về nguy cơ suy yếu thẩm quyền của ASEAN và chạy đua vũ trang vì AUKUS
Dự kiến, tại phiên làm việc này, Ngoại trưởng Lavrov cùng các Đại sứ sẽ thảo luận những bước quan trọng để xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược với Hiệp hội trong các lĩnh vực chính trị, thương mại, kinh tế và văn hóa xã hội.
Theo bà Maria Zakharova, Nga – ASEAN cũng cần đặc biệt chú ý đến các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm như ứng phó với thách thức và mối đe dọa hiện đại, bao gồm cả trong lĩnh vực dịch bệnh.
“Trong khuôn khổ chương trình nghị sự, chúng tôi sẽ cùng trao đổi quan điểm về một số vấn đề thời sự quốc tế và khu vực, bao gồm cả nội dung tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương”, người phát ngôn nhấn mạnh.

Nga và ASEAN gắn kết và không có đối đầu

Thời gian qua, quan hệ Nga – ASEAN phát triển tích cực.
Trên thực tế, Nga và ASEAN không có đối đầu trực tiếp hay có bất kỳ mâu thuẫn hoặc tranh chấp nghiêm trọng nào.
Nga và ASEAN đều cùng chia sẻ quan điểm về nhiều vấn đề khu vực và quốc tế, khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Đồng thời, hai bên đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và tăng trưởng bao trùm ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cũng như trên toàn thế giới.
Quốc kỳ các nước thành viên ASEAN tại Trung tâm hội nghị Sochi. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.09.2021
Nga và các nước thành viên ASEAN thảo luận về hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng
Hồi tháng 10/2021, tại Thượng đỉnh đặc biệt Nga – ASEAN, các bên đã thông qua Kế hoạch Hành động toàn diện nhằm thực hiện quan hệ đối tác chiến lược giữa ASEAN và Liên bang Nga giai đoạn 2021–2025.
Hai bên xác định các ưu tiên cùng nhiều biện pháp thực hiện nhằm phát huy đầy đủ tiềm năng của quan hệ đối tác trong tất cả các lĩnh vực cùng quan tâm vì thịnh vượng chung và hòa bình thế giới.
Cũng trong khuôn khổ Kế hoạch này, Nga và ASEAN nhất trí tăng cường quan hệ đối thoại và hợp tác trên nhiều lĩnh vực, bao gồm chính trị, an ninh, quân sự, kinh tế, hợp tác văn hóa - xã hội, khoa học công nghệ, chuyển giao vaccine Covid-19 (Sputnik V, Sputnik Light…) hợp tác phát triển, đồng thời cam kết thúc đẩy quan hệ đối tác vì lợi ích của các bên cùng có lợi.
Đầu tháng 12 năm ngoái, Hải quân các nước ASEAN và Nga tiến hành cuộc tập trận chung đầu tiên kéo dài 3 ngày ở ngoài khơi tỉnh Bắc Sumatra của Indonesia.
Đây là sự kiện hợp tác quân sự quan trọng nhằm tăng cường khả năng phối hợp hành động trong khu vực hàng hải chiến lược ở Biển Đông cũng như vùng biển Thái Bình Dương.
Tham dự tập trận chung Nga – ASEAN có tàu chiến, tiêm kích các nước Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Myanmar và Brunei.
Tiếp đó, trong tháng 1/2022, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN-Liên bang Nga lần thứ nhất, các bên ra tuyên bố chung 8 điểm.
Trong đó, Nga - ASEAN nhấn mạnh cam kết đẩy nhanh quá trình phục hồi du lịch ở ASEAN và Nga sau đại dịch.
Đồng thời, Hội nghị cũng nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác song phương trong lĩnh vực du lịch trong khuôn khổ Kế hoạch Công tác hợp tác du lịch ASEAN - Nga giai đoạn 2022-2024.
Cờ ASEAN - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.08.2021
Đại diện thường trực LB Nga: ASEAN mất vai trò ở Thái Bình Dương vì nhường bước cho các nước phương Tây
Hai bên cũng khuyến khích giao lưu nhân dân, khuyến khích hợp tác vì du lịch bền vững và toàn diện ở ASEAN và Nga.
Ở các diễn đàn đa phương, lãnh đạo và các quan chức cấp cao của Nga luôn bày tỏ quan điểm ủng hộ tăng cường hợp tác với ASEAN.
Điển hình như hôm 26/1 vừa qua, phát biểu trước các nghị sĩ Duma Quốc gia Nga, Ngoại trưởng Lavrov cho rằng, Nga quan tâm mở rộng tương tác với phần lớn các đối tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm ASEAN.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh, hợp tác với ASEAN đang phát triển nhanh chóng. Bên cạnh đó, Moskva ủng hộ vai trò hàng đầu của ASEAN trong việc giải quyết tình hình căng thẳng hiện nay như chính biến Myanmar.
Tổng thống Putin đã phê duyệt bản cập nhật về Chiến lược An ninh quốc gia Nga giữa năm 2021 trong đó nhấn mạnh hợp tác đa phương với các nước, gồm cả Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
Phát biểu gần đây với giới chức ngoại giao Nga, ông Putin cho rằng, hợp tác của Nga với ASEAN đóng góp tích cực vào việc duy trì ổn định và an ninh, cũng như đảm bảo sự phát triển bền vững ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Việt – Nga tăng trưởng thương mại tích cực

Cần lưu ý rằng, Nga – ASEAN càng gắn kết, Việt Nam sẽ càng hưởng lợi.
Việt Nam là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á mà Nga có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Đối thoại chính trị ở cấp cao và cấp cao nhất luôn diễn ra ở cường độ cao.
Lãnh đạo Việt Nam – Liên bang Nga tin tưởng nhau, đồng thời, thường xuyên gặp gỡ bên lề các sự kiện đa phương.
Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên mà Liên minh Kinh tế Á-Âu, trong đó có Nga, ký kết Hiệp định Thương mại tự do (tháng 5/2015).
Bắt tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.01.2022
Năm 2022, Nga sẽ cử phái đoàn kinh doanh đến Việt Nam và các nước SNG
Lãnh đạo Nga và Việt Nam luôn khẳng định hướng tới mục tiêu làm sâu sắc hơn quan hệ Hà Nội – Moskva.
Theo thống kế của Hải quan Nga, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong giai đoạn từ tháng 1-11/2021 giữa Việt Nam và Nga đạt 6,3 tỷ USD, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là tín hiệu rất tích cực, bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Tại Triển lãm Quốc tế Thực phẩm, đồ uống và nguyên vật liệu sản xuất lần thứ 29 (Prodexpo-2022) diễn ra ở Moskva ngày 9/2, ông Dương Hoàng Minh, Tham tán Thương mại Việt Nam tại LB Nga cho TTXVN biết cụ thể về mức kim ngach thương mại hai chiều Việt – Nga với xu hướng tích cực.
Theo thống kế của Hải quan Nga, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong giai đoạn từ tháng 1-11/2021 giữa Việt Nam và Nga đạt 6,3 tỷ USD, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đạt 4,5 tỷ USD, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm trước.
Các mặt hàng có nguồn gốc thực vật Việt Nam xuất khẩu sang Nga đạt 282 triệu USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm trước.
Nổi bật như nguồn hàng cà phê của Việt Nam đạt 153 triệu USD, tăng trưởng 20%, các loại quả, hạt xuất khẩu đạt 75,5 triệu USD, tăng khoảng 38%.
Thịt heo - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.10.2021
Thêm 2 doanh nghiệp Nga được quyền xuất khẩu thịt sang Việt Nam
Xoài sấy Việt Nam lại trở thành mặt hàng có tăng trưởng tốt trong thời gian gần đây. Trong giai đoạn từ tháng 1-11/2021, kim ngạch xuất khẩu xoài sấy của Việt Nam sang Nga đạt 9,1 triệu USD, tăng trên 10% so với cùng kỳ năm trước và chiếm đến hơn 92% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này Nga.
Trong khi đó theo thống kê của Nga năm 2017, tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng xoài sấy và các sản phẩm trái cây sấy vào Nga chỉ đạt 202.000 USD.
Trong năm 2022 này, khi kinh tế hai nước hồi phục, dự kiến, trao đổi thương mại Việt – Nga sẽ tăng hơn nữa. Hà Nội và Moskva cũng tiếp tục đối thoại và hợp tác chính trị chuyên sâu về một số chủ đề và lĩnh vực chính theo tinh thần Tuyên bố Tầm nhìn chung về phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đến năm 2030, được thông qua trong chuyến thăm Nga của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vào cuối năm 2021 vừa qua.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала